Trang chủ arrow Tản mạn arrow LUẬT VÀ CÁCH CHƠI ĐÁNH QUAY TU LU
LUẬT VÀ CÁCH CHƠI ĐÁNH QUAY TU LU
14/02/2008

 Trò chơi thể hiện được sức mạnh sự khéo léo, độ chính xác cao, tính phán đoán ước lệ và sự điêu luyện của đôi tay mà còn thể hiện khá toàn diện thể hiện ở nhiều lối chơi đẹp, hấp dẫn cả người chơi và người xem.

Trò chơi Tu Lu đối tượng chơi chủ yếu là nam thanh niên và thiếu niên song nó lôi cuốn đông đảo mọi người tới xem cuộc chơi vì tính hấp dẫn, bất ngờ.

1.Dụng cụ chơi - sân chơi:

- Dụng cụ chơi: Là Tu Lu (con quay) được đẽo gọt từ loại ghỗ cứng, dẻo (gỗ đinh, gỗ sến hoặc gỗ dẻo…), trọng lượng con quay được đẽo gọt to, nhỏ khác nhau phù hợp với thể lực người chơi. Trung bình nặng từ 300gam- 500gam. Cấu tạo hình dạng con quay cũng đa dạng và phong phú.

- Dụng cụ chơi quay: Là dây quay, dây quay được kết bằng sợi xe bông, sợi lanh nhỏ hơn chiếc đũa con dài khoảng từ 700cm-100cm. Với các loại quay lớn sợi dây một đầu được buộc vào một cán cầm tạo đà khi quay. Dây quay được đảm bảo độ dài, chắc và phải mềm. Đầu dây cuốn vào con quay được buộc vào một chiếc lông gà nhỏ để khi cuốn vào quay, lông gà ẩm thấm nước tăng độ dính bám (ma sát) vào con quay.

- Sân chơi quay: Là một bãi đất rộng hình vuông có diện tích rộng khoảng 59 m2, mặt sân bằng phẳng, hành lang xung quanh rộng rãi đảm bảo an toàn cho cuộc chơi và để dân làng cùng xem và cổ vũ cho các nghệ nhân chơi Tu Lu đọ tài cao thấp.

2.Cách chơi:

+ Thi biểu diễn:

- Biểu diễn quay nào “tít’’ lâu hơn tính thời gian. Khi các chàng trai Mông đã cuốn dây vào quay xong thì trưởng trò phát lệnh: "Tu Lu". Lệnh vừa dứt, tất cả mọi người chơi đều đánh quay xuống sân chơi, con Tu Lu nào quay được nhiều thời gian nhất được tính là thắng cuộc và được tặng giải thưởng.

-  Cách thi biểu diễn khác: Khi dây đã cuốn vào quay xong, trưởng trò phát lệnh: "Tu Lu" là tất cả người đánh quay xuông đất, khi quay đang tít nhất trưởng trò phát lệnh "múc quay vào lòng bàn tay", người chơi dùng tay hớt cho Tu Lu quay trên lòng bàn tay (đây là tài nghệ của các nghệ nhân chơi Tu Lu, không phải ai cũng làm được), Tu Lu nào quay lâu hơn là thắng cuộc. Người thắng cuộc được tặng thưởng ngay nhằm tăng tính thi đua trong lần chơi tiếp theo.

+ Thi chọi quay:

Có hai cách chọi quay: chọi tĩnh (quay chết); chọi động (quay sống).

- Chọi quay tĩnh: Tất cả đánh quay xuông sân, con Tu Lu nào quay lâu nhất thì được làm cái, số còn lại cho vào vòng tròn có đường kính 50 cm. Quay cái được chọi vào đám quay trong vòng tròn. Con nào bật ra khỏi vòng được làm con cái, chọi tiếp những con trong vòng tròn. Chú ý khi được quyền chọi, những con quay cái phải quay được, nếu không quay lại cho vào vòng tròn. Cuộc chơi cứ tiếp diễn vì luôn luôn có quay cái, và luôn luôn có quay chết vì các Tu Lu luôn đổi chỗ cho nhau. Cuộc chơi quay tĩnh kéo dài tới khi nào chuyển sang chơi nội dung khác.

- Chọi quay động: Hình thức chơi chia làm hai phe, cử nhóm trưởng rút thăm xem ai được quyền ưu tiên. Đôi ưu tiên là đôi được dùng Tu Lu để chọi, đôi kia phải đánh Tu Lu quay cự ly khoảng 2 m, các Tu Lu dùng sức chọi chính xác các Tu Lu đang quay trở thành Tu Lu chọi (và ngược lại).

Nguyễn Hạnh


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >