Trang chủ arrow Tản mạn arrow TẬP QUÁN SAI LỆCH THANH TRONG TIẾNG VIỆT ( 3 )
TẬP QUÁN SAI LỆCH THANH TRONG TIẾNG VIỆT ( 3 )
14/01/2008

Tiếng nói tại Hà Nội

Hà Nội đã trải qua hành nghìn năm là nơi buôn bán, sản xuất thủ công. Đối tượng phục vụ là các tầng lớp vua chúa, quan lại trung ương và hào phú đứng đầu các địa phương về hội họp. Buôn bán vốn là việc cạnh tranh, vì thế không chỉ yêu cầu chất lượng, giá cả mà còn rất cần mời chào khéo léo, cử chỉ nhẹ nhàng để chiều lòng khách, giành nhiều thuận lợi, tránh các phiền hà với những đối tượng khách hàng có nhiều quyền lực.

Do những yêu cầu của cuộc sống như trên, đã tạo thành một tập quán ngôn ngữ là: Phát âm nhẹ nhàng, trơn tru nhưng vẫn giữ cao độ và tốc độ. Vì thế phải chuyển đổi một số phụ âm như “ Tr “ thành “ Ch “; “ S “ thành “ X “.

Ví dụ những từ : Trong, trên ,trưa, sáng đổi thành chong , chên, chưa ,xáng...

Tiếng nói vùng ven Hà Nội

Từ khi thực dân Pháp đô hộ và tạm chiếm, đô thị ngày càng được mở rộng, buôn bán phát triển, giao lưu mọi mặt được đẩy mạnh hơn, tập quán sinh hoạt tự do ở thị thành Hà Nội như một tấm gương khích lệ những người dân vùng ven ( trong đó có thói đua đòi cũng được khích lệ mạnh mẽ ), sự đua đòi trong đời sống đã ảnh hưởng vào ngôn ngữ.

Điển hình là khi phát âm những tiếng gần nhau, có cùng phụ âm ở đầu, mà một trong hai âm đó phải uốn giọng, thì lập tức phụ âm còn lại cũng uốn giọng theo.

Ví dụ: “ Nói  láo “ thành ra “ Lói láo “; “ Nòng súng “ thành ra “ lòng xúng “

Trích bài viết của thầy Lê Văn Sửu


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >