Trang chủ arrow Bài viết arrow Hạt cơm (Tầm thường vưu)
Hạt cơm (Tầm thường vưu)
24/10/2007


Hạt cơm (Bướu tầm thường) Đông y gọi là “khô cân tiễn”, “thiên nhật sang”, dân gian gọi là “cái bướu”.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 - Rất thường thấy ở vùng ngón tay, mu bàn tay và mặt.

2 – Là chất sừng tăng sinh lồi lên to như mũi đầu kim tới như hạt đậu vàng hoặc rất to, hiện rõ sắc da, bề mặt thô nhám không bằng như dạng gai, sờ đó thấy cứng rắn.

3 -  Tổn hại thường nhiều ít không giống nhau, ít thì một hai cái, nhiều thì mấy chục cái. Không tự thấy chứng trạng, ngẫu nhiên có thấy áp đau, khi xoa xát hoặc đâm chọc vào dễ dàng ra máu.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1 – Phương lẻ thuốc cây cỏ.

- Đối với hạt cơm lồi lên, dùng sợi chỉ hoặc lông đuôi ngựa, hoặc sợi tóc đầu buộc thắt vùng gốc của hạt cơm dán vào da, mấy ngày sau có thể làm nó tự rụng ra.

- Dùng cao nước hoặc nhân nha đảm tử giã nát đắp cục bộ (phương pháp xử dụng cụ thể xem ở bài mắt cá (kê nhỡn).

- Nước trấp gừng sống, thêm giấm vừa đủ , đắp bôi ngoài ở cục bộ.

- Hạt cơm thật nhiều cũng có thể dùng thử thuốc uống trong của bệnh nốt ruồi (biển bình vưu).

2 – Cách chữa bằng châm cứu

Dùng hào kim đâm từ vùng đỉnh đến đáy hạt cơm, lại dùng kim đâm bốn chung quanh
để tăng thêm kích thích, sau khi châm nặn ra một ít huyết dịch, thường có thể 3 – 4 ngày sau sẽ rơi ra.

3 – Kinh nghiệm dân gian

Hái mấy lá tía tô (Tử tô) vò nát, chấm nước tự nhiên ấy lên mặt mụn hạt cơm cho thấm khắp, chấm liền mấy ngày, hạt cơm tự mất.

.


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >