Trang chủ arrow Trang chủ
HÁT XẨM
06/04/2010
Xẩm là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, được biết tới với nhiều loại hình xẩm khác nhau.
-    Cổ điển: Được biết tới với các bài xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)...

-    Dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)...

-    Xẩm bình dân: Gồm các dòng xẩm chợ, Nhả tơ (Ba bậc, Nhà trò, Huê tình, Cô đầu), Tàu điện.

-    Xẩm đàng Trong gồm: Xẩm Huế, nói thơ miền Nam.

Gần đây, được sự đồng ý của Sở Văn hoá, du lịch và thể thao Hà Nội cùng với sự tài trợ của một số doanh nhiệp; các nghệ sĩ Xuân Hoạch, Văn Ty, Thanh Ngoan, Đoàn Thanh Bình thường tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật hát xẩm vào tối thứ bảy hàng tuần tại truớc cổng chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa nghệ thuật tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Điều này đánh dấu sự sân khấu hóa xẩm trong đời sống nghệ thuật của người Việt Nam đương đại.

Trong cuộc hành hương tìm về cội nguồn đó, hòa cùng công cuộc sân khấu hóa một loại hình nghệ thuật dân gian mà xưa nay thường được coi là gắn liền với số phận của những người khiếm thị hát rong khắp nơi, kiếm sống như một nghề trong xã hội, Tứ Hải Quán tổ chức thành công Đêm Xẩm vào tối thứ Tư ngày 15/10/2008, nhằm giới thiệu với cộng đồng một hoạt động văn hóa của người xưa, đồng thời cũng mang tới thông điệp nhìn về quá khứ với những hành động thiết thực.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >