Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chứng đảo kinh
Chứng đảo kinh
29/12/2016

Đảo kinh là đàn bà không thấy hành kinh, mà định kỳ phát sinh chảy máu mũi, hoặc thổ huyết.

Trần Lương Phủ nói: Đương khi hành kinh mà bị việc gì kinh sợ, huyết khí sẽ lẫn lộn đi càn, dồn ngược lên bộ phận trên, ra đường miệng mũi.

Diệp Dĩ Tiềm nói: Có khi kinh nguyệt đi lên miệng mũi, đó là do hỏa dồn huyết lên, khí loạn mà gây nên.

Lý Thời Trân: Kinh của phụ nữ, có khi đến kỳ chỉ thổ huyết, nục huyết, hoặc huyết ra ở tai, mắt...như vậy gọi là đảo kinh.

Phó Thanh Chủ nói: Trước khi hành kinh một ngày, có người bỗng dưng đau bụng, mà thổ ra huyết, đến nỗi huyết không dẫn xuống mà chỉ dồn lên...phần nhiều cho là hỏa đến cực độ, có biết đâu chỉ là tại Can khí ngược lên đấy thôi. Can không tàng huyết chỉ là do Thận không nạp khí. Nhưng sở dĩ kích động đến như vậy, thì chính là Can làm chủ vấn đề. Cho nên phép chữa cần phải "thuận khí bình Can", không cần phải ích tinh để bổ Thận. Tuy nhiên gặp trường hợp điên đảo lẫn lộn đến như vậy. Thận khí cũng không khỏi bị vạ lây... nên ở trong phương pháp thuận khí cũng nên chiếu cố tới vấn đề "nạp khí" một đôi chút.

Y Tông kinh giám nói: Đàn bà kinh nguyệt đi ngược, ngược lên bộ phận trên là thổ huyết, nục huyết... đều bởi nhiệt thịnh cả. 

Thương Toán Triết nói: Phụ nữ có người hàng tháng chỉ nục huyết, hoặc thổ huyết mà không hành kinh.

Trương Sơn Lôi nói: Chứng đảo kinh cũng có khi gọi là nghịch kinh...Nó là một tình trạng chỉ có thăng không có giáng, đường đi trái ngược...phần nhiều là do âm hư ở dưới, dương nổi lên trên.

Chứng bệnh này khi đi khám thường hay chuẩn nhầm thành Phế lao.

Châm cứu chữa đảo kinh: Thượng tinh, Cách du, Xích trạch, Nghinh hương, Tỳ du. 


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >