Một lần nói chuyện với vị giáo sư Nhật Bản, tôi có nêu một câu hỏi: “Biểu trưng của văn hoá Nhật Bản là gì?” Nêu xong câu hỏi đó, thật bất ngờ câu trả lời không phải là: “Cháo mơ muối” mà là: “Sumo, Kimono và Nyotaimori (Nữ thể thình, nghệ thuật ẩm thực loã thể).
Để đi sâu hơn vào câu chuyện này, người viết muốn đưa ra một khái niệm nữa về văn hoá Nhật, đó là Geisha (Nghệ giả, tức kỹ nữ phòng trà). Để trở thành một Geisha theo đúng nghĩa truyền thống, một nữ thiếu nhi phải được đào tạo nhiều thứ từ đánh đàn, vẽ tranh, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Thư pháp Shodo, Ca vũ kỹ (Kabuki, ca múa), Trà đạo (Chanoyu), Nghệ thuật giao tiếp, trang điểm.v.v…
Và tất nhiên, nằm trong một giới của dịch vụ giải trí, những Geisha còn phải học thêm một công phu tuyệt đỉnh nữa là Nyotaimori.
Trong một bài trước, tôi có đề cập đến hệ thống bài tập công phu của các Geisha trong Nyotaimori, đó là việc phảI loã thể, nằm bất động trong vòng 5 tiếng đồng hồ dù nắng nóng hay giá rét, trên người đặt 6 quả trứng gà trên 6 điểm nhạy cảm khác nhau trên cơ thể.Với một thời gian như thế, vị sư phụ sẽ thử thách sự chịu đựng của một Geisha tương lai bằng cách thả nước đá, rưới nước ấm lên cơ thể cô ta. Nếu những quả trứng vì thế mà nhúc nhích, bài tập lại được bắt đầu từ đầu.
Còn nhiều điều khác được coi là bắt buộc trong Nyotaimori như sự yêu cầu Geisha hành nghề này phải là một ngườI còn trinh tiết để khỏi ảnh hưởng đến hương vị món ăn theo quan niệm truyền thống. Việc tắm rửa nhiều lần trước các ca phục vụ Nyotaimori cũng là một công đoạn cực kỳ quan trọng. Những Geisha phải được chà rửa thân thể bằng một loại nước tắm tinh khiết và không mùi không vị, sau đó dùng đá kì cọ hết lớp da chết, tiếp đến là việc đánh sạch da bằng một miếng bọt biển và cuối cùng là xả sạch bề mặt da bằng nước lạnh sau khi đã tẩy sạch lông mao trên cơ thể.
Công việc bày đặt món ăn trên cơ thể một Geisha cũng là một vấn đề cần tuân thủ nghiêm nhặt. Ví như núm nhũ hoa được che phủ bằng các con giống, âm hộ được che bằng lá nho, trong khi mái tóc xoã được điểm xuyết một số hoa lá đẹp mắt.
Cách bày món ăn còn được dựa vào quan niệm của người đầu bếp, chẳng hạn món Mekajiki (Cá Kình) sẽ được bày trên bụng vì có ích cho tiêu hóa, món Ikura (Trứng cá Hồi) sẽ được đặt lên phía gần tim, món Agano (Cá Chình) thì lại được để lên âm hộ vì được coi là có khả năng tăng cường sinh lý.v.v…Trong các bữa ăn như thế, thực khách không được phép sử dụng tay trần mà phải dùng đũa.
Một điều khó chịu đựng nữa dành cho các Geisha là sự bình phẩm của thực khách về thân thể cô ta trong bữa ăn. Có thực khách sẵn sàng buông những lời sàm sỡ, thậm chí thoá mạ hoặc ngược lại là tán tỉnh, ve vãn. Hơn nữa có thực khách còn dùng đũa chọc vào chỗ kín của các Geisha. Điều này đã không ít lần gây đến bao phiền toái và tủi nhục cho họ.
Tuy nhiên, rất nhiều thiếu nữ Nhật lại tỏ ra ham thích nghề này. Điều đó là bởi vì sau một ca phục vụ như thế, họ sẽ có một thù lao khoảng 1500-2000 USD chưa kể tiền bo. Những bữa ăn kiểu này thường dành cho các doanh nhân thành đạt nên số tiền họ bo cho một Geisha là rất hậu hĩnh.
Thế nhưng một điều cấm kị là sau một buổi phục vụ, một Geisha không được đi với khách mặc dù có yêu cầu.
Không được người Tây Phương chấp nhận ngay vì họ coi rằng đây là một việc xỉ nhục vào giới nữ, vào những năm 90 của thế kỷ trước, người Châu Âu tỏ ra phản ứng dữ dội. Ở Trung Quốc, hiện nay người ta đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn loại hình dịch vụ này. Nyotaimori, Nghệ thuật ẩm thực loã thể NỮ THỂ THÌNH ngày nay chỉ còn được tổ chức lẻ tẻ một cách kín đáo trong một số nhà hàng với các Geisha có thể là Nam giới.
Nguyễn Hạnh
Thông báo: Mời các bạn đến với Đêm Lều Chõng tại Tứ Hải Quán vào tối thứ Tư ngày 15 - 4 - 2009.
ĐC: Ngõ 124, ngách 55 đường Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội. ĐT: 0904.32.19966
Tin liên quan
Các bài mới:
Các bài đã đăng:
|