Trang chủ arrow Tản mạn arrow An lạc tử
An lạc tử
18/01/2008

 Mở sách sử, xem lại những việc đã qua, chúng ta thấy việc vui vẻ mà chết hoàn toàn không phải là chuyện của con người thời đại này, mà nó có cùng với lịch sử của nhân loại.

Tại thời đại tiền sử xa xôi, với cách sinh hoạt của các bộ lạc du mục phiêu bạt tứ xứ. Lúc gặp thời tiết thay đổi, họ thường bỏ lại người ốm đau già cả, dùng một vài phương pháp nguyên thuỷ, làm tăng nhanh cái chết cho họ. Trong xã hội nguyên thuỷ, việc vứt bỏ lại người già cả, ốm đau là một cách làm phổ biến và thường xuyên. Khi gặp hoàn cảnh hiểm ác, thấp kém về văn minh, khó khăn về sinh tồn, khiến họ không làm như thế không được.

Đến khi văn minh nhân loại phát triển, Hy Lạp và La Mã cổ đại, một thời đã cấm chỉ việc phế bỏ người già, nhưng họ còn có thể tuỳ ý sử trí với trẻ em khuyết tật. Đối với người ốm đau cũng có thể tự chủ kết thúc tính mạng của mình, có lúc họ còn đi tìm sự trợ giúp của người bên cạnh. Phong tục cổ xưa cũng có liên quan đến việc cưỡng bức tử vong đối với người già, ở phương Đông, Ấn Độ cũng có tục lệ đó trong một thời gian dài. Ở đó những người già 80 – 90 tuổi thường có kết cục, bị người ta dùng đất sét của sông Hằng nhét vào mồm vào mũi sau đó ném xuống sông. Thời đó hoàn toàn không có ý niệm gì về đạo đức, mà họ cho rằng nên làm như thế thì làm.

Từ đây một vài khu vực, một vài chủng tộc trong thể lệ cử hành nghi lễ này cũng không giống nhau, chúng ta cũng dễ nhận ra, cưỡng bức hoặc tăng nhanh tốc độ tử vong trong xã hội cổ đại được sử dụng rộng rãi. Đến thời trung cổ, cách làm này vẫn tồn tại ở khắp nơi.

Thế kỷ 13, ở nước Ý có một nhà thám hiểm kiệt xuất tên là Mác-Cô-Pô-Lô trong cuốn du ký của ông cũng được ghi lại sự việc này. Mác-Cô-Pô-Lô từng đi qua một nơi được gọi là Ra Goi An, đây là nơi mà tự nó đã nhận được nền quân chủ do vương quốc quản lý, và đã có được ngôn ngữ đặc biệt. Dân cư ở đây rất mọi rợ, sùng bái Phật giáo, thừa nhận mọi quyền lực của người cầm đầu, nhưng họ cũng cử hành một loại phong tục mà người ngày nay xem ra cũng rất đáng sợ. Nếu như trong gia đình có người nào đó mắc bệnh, thì người nhà bệnh nhân chỉ có thể phái người đi mời thầy cúng về xem xét kỹ người bệnh, để tuyên bố người đó có khả năng hay không có khả năng hồi phục.

Họ đưa theo chỉ thị của ma quỷ, trả lời bệnh người đó có thể hay không thể khỏi được. Nếu như thầy đồng phán là không thể hồi phục, lúc đó người nhà của họ sẽ mời một vài người, nghĩa vụ đặc biệt của những người này là nhanh chóng làm cho người bệnh chết đi. Họ đem người bệnh bịt mồm cho đến khi ngạt thở mới thôi. Cách làm này mang rất nhiều tính ngu muội và dã man, người hiện đại thì rất khó tán thành với quan niệm thanh thản mà chết như vậy.

Mặc dù phương pháp đó mục đích là tiếp cận cái chết yên ổn, nhưng sự khác biệt của hai phương pháp đó rất dễ dàng nhận ra.

Ngày nay chúng ta phải thừa nhận rằng, người xưa xuất phát trên lập trường của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa ưu sinh, nên đã tự mình đối xử với cái chết.

Từ ý nghĩa này, đây có lẽ là chỗ bắt đầu của cái gọi là An Lạc Tử (chết yên vui).

Khi so sánh với những phương pháp mọi rợ và ngu muội của cuộc sống thế tục, nhân loại càng có khuynh hướng tìm về các giáo lý tôn giáo từ cổ xưa để hiểu rõ căn nguyên của An Lạc Tử. Đã hơn 2500 năm Phật giáo đã dậy bảo mọi người, chỉ cần kính tín Phật giáo, lập tức có thể yên lặng tất cả phiền não và trọn vẹn thanh tịnh công đức. Phật học đem cảnh giới này gọi là "Niết Bàn", hình thức cuối cùng của niết bàn là ngồi mà “hoá”. Có rất nhiều cao tăng, đúng lúc sắp từ biệt cuộc sống, tắm gội, thay áo, ngồi ngay ngắn tập trung vào ý nghĩ, dùng ý niệm khống chế nhục thể, đạt đến cảnh giới "vật ngã lưỡng vong", không tối tăm đau khổ, tự tại ung dung đi vào cõi chết.

Đương nhiên "Niết Bàn" của Phật giáo không phải là an lạc tử, nhưng nó và an lạc tử lúc đầu rất  giống nhau. Trước đây vào thế kỷ 17 phương pháp gây mê Euthanasia được coi là một phương cách chết "thung dung", trong sinh hoạt cần điều tiết, bồi dưỡng, hiểu biết chính xác thái độ đối với cái chết... Bắt đầu từ thế kỷ 17, euthanasia mọi người ở phương Bắc càng ngày càng dùng nhiều đến thầy thuốc, thu thập mọi biện pháp cho phép bệnh nhân tự chết, thậm chí còn làm tăng nhanh tốc độ của cái chết, tức là ý nghĩa không đau khổ với cái chết. Các nhà khoa học sống vào thế kỷ 17, nhận thấy an lạc tử là lĩnh vực tất yếu của kỹ thuật y học. Trong đó bao gồm giải trừ đau khổ, và dùng y học để cứu sống những người sắp chết, thậm chí thầy thuốc giúp người bệnh chết nhanh hơn và bớt đau đớn.

Trong lịch sử của phương Tây, có người bắt đầu đề xuất "bị động an lạc tử" hoặc "nhiệm kỳ tử vong". Đặc biệt đáng chú ý là trong một cuốn sách của Chủ nghĩa xã hội không tưởng, từng đề xuất chủ trương tổ chức an lạc tử trong thời kỳ dịch bệnh, vô vọng,  đau khổ, trong hoạn nạn của người bệnh

Trong một cuốn sách U Tô Pi A của nhà nghiên cứu chủ nghĩa xã hội không tưởng Móc, từng đề xuất một chủ trương, phương pháp chết một cách yên lành. Các nhà truyền giáo và các pháp quan đều có chung một ý kiến, bệnh nhân có thể tự sát, hoặc bất cứ một biện pháp nào để cái chết đến nhanh hơn. Điều đó cũng giống như khái niệm cái chết an lạc được khởi nguồn từ thế kỷ 19 trong thời kỳ cận đại. Vào thời đó cái chết an lạc được xem như một phương pháp điển hình để giảm đi nỗi bất hạnh của người bệnh, mà cũng có người đã áp dụng vào thực tiễn lâm sàng.

Trịnh Vân Hải dịch từ tài liệu tiếng Trung


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >