Trang chủ arrow Tản mạn arrow TƯƠNG ỨNG CỦA SÁU THANH TIẾNG VIỆT VỚI NGŨ HÀNH ( 3 )
TƯƠNG ỨNG CỦA SÁU THANH TIẾNG VIỆT VỚI NGŨ HÀNH ( 3 )
03/01/2008

 

Qui luật tương ứng ngũ hành là ngũ hành tương ứng với vạn sự, vạn vật, mọi trạng thái. Mọi hiện tượng của vạn vật trong vũ trụ luận Phương Đông. Tương ứng giữa 6 thanh tiếng Việt với sinh lý, tâm lý người Việt không ngoài quy luật chung đó.

Y học phương Đông đưa ra hệ thống tương ứng ngũ hành với tạng phủ, với sinh lý, tâm lý, ý thức con người, cùng với các loại tương ứng khác. Những tương ứng này dùng vào chẩn đoán, điều trị, dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ con người hiệu quả, đã qua nhiều ngàn năm lịch sử kiểm nghiệm.

Ngôn ngữ tiếng Việt là phương tiện chuyển tải nhận thức, tâm lý, tình cảm cá với nhân trong cộng đồng. Nhưng những nhận thức, tâm lý, tình cảmcủa con người đều là sản phẩm từ hoạt động của sinh lý con người sinh ra. Do vậy, nó không nằm ngoài quy luật tương ứng chung của học thuyết Ngũ hành.

Tương ứng giữa âm thanh, từ ngữ tiếng Việt với tâm sinh lý người Việt như sau:

Những âm thanh từ ngữ mang dấu sắc:

Thượng thanh, hành hoả tương ứng với tạng Tâm, thần minh vui vẻ.

Những âm thanh từ ngữ mang dấu ngã:

Khứ thanh, hành mộc, tương ứng với tạng can, với quyết đoán cắu giận.

Những âm thanh từ ngữ không mang dấu và mang dấu huyền:

Đoản bình thanh và trường bình thanh, hành Thổ, tương ứng với tạng Tỳ, lo toan trìu mến.

Những âm thanh từ ngữ mang dấu hỏi:

Hồi thanh, hành Kim, tương ứng với tạng Phế, trị tiết ( chính xác, tiết kiệm ), buồn rầu.

Những âm thanh, từ ngữ mang dấu nặng:

Hành Thuỷ, tương ứng với tạng thận, dè sẻn, sợ hãi.

Một câu nói, một câu văn, gồm nhiều âm thanh, nhiều từ ngữ hợp thành. Nội dung nhận thức, tình cảm chuyển tải trong đó, bao gồm tập hợp của số hành theo dấu thanh trong câu.

Ngoài những đề mục kể trên, còn có nhiều dẫn chứng sống động về tương ứng Âm dương – Ngũ hành với ngôn ngữ văn học Việt Nam, với ngôn ngữ giao tiếp đời thường Việt Nam, với ngôn ngữ các địa phương khác nhau về địa lý, nhưng chung tiếng nói Việt Nam.

Trịnh Vân Hải ( trích tài liệu của thầy Lê Văn Sửu )


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >