Trang chủ arrow Tản mạn arrow THƯ PHÁP GIA TÀN TẬT TRIỆU MẬU ĐỐNG
THƯ PHÁP GIA TÀN TẬT TRIỆU MẬU ĐỐNG
08/02/2008

Thư pháp gia Triệu Mậu Đống và phụ thân tại Thư trai.

Tôi lặn lội và gặp được Thư Pháp Gia tàn tật Triệu Mậu Đống trong một nông gia tiểu viện tại thôn Bến, trấn Dao Tường, khu Lịch Thành, Tế Nam, Sơn Đông trong một ngày vất vả kiếm tìm.

Danh khí của người khá lớn đến đỗi từ đứa trẻ ăn mày trong thôn cũng biết tường tận. Bước vào ngưỡng cửa dưới bức Môn Mi "Kiến Hiền Tư Trai", kẻ viễn khách bắt gặp nhà Thư Pháp đang thi triển công phu bên phụ thân - cụ Triệu Thư Hàn. Bỏ qua phút bỡ ngỡ ban đầu, không gian chừng như đã mở ra, đon đả.

Bẩm thụ quái bệnh tứ chi, Triệu Mậu Đống sinh ra trong cái chốn chật hẹp ấy vào năm 1973, khi đất nước Việt Nam bên này vẫn còn chìm trong bom đạn.

Thuở thiếu thời của con người nay cứ thế trôi qua trong bệnh tật và những cơn dài điều trị. Có những lần phải tiêm thuốc đến 60 ngày mà bệnh tình vẫn không hề hởi sắc, thính lực cũng vì đó mà tổn thương. Xót xa, cha mẹ chả nỡ đem con mình đi đâu một lần nào nữa.

Sinh hoạt thường ngày của cậu bé họ Triệu thật khó khăn. 08 tuổi, lần tường tập đi, phải đến tuổi 15 cậu mới cắp sách đến trường. Học hết tiểu học cũng là lúc viễn cảnh về một tương lai xám xịt hiện ra trước mắt. Chân tay oèo oặt, tai lại nghễnh ngãng năm phần, nhà trường không cho học tiếp, sợ hãi, mặc cảm, cậu bé Triệu sống trong những ngày nặng nề niên thiếu. Thật may, cha mẹ cậu là những người không chịu đầu hàng số phận, chỉnh chu một quán cóc bên đàng, từ đó cậu bé Triệu kiếm được khá nhiều tiền với những bước đầu tiên trên con đường sinh kế.

Những ngày nhàn rỗi đã giúp cậu se duyên cùng Thư Pháp. Ngày ấy, cùng một người bạn đồng niên, những trưa hè mặc bạn bè đánh cù, đổ dế, hai cậu xoay trần bên nghiên mặc. Những nét vụng dại định hình dần trong muôn vàn khó khăn, dưới ý chí kiên cường của con người tàn tật.

Ngót nửa năm sau, một bước ngoặt đã đến với chàng thiếu niên Triệu Mậu Đống khi anh đoạt giải Ba trong Cuộc Thi Tài Năng Thư Pháp Trẻ toàn trấn. Giải thưởng tuy nhỏ nhưng lại là những phấn lệ không hề nhỏ. Sau đó, anh theo đòi học Thư Pháp thực sự cùng Danh gia bản địa Lý Cung Lâm.

Phải đến khi chủ tịch Hội Tư Văn thôn - ông Lý Triệu Tài khuyến khích, Mậu Đống mới nghiên hẳn về kháo thiếp, luyện thiếp. Thời gian này, thư pháp của anh mang đầy khí khái Nhan thể.

  Viết mãi rồi giấy mực cũng hết, thu nhập từ cái quán cóc không đủ cung phụng cái nghệ thuật quí tộc này, nhưng vì thương đứa con, đứa em ngoan ngoãn, các thành viên trong cái gia đình bần khốn chỉ 03 mẫu ruộng này đôn đáo lo toan khắp nơi.

Năm 1996, dịp may đến với anh khi một nhà phê bình kiêm Mạnh Thường Quân cảm cái con chữ hồn nhiên nơi con người giản dị và nghị lực ấy đã quyết định đem các tác phẩm thư pháp của anh đến Nhà Văn Hóa thành phố bán đấu giá. Từ đấy anh trở thành người đi bán chữ. Song vì không đủ tiền đóng thuế, giấc mộng kinh doanh nơi hàn mặc không thành.

Cuộc sống vất vả lại trở về, thế nhưng từ dạo ấy nhiều người đến với thư trai của anh hơn.    

Năm 1998, anh xuất hiện liên tục trên truyền hình, từ đài Tế Nam, Sơn Đông, Trung Ương.v.v...Danh tiếng của anh nhờ đó vang xa bốn cõi.

Công phu của anh thực sự thăng tiến từ lúc có cơ duyên gặp Danh sư Chu Học Đạt. Càng luyện càng tiến bộ, Chu tiên sinh quả quá đỗi hài lòng với truyền nhân bé bỏng.

Năm 1999, anh đoạt giải Nhất trong cuộc triển lãm Thư Pháp toàn Trung Quốc mang tên ÁNH SÁNG THẾ KỈ TRUNG HOA, các tác phẩm của anh nhờ đó được triển lãm khắp nơi trên mọi miền tổ quốc.        

Vẫn kiên trì luyện tập,  năm 2006 anh đoạt thêm 06 giải Vàng, Bạc trong các cuộc thi Thư Pháp quốc tế. Phụ thân của anh - cụ Triệu Mậu Hàn xúc động: "Con tôi, cậu bé vàng!"        

Một lần ngày bé nỡ lấy nhiều tiền của một người xin chữ nghèo khốn, Triệu Mậu Đống hối hận đến tận bây giờ.

Kiếm được tiền nhờ Thư Pháp, Triệu Mậu Đống không ngừng quyên góp từ thiện. 10 bức thư pháp trị giá 5000 NDT đã được anh quyên tặng cho Mạng Thư Họa Trung Quốc. Anh còn tặng từ thiện cho hai tác phẩm lớn TẨM VIÊN XUÂN TUYẾT và TẨM VIÊN XUÂN - TRƯỜNG SA.    

Hiện nay ở trong thôn, anh mở rất nhiều lớp đào tạo Thư Họa cho trẻ em. 

 

Bài thơ Trương Kế dưới ngòi bút của Triệu Mậu Đống       


THIÊN CHỦ VIỄN TRUYỀN NGUYỄN HẠNH


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >