Trang chủ arrow Tản mạn arrow TẬP QUÁN SAI LỆCH THANH TRONG TIẾNG VIỆT ( 2 )
TẬP QUÁN SAI LỆCH THANH TRONG TIẾNG VIỆT ( 2 )
14/01/2008

Tiếng nói đồng bằng Nam Bộ

Vị trí: So với cả nước thì phía nam hành hoả, thần minh, - vui, - vô tư. Nhờ khí hậu điều hoà, bình quân nhiệt cao, không có bão to gió lớn, đất đai mầu mỡ, nông nghiệp phát đạt, lao động đỡ vất vả, sản vật dồi dào, mức sống thoải mái. Những điều kiện ưu ái của thiên nhiên như trên đã ảnh hưởng đến tập quán của ngôn ngữ như sau: Kéo dài trường độ của thanh bằng cách thêm nguyên âm hoặc phụ âm để từ ngữ có thời gian hoàn thành tối đa như: : " Vô ý “ thành “ Giô ý “; “ Ra đồng “ thành “ Gia đồng “; “ Anh ơi “ thành “ Eeng ơi “; “Miền nam “ thành “ Miềng nam “; “ Thân yêu “ thành “ Thâng yêu “...Có khi giữ cả nguyên âm hay phụ âm nhưng đổi dấu thanh để được kéo dài hơn như “ Anh ấy “ thành “ ảnh ấy “.

Tiếng nói vùng đồi núi Sơn tây cũ

Đặc điểm địa dư vùng này rất khác thường, ban ngày rất nóng mà đêm rất lạnh, mức chênh lệch nhiệt độ trong ngày nhiều, đất đai khô cằn, sản vật hiếm hoi, mức sống thấp, nghề phụ trông vào núi cao, rừng rậm, nương đồi xa xóm làng, tập quán phát âm ở đây là: Dáng đầu cổ ngửa lên, cho nên hầu hết thanh trầm được chuyển lên từ trung bình đến cao nhất, giống như cách phát âm của người dân tộc Mường khi nói tiếng Kinh.

Ví dụ: Về tiếng hát người Mường.

Câu hát: Em ơi em ở lại nhà, anh đi bộ đội đường xa chưa về.

Người Mường hát: Èeng ơi eéng ớ lái nha, ành đi bố đồi đường xà chừa vê.

Ví dụ: Về tiếng nói người Thạch Thất:

Câu chào hỏi có nội dung là: Chào bác, bác vừa về đến đây à?

Người Thạch Thất nói rằng: Cháo bạc, bàc vứa vế đền đây à?

Hoặc khi tôi hỏi một ông cụ về tên làng của cụ, cụ trả lời rằng: “ Đầy lá lang xen chi “, mãi sau con cụ viết ra giấy tôi mới hiểu rằng tên làng cụ là “ Làng sen trì “.

Trích bài viết của thầy Lê Văn Sửu


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >