Trang chủ arrow Dược học arrow Những vị thuốc từ cây tre
Những vị thuốc từ cây tre
22/12/2016

1. Đạm trúc diệp

Tục gọi là Lá trúc nhỏ, vị cay ngọt, tính mát, hàn, không độc, trừ đàm nhiệt, đau đầu, mất ngủ, hư phiền. Loài trúc rất nhiều, làm thuốc thì dùng Đạm trúc, cây nhỏ mà to mắt, giữa từng đốt có rãnh dọc là đúng.

2. Trúc nhự

Tục gọi là Tinh tre, vị ngọt nhạt, tính hơi hàn không độc, trị phổi khô héo, mửa, thương hàn, không ngủ, động thai và chỉ huyết. Không có trúc nhự thì dùng măng tre cũng được, cạo lấy vỏ trắng mà dùng.

3. Trúc lịch

Tục gọi là nước Tre non, vị ngọt, tính hàn, không độc, công dụng rất chóng, thanh đàm, giáng hỏa, trị phong cuồng, giải nhiệt, trừ phiền. Khi dùng chọn thứ non xanh, đang có phấn trắng, lấy dao cắt đoạn, lấy viên gạch đặt nghiêng trên lửa mà đốt cho nó chảy nước, ghé bát hứng lấy, hoặc dùng gừng giã nát lấy nước hòa vào một ít, thì nó đưa suốt vào kinh mạch. Như không có trúc, dùng mầm non tre cũng được.

4. Trúc hoàng

Tục gọi là Phấn trong cây nứa, vị ngọt, tính hàn, không độc, hòa tạng phủ, trừ phong, trấn tĩnh tâm thần, chữa trẻ con bị kinh, đi lỵ, trúng đàm, không nói được, công hiệu rất rõ rệt. Có tên là Thiên trúc hoàng, ở trong ruột nứa hoặc trắng như phấn, hoặc vàng như đất, người ta chẻ nứa ra thường thấy có. 


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >