Trang chủ arrow Tản mạn arrow HỒ LÔ TI - 葫芦丝
HỒ LÔ TI - 葫芦丝
10/02/2008

 HỒ LÔ TI còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như Hồ Lô Tiêu, Tất Lãng Đao, Bát Lặc Ông, Bố Lại, Mễ Luân, Tỉ Cách Bảo, Ốc Cách Bảo, Bái Hồng Liêu, Đồng Cách Mãn.v.v..., là một nhạc cụ truyền thống của các dân tộc thiểu số Thái, A Xương, Đức Ngang, Ngoã, Bố Lang (Trung Quốc). Thuộc họ có lưỡi gà, chủ yếu được nhìn thấy biểu diễn ở Đức Hoằng, Lâm Thương - Vân Nam.

Trong tiếng Thái, nó có tên là Tất Lãng Đao, trong đó Tất (筚) chỉ thứ nhạc cụ khí vang, Lãng (朗) có nghĩa là thổi dọc, Đao hay Thao (叨) có nghĩa là Hồ Lô, quả bầu. Tiếng A Xương lại gọi nó là Bát Lặc Ông, Bát Lặc (泼勒) nghĩa là Tiêu, Ông (翁) là Hồ Lô. Dân tộc Đức Ngang thì gọi thứ nhạc cụ này là Bố Lại, Bố (布) nghĩa là thổi, Lại (赖) là Hồ Lô. Trong thổ ngữ Đức Ngang các địa phương còn gọi nó là Mễ Luân (米伦), Tỉ Cách Bảo (比格宝), Ốc Cách Bảo (渥格宝)...Người Ngoã gọi Hồ Lô Ti là Bái Hồng Liêu, Bái (拜) dùng chỉ họ nhạc khí lưỡi gà, Hồng Liêu (洪廖) là Hồ Lô. Người Ngoã Tây Minh gọi nó là Bối Bản (背板), người Bố Lãng gọi nó là Đồng Cách Mãn.

Về hình thức, Hồ Lô Ti của người Thái và A Xương gần tương tự nhau, được làm bằng trúc, bầu, dài ngắn khác nhau tùy vào độ trầm bổng, cao thấp. Một Hồ Lô Ti thường có một ống chính và hai ống phụ, cuốn vào nhau bởi các sợi dây rừng.

Người Ngoã Tây Minh dùng 03 ống tiêu lồng vào quả Bầu (Hồ Lô), sau đó lấy sáp ong bịt kín chỗ hở. Điểm đặc biệt là ngoài 07 lỗ âm như thông thường, ở cuối ống chính còn có hai lỗ thoát khí nhỏ. Trong khi ống chủ đạo đi bè chính, hai ống cạnh đi theo bè lệch cung 05, tạo ra âm hưởng độc đáo. Khi không muốn có bè phụ, người diễn tấu có thể tự bịt lỗ phụ lại.

Nguyễn Hạnh

 

Một cách diễn tấu HỒ LÔ TI điển hình:

 

 

 

 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >