Trang chủ arrow Tản mạn arrow HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ
HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ
29/02/2008
HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ sinh năm Mậu Thìn 1628, viên tịch năm  Ất Mùi 1715, có tục danh là Tổ Cầu.

Thiền sư vốn gốc người Nghệ An (Áng Độ-Chân Phúc), có tổ bốn đời là Trung Lộc hầu theo Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại Quảng Nam (Bình Yên Thượng, phủ Thăng Hoa).

Năm 18 tuổi, đỗ Hương Tiến, được phái làm tri phủ Triệu Phong, được 3 năm thì từ quan ra đảo Tiêm Bút (Cù Lao Chàm) lập Am nhỏ tu hành, lấy pháp danh là Hương Hải Minh Châu. Chúa Hiền (Dũng Quốc Công) nghe tiếng thiền sư đạo cao đức trọng, giỏi nghề thuốc, bèn cho triệu về cung. Thiền sư thường lui tới đàm đạo với Gia quận công - hàng tướng của chúa Trịnh. Thế là xảy ra chuyện chúa Nguyễn nghi ngờ, biếm Thiền sư ra Quảng Nam ở. Chẳng bao lâu, Thiền sư đem 50 đệ tử vượt biển ra Bắc, yết kiến chúa Trịnh. Sau khi giải trình tường tận tình hình hai xứ Quảng Nam và Thuận Hoá, Chúa Trịnh thấy có tài bèn cho thiền sư về trụ trì ở chùa Nguyệt Đường (Hải Hưng cũ), chuyên tâm dòng thiền Trúc Lâm.

Thiền sư là người có học vấn uyên thâm, thông hiểu Tam Giáo. Vốn là người ưu ái chữ Nôm, Thiền sư đã chú giải và dịch ra Quốc âm hơn 30 thiên Kinh Phật (Lê Quý Đôn-Kiến Văn tiểu lục)Tác phẩm đáng chú ý nhất của Thiền sư là "Hương Hải Thiền sư ngữ lục", do các đệ tử ghi chép, thuật lại, được coi là một tài liệu quý giá về tư tưởng, văn thơ và cuộc đời ông.

Nguyễn Hạnh


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >