Trang chủ arrow Tản mạn arrow THỬ ĐI TÌM TỪ NGUYÊN CỦA HAI TỪ NÕ NƯỜNG
THỬ ĐI TÌM TỪ NGUYÊN CỦA HAI TỪ NÕ NƯỜNG
27/02/2008
 Nõ nường là từ chỉ vật làm bằng gỗ tượng trưng dương vật nõ và âm hộ nường do nhân dân ở miền Dị Nậu và Khúc Lạc Phú Thọ xưa làm ra để rước thần.

Linhga và Yony chính là biểu tượng xưa nhất của Âm và Dương, được coi như 1 biểu tượng tôn giáo trong các nền văn hoá Chăm và Khơme cổ, người Việt xưa vẫn có tục rước ‘nõ- nường’, sử Trung Hoa chép rằng Chu công đã cấm tục thờ ‘sinh thực khí’ tức ‘nõ-nường’. Trong ngôn ngữ Việt hiện nay linhga và yony đã được xác định chính là Âm và Dương trong 2 danh từ “âm hộ và dương vật” tức bộ phận sinh dục nữ và nam. Thế còn nõ nường?

Đầu tiên tôi muốn nhắc đến hình tượng cái lá đa. Miền Bắc gọi là cây đa trong khi Trung Nam gọi là cây da, cũng có một nghĩa là cái túi cái bao, cái bọc thân người như da người, da trời.  Thái ngữ nang là da. Với nghĩa là túi, bọc, cái nang nên lá đa còn được gọi là lá nường, là lá nàng, lá nịng, biến âm xa là lồng và L.(?).  Ngoài ra về hình dạng lá đa cũng mường tượng giống bộ phận sinh dục nữ như thấy qua hình cái hoa tai "lá đa" của phụ nữ Ấn Độ.

Phụ nữ Ấn đeo đồ trang sức có hình lá đa để cầu may mắn (may hên và mắn đẻ). Lá đa, lá vông, lá mơ đều có hình dạng giống nhau vì thế "hiện thực" hơn nữa, lá mơ lông cũng dùng chỉ bộ phận sinh dục nữ.

Hơn nữa tổ tiên ta chọn lá đa  và từ lá đa được dùng phổ thông hơn các thứ lá khác vì cây đa là cây thờ, cây linh thiêng, Cây Đời (Tree of Life), Cây Vũ Trụ (Cosmic Tree) sinh ra vũ trụ. Người đàn bà đầu tiên của con người hay Mẹ Đời của truyền thuyết Mường Việt cổ là Dạ Dần (Người Mẹ) sinh ra từ một cây si, cùng họ với cây đa. Cái lá đa của phụ nữ Việt là một thứ lá "thiêng liêng" vì thế tục thờ "nõn  nường" nói riêng và thờ nõ nường, thờ Dâm thần của người cổ Việt theo mẫu hệ sẽ là hiện tượng dĩ nhiên xuất hiện.

Tiếng cổ Việt nõ chỉ bộ phận sinh dục nam với các biến âm là nõ, nọc. Nõ là cái cọc, cái nọc như đóng cọc mít cho mau chín gọi là đóng nõ mít. Nõ dần hóa thành lõ. Trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ "lõ" được chua: ''Làm dương vật cương lên như khi con vật giao cấu.Từ Blỏ cùng một nghĩa'' và có từ "lơ", "con lơ": ''Cơ quan sinh dục của đàn ông''. Hiển nhiên lõ, lơ là biến âm của nõ. Lõ trong tiếng Việt hiện kim chỉ vật gì đâm ra như cái cọc nhọn ví dụ mũi lõ, cặc lõ hay lõ cặc. Nõ biến âm với nỏ, ná vật bắn mũi nhọn (tên). Ngoài ra trong tiếng Việt, chúng ta còn thấy xuất hiện từ NỌC  là lợn đực. Đặc biệt miền Trung còn có từ Nỏ dùng như từ Đ. (Không, giao hợp) trong tiếng Việt.

Như vậy có phải Nõ và Nường là kết quả của những biến âm như vậy?

Nguyễn Hạnh (Từ nhiều tư liệu)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >