Trang chủ arrow Bài viết arrow BỆNH NGOÀI DA (ĐẠI CƯƠNG)
BỆNH NGOÀI DA (ĐẠI CƯƠNG)
20/10/2007

Image

 ĐẠI CƯƠNG

Biểu hiện lâm sàng của bệnh ngoài da, chủ yếu là phản ánh sự thay đổi ở cục bộ da dẻ, nảy sinh cảm giác ngứa, đau, nóng rát, tê bì. Đồng thời từ chỗ bệnh lý khác nhau và thể chất của người bệnh khác nhau, có thể kèm theo có chứng trạng toàn thân không giống nhau. Thay đổi ở cục bộ da dẻ gọi là "tổn hại". Nói chung phân làm hai loại: nguyên phát tính và kế phát tính.

 

Nguyên phát tính tổn hại có: Ban chẩn, khâu chẩn, Thủy bào, màng bào, kết tiết, phong đoàn, thũng lựu v.v… (quầng nốt, gò nốt, bọc nước, bọc mủ, đốt kết, phong vòng tròn, u bướu).

 Kế phát tính tổn hại có: Vảy bong, mọc mụn, rữa rát, vỡ loét, lang quầng, ghẻ lở như rêu (lãn tiết, giá,  hội dương, điến lang, thai tiển).

Căn cứ biểu hiện cảm giác cục bộ của tổn hại đó, đồng thời tham khảo bệnh tình toàn thân , tiến hành phân tích, tìm ra cách chữa cục bộ cho tới toàn thân, đây sẽ là biện chứng thí trị bệnh ngoài da.

1 - YẾU ĐIỂM CỦA BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ

Ngoài việc căn cứ bệnh tình toàn thân, dựa vào phép tắc biện chứng luận trị. Còn lại chủ yếu là căn cứ vào chứng trạng cục bộ để chọn một số dược liệu và phương pháp điều trị như sau:

 a - Bệnh ngoài da có cảm giác ngứa gãi, nói chung đều thuộc “phong”. Bệnh cấp tính ngoài da, trị thì nên khử phong, thuốc thường dùng có: Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Thiền y, Địa phu tử, Bạch tật lê v.v… Bệnh ngoài da mạn tính, ngoan cố tính ngứa gãi, trị thì nên sưu phong, thuốc thường dùng có: Cương tàm, Ô tiêu xà, bạch hoa xà, Toàn yết, Xà thoái, cho tới Uy linh tiên, Đại hồ ma, Thạch xương bồ, Thương nhĩ tử, Hy thiêm thảo v.v... Căn cứ vào lí luận “trị phong tiên trị huyết”, thuốc khử phong và thuốc sưu phong thường cùng dùng với thuốc dưỡng huyết.

b – Chẩn ở da hiện rõ sắc hồng và có cảm giác nóng rát, thuộc về “nhiệt” (hỏa), trị thì nên thanh nhiệt (hỏa). Chứng viêm da hóa mủ, thường dùng ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Sơn chi, là thuốc thanh nhiệt giải độc. Chứng viêm da không hóa mủ, thì thường dùng Sinh thạch cao, Tri mẫu, Trúc diệp, Cam thảo là thuốc thanh nhiệt giáng hỏa. Nếu chẩn ở da hồng, đỏ sẫm rõ rệt, là huyết phần có nhiệt, thường dùng Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Tử thảo, Đại thanh diệp là thuốc thanh nhiệt lương huyết.

c – Biểu hiện chẩn ở da là bọc nước, thũng nước, thấm dịch, mụn vàng là thuộc “thấp”. Thấp và nhiệt kèm nhau, phép chữa nên thanh nhiệt, lợi thấp, thuốc thường dùng có; Xa tiền tử, Hoạt thạch, Trạch tả, Nhân trần, Mộc thông. Hoặc khổ hàn táo thấp, thuốc thường dùng có: Khổ sâm, Bạch tiên bì, Hoàng bá, Hoàng liên.

 d – Biểu hiện chẩn ở da có hiện tượng béo dày, thô nháp, khô khan, bong vảy, nứt nẻ, mụn máu, thuộc về “Huyết táo”. Trị thì nên dưỡng huyết nhuận táo, thuốc thường dùng có: Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Địa hoàng, Sinh hà thủ ô, Hồ ma nhân. Phong thắng thì huyết táo, cho nên thuốc dưỡng huyết nhuận táo lại cùng dùng với thuốc khử phong.

 e – Chẩn ở da là mảng (ban), nốt (chẩn), kết đốt (kết tiết) hiện rõ sắc tím, thuộc về huyết ứ, trị thì nên hoạt huyết hóa ứ, thuốc thường dùng có: Đương quy, Hồng hoa, Xích thược, Đào nhân, Ngũ linh chi.

Chú Thích:

1 - Yếu điểm biện chứng dùng thuốc kể trên là căn cứ vào chứng trạng cục bộ đưa ra như thế, trên lâm sàng lại cần kết hợp tình hình toàn thân mà biện chứng thí trị. Như dị ứng mẩn ngứa (tầm ma chẩn), khi có chứng trạng khí hư không thể giữ chắc biểu thì dùng Sinh hoàng kỳ, Đảng sâm để ích khí cố biểu; ban đỏ nhiều hình, khi có chứng trạng hàn ngưng huyết ứ thì dùng Quế chi, Tế tân, để ôn kinh tán hàn v.v...

2 – Chẩn ở da của bệnh ngoài da và chứng trạng tự thấy của người bệnh thường mấy loại cùng tồn tại, bởi thế khi biện chứng lâm sàng thường thấy phong, nhiệt kèm nhau, hoặc phong, thấp, nhiệt kèm nhau v.v... Xử phương cũng nhất định cần tiến hành phối ngũ tương ứng.

 3 – Chứng trạng của bệnh ngoài da không phải là cố định bất biến, chứng trạng thời kỳ đầu biểu hiện phong và nhiệt, cuối kỳ có thể biểu hiện chứng trạng phong thắng huyết táo, trị liệu cũng cần căn cứ vào chuyển hóa của chứng trạng mà biến hóa tương ứng.

2- DƯỢC VẬT TRỊ LIỆU CỤC BỘ

 Dùng dược vật trực tiếp tiến hành trị liệu cục bộ có thể thêm phần phát huy tác dụng của dược vật. Dược vật trị ngoài ở cục bộ đối với rất nhiều bệnh ngoài da mà nói thì rất là trọng yếu. Dược vật khác nhau có thể đã phát huy tác dụng khác nhau, nhưng hình loại của tễ khác nhau cũng có chứng thích ứng khác nhau, ví dụ như: thấp chẩn rữa nát, nước vàng và dịch mủ rất nhiều, nếu dùng cao mềm Hoàng liên đã không thể hấp thu nước mủ, lại vướng trệ hơi nóng bốc lên, chỗ có bệnh bởi thế mà càng thêm rữa nát, nếu thay dùng nước hoàng liên lạnh ẩm để đắp, nước mủ đã có thể hấp thu đến vải đắp ở trên, hơi nóng cũng có thể bốc lên. Đã nắm được vận dụng của thuốc dùng ngoài, trong đây đem các loại xử phương thường dùng trong phần này, phân riêng theo tễ hình giới thiệu như sau:

1 – TỄ BỘT

Cách pha chế và cách dùng: Đem dược vật nghiền thành bột mịn cực nhỏ, rải trên chỗ chẩn da, mỗi ngày mấy lần.

Tác dụng:

 - Có thể hút dịch mồ hôi, mỡ da ở bề mặt da dẻ, làm cho da khô ráo.

 - Tăng thêm diện tích tản nhiệt của da dẻ, mà có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm dứt ngứa.

- Bột thuốc rắc ở bề mặt da dẻ có thể làm da dẻ ít bị kích thích của ngoại giới, mà nổi lên tác dụng giữ gìn che chở.

- Dược vật thường dùng trong tễ bột thường có đủ tác dụng thanh nhiệt, dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

- Cấp tính hoặc á cấp tính viêm da, nhất định cần không rữa nát và dịch thấm ra.

- Toàn thân hoặc cục bộ da dẻ ngứa gãi.

 Phương thuốc đưa ra làm thí dụ:

 Chỉ dạng phác phấn, Kê tô tán, Khổ sâm thạch cao phấn.

2 – TỄ NƯỚC.

 Cách chế và cách dùng:

Sau khi dược vật dùng nước đun nấu, lọc bỏ bã thuốc , giữ lạnh để sẵn dùng. Nói chung làm lạnh bằng đắp ủ hoặc dùng cách ngâm lạnh, cũng có thể dùng làm tẩy rửa mặt mụn.

Tác dụng

 Dùng gạc (vải mềm) thấm đắp có thể hấp thu dịch thấm ra, dịch mủ, lại có thể mềm hóa và trừ sạch mụn ở da, giữ che da dẻ, giảm bớt kích thích.

 Chỗ dùng của dược vật thường có đủ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, táo thấp. Thêm đó là dùng lạnh có giúp cho phóng tan sự gan nhiệt ở cục bộ.

 Chứng thích ứng:

Dùng hợp ở các loại chứng viêm da cấp tính, có sung huyết sưng đỏ rõ rệt, rữa nát, thấm dịch, dịch mủ hoặc bề mặt có mụn da che lại.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Bì viêm tẩy tễ, thuốc vị lẻ có thể chọn dùng; Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Khổ sâm, Đại hoàng, Cam thảo, Bồ công anh.

 3 -TỄ RƯỢU

 Cách chế và cách dùng: Tễ rượu là đem dược vật thả vào trong cồn hoặc rượu trắng ngâm chìm sau một thời gian nhất định, qua lọc bỏ bã đợi dùng, bôi xát cục bộ.

 Tác Dụng:

 - Cồn hoặc rượu đều có tác dụng tiêu độc dứt ngứa và tính thẩm thấu rất mạnh.

- Dùng dược vật thường có tác dụng sát trùng, giải độc dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

- Bệnh ngoài da ngứa gãi.

- Bệnh ghẻ lở (tiển bệnh).

 - Các loại chứng viêm da mạn tính. Cấm dùng ở cục bộ sưng đỏ, rữa nát.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Rượu thổ cẩn bì, thuốc nước hắc lào, rượu xà sàng tử.

4 -TỄ DẦU

Cách chế và cách dùng:

Đặc điểm của tễ dầu là một loại dịch dầu chảy động. Một loại là ở trong dầu vừng hoặc dầu rau thêm vào một ít lượng bột thuốc hỗn hợp mà thành. Một loại là ở trong dầu vừng hoặc dầu rau thêm thuốc sắc ngào xong, lọc bỏ bã thuốc chế thành. Các thứ khác như dầu lòng đỏ trứng gà, dầu cám, dầu đậu đen trúc xanh, cũng thuộc phạm vi tễ dầu. Khi dùng bôi trực tiếp ở chỗ bệnh.

Tác dụng:

- Dầu có thể để làm ẩm da dẻ, mềm hóa mụn ở da, lại có thể thúc đẩy chỗ mụn vỡ, rữa nát, nứt rách đựợc khép lại và khỏi.

- Dược vật dùng ở đây thường có đủ tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ẩp da dẻ.

 Chứng thích ứng:

- Á cấp tính viêm da, thấp chẩn, khô khan, nứt nẻ, và chẩn ở da bong vảy.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

 Dầu Hoàng liên, Dầu Tử quy.

 5 - TỄ ĐẮP BÔI

Cách chế và cách dùng: Tễ này là ở trong nước thêm vào lượng thuốc bột phù hợp trộn đều mà thành, bởi vì thuốc bột thường không có tính lỏng, hiện rõ dạng đục lơ lửng, (cho nên lại có tên Tễ đục lơ lửng). Khi dùng cần lắc động thêm, đắp ở cục bộ.

Tác dụng:

 Đắp thuốc ở cục hạn, theo bốc hơi của thủy phần mà có tác dụng thanh lương chỉ dạng (làm mát dứt ngứa), bột thuốc bám ở trên chẩn da lại có tác dụng che giữ. Thuốc dùng ở hình tễ này thường có đủ tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

 Các loại viêm da cấp tính, da dẻ đỏ về chiều hoặc nổi gò chẩn và chẩn ở da có bọc nhỏ, không thích hợp ở các chững rữa nát , thấm dịch ra, ghẻ mụn kết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tam hoàng trà Tụ, Giải độc trà tễ.

6 - TỄ NGÂM

Cách chế và cách dùng:

Dùng dược vật thả vào trong giấm ngâm chìm, đợi một thời gian nhất định rồi bỏ bã đợi dùng. Đem chi bị bệnh ngâm chìm ở trong giấm thuốc.

Tác dụng:

Giấm có tác dụng làm mềm hóa chất sừng, chỗ dùng dược vật đều có đủ tác dụng khử phong, sát trùng, dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

 Ghẻ lở ở bàn tay, bàn chân, móng.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

 Hoắc hoàng tẩm tễ, Hạc chưởng phong dược thủy.

7 - CAO MỀM

Cách chế và cách dùng:

Chỗ dùng cao mềm ở đông dược theo đúng cách chế truyền thống thuộc về cách dùng dược vật thả vào trong dầu vừng sắc khô rồi bỏ đi bã thuốc, thêm sáp ong nấu chảy ra chế thành, hoặc đem bột thuốc trộn vào trong mỡ lợn chế thành. Hiện nay thường dùng Vadơlin trộn thành.

 Tác dụng:

 - Cao mềm tác dụng giữ lâu, có tác dụng che giữ và làm mềm ẩm da dẻ, kích thích mầm thịt sinh trưởng, mềm hóa da mụn, vảy da. - Do ở chỗ chứa dược vật khác nhau, tác dụng cũng mỗi thứ khác nhau, như thanh nhiệt tiêu viêm, sát trùng dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

Mụn vỡ và các loại á cấp tính, mạn tính viêm da.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Hoàng liên cao, Tiêu phong cao.

8 – CAO CỨNG

Cách chế và cách dùng:

Đem dược vật thả ở trong dầu vừng sắc khô, bỏ đi bã thuốc, đem dầu ngào (Cô đặc) đến khi thả một giọt vào nước nó sẽ tròn lại như hạt ngọc, thêm vào một lượng hoàng đan phù hợp (cao cứng màu đen) hoặc duyên phấn (cao cứng màu trắng) mà chế thành. Đem cao cứng dãn ra ở giấy hoặc trên vải dán ở cục bộ.

Tác dụng:

Dán ở trên da, làm cho cục bộ giữ được độ ẩm nhất định, có thể làm da mềm hóa, thúc đẩy hấp thụ của chứng viêm da mạn tính. Chứng thích ứng: Chứng viêm da mạn tính cục hạn.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

 Thuốc cao hắc đậu lựu du.

 9 - TỄ DÁN

Cách chế và cách dùng:

 Đem bột thuốc dùng dầu thực vật (dầu vừng hoặc dầu rau) lượng ngang nhau trộn thành dạng hồ, đắp ở cục bộ, nếu dầu ít bột thuốc nhiều thì giống như cao mềm.

Tác dụng:

Dầu có thể làm mềm da , giữ che bề mặt rữa nát, mềm hóa da mụn, bột thuốc có thể hấp thụ dịch thấm ra. Bởi chỗ chứa dược vật khác nhau mà có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, táo thấp, dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

Da rữa nát, dịch thấm không nhiều của chứng viêm cấp tính, á cấp tính.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Thanh đại tán, Hoàng linh đơn.

 10 – TỄ TẮM

Cách chế và cách dùng:

Đem dược vật thả vào trong nước đun sôi, bỏ đi bã thuốc, nhân lúc còn nóng xông rửa toàn thân hoặc cục bộ.

 Tác dụng:

1 - Do tắm rửa bằng nước nóng mà có thể tăng mạnh hiệu quả dứt ngứa và có thể cải thiện tuần hoàn huyết dịch, thúc đẩy hấp thu của chứng viêm mạn tính.

2 - Khử phong, sát trùng, dứt ngứa.

3 - Làm sạch sẽ da dẻ.

Chứng thích ứng:

Chứng da dẻ ngứa gãi, thấp chẩn mạn tính và viêm da, lở nghẻ bình thường, mỡ da tràn ra.

Cấm dùng ở chứng viêm cấp tính. Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tễ tắm rửa dứt ngứa, (chỉ dạng tẩy tễ), Xà sàng tử thang, Hải ngải tán.

 11 – TỄ XÔNG KHÓI

Cách chế và cách dùng:

 Đem dược vật đốt lên, lợi dụng khói thuốc hun sấy cục bộ.

 Tác dụng:

1 - Cải thiện tuần hoàn huyết dịch, thúc đẩy hấp thu của chứng viêm mạn tính.

 2 - Sát trùng, dứt ngứa. Chứng thích ứng: Chứng viêm da mạn tính cục hạn.

 Bài thuốc đứa ra làm ví dụ:

 Thuốc xông khói, viêm da do thần kinh.

Trích tài liệu của thầy LÊ VĂN SỬU


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >