Trang chủ arrow Tản mạn arrow Thông thiên giác
Thông thiên giác
07/01/2014

 

 

 


  Rợ Tây Nam di, có giống tê lạ, có ba sừng, đêm đi sáng như bó đuốc, ánh sáng chiếu ra đến mấy mươi bước. Các vua chúa quý sừng nó là của lạ, dùng làm châm cài đầu, có thể tiêu trừ được khí độc. Sách Giao Châu ký chép: Ở huyện Cửu Đức, có giống tê, lông nó như lông lợn rừng; chân có ba móng; đầu như đầu ngựa, có hai sừng, cái ở trên đỉnh đầu thì dài, cái ở trên trán thì ngắn. Thông thiên tê, sừng có thớ trắng, như sợi dây. Lấy sừng ấy, khuấy vào thuốc độc, thì thấy sủi bọt trắng, mà hết cả độc. Hoặc bị trúng tên độc, cắm sừng ấy vào chỗ đau, lập tức khỏi ngay. Sừng tê có vằn như hình con cá, gọi là túc văn (vằn thóc); trong vằn có mắt gọi là túc nhỡn (mắt thóc); trong chỗ đen có hoa vàng, gọi là chính thấu (soi suốt thẳng); trong chỗ vàng có hoa đen, gọi là đảo thấu (soi suốt ngược lại); trong hoa, gọi là trùng thấu (soi suốt hai lần). Sừng tê như thế gọi là thông thiên tê, là sừng tê tốt hơn nhất cả. Còn thứ sừng tê, hoa nó như vết sặc sỡ của tiêu đậu (đậu nhỏ), là loài sừng tê thứ hai.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >