Trang chủ arrow Bài viết arrow Tiêu khát (tiểu đường)
Tiêu khát (tiểu đường)
21/02/2013

Thượng tiêu tiêu khát (cao tiêu, cách tiêu)

- Thượng tiêu tức là phế, uống nước nhiều mà ăn ít, đại tiện như thường mà tiểu tiện trong lợi. Đó là táo ở thượng tiêu. Lưỡi đỏ và nứt, khát quá đòi uống nước luôn.

Phép trị liệu: Thấm thấp lợi táo.

- Khát muốn uống nước nhiều, Tâm phiền, Tâm hoả tản mạn, các bộ mạch nhuyễn, tán.

- Thượng tiêu tiêu khát thường do Tâm, Phế.

Có thể dùng: Bạch hổ nhân sâm thang.

Trung tiêu tiêu khát (tiêu trung, nội tiêu)

- Bệnh tiêu trung thuộc về Vị, khát mà ăn uống nhiều, tiểu tiện đỏ, vàng. Nên dùng thuốc hạ.

- Ăn nhiều, uống nhiều, thân thể gầy mòn, tiểu tiện đi vặt, đại tiện rắn.

Dùng: Điều vị thừa khí thang, hoặc Am hoàng hoàn để điều trị.

- Chất béo gây nên nội nhiệt, chất ngọt gây nên trung mãn. Cho nên khí ấy ràn lên, biến thành tiêu khát, đây chính là trung tiêu và là bệnh của Tỳ, Vị.

Hạ tiêu tiêu khát (thận tiêu)

- Sắc mặt sạm đen, thân thể gầy mòn, hai tai khô đét. Uống nước nhiều, tiểu đục và có lẫn chất mỡ. Uống bài Lục vị địa hoàng hoàn.

- Thận thực, thì tiêu mà không khát, tiểu tiện tư lợi. Về phương pháp trị liệu nên nén Tâm hoả và tư dưỡng Thận thuỷ.

- Can với Thận đều có chứng tiêu: Thận mạch vi, tiểu là chứng tiêu đản. Can mạch vi, tiểu là chứng tiêu đản. Và đó là chứng của hạ tiêu.

Nếu có chứng năng thực (ăn ngon và nhiều) phát ra chứng mụn ở đầu (não thư), mụn ở lưng (bối thư), thì dùng bài: Bạch hổ gia nhân sâm thang.

Nếu chỉ khát mà không có chứng năng thực thì dùng bài: Bạch truật tán gia cát căn.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >