Trang chủ arrow Bài viết arrow THẤT THẬP NHỊ HUYỀN CÔNG
THẤT THẬP NHỊ HUYỀN CÔNG
29/09/2007
Image

Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công, Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ, hay 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, 72 công phu Thiếu Lâm Tự là số lượng các tuyệt kỹ được các võ sư nhiều đời của Thiếu Lâm tự đúc kết, tinh lọc, tổng hợp và phân loại, theo đó hệ thống võ học Thiếu Lâm phái hay Thiếu Lâm danh gia dù có phương pháp luyện tập đặc biệt nào cũng không ra ngoài 72 tuyệt kỹ này.
 
Theo sách cổ, 72 môn công đó gồm:

·        Các bí quyết luyện chỉ lực (luyện ngón tay)

·        Các bí quyết luyện chưởng (luyện lòng bàn tay hay cạnh tay)

·        Các bí quyết luyện khinh công và phi hành (luyện chạy nhanh, nhảy cao, lướt trên mặt nước)

·        Các bí quyết luyện thiết quyền và thiết tí (luyện nắm đấm, sức mạnh của cánh tay v.v.)

·        Các bí quyết luyện thiết cước và thiên cân trụy (luyện đòn chân)

·        Các bí quyết luyện những công phu đặc dị (như đầu cứng như sắt, cơ thể nhu nhuyễn, thu hạ bộ vào khoang bụng v.v.)

Danh sách

1.       Thiết tý công (cánh tay sắt): Khởi đầu dùng cánh tay đập vào các gốc cây, sau tăng lên đập vào đá. Phải có thuốc ngâm tẩm đặc biệt để tập.

2.       Bài đả công

3.       Thiết tảo công hay Thiết tảo trửu (chổi sắt quét): Luyện chân với các đòn cước quét (tảo địa). Khởi đầu bằng đứng Trung bình tấn, sau luyện quét vào các gốc cây.

4.       Túc xạ công (bắn bằng chân)

5.       Cước thích công

6.       Đồng sa chưởng, còn gọi là Trúc diệp thủ (tay lá trúc) hay Trúc diệp chưởng, gần giống Thiết sa chưởng.

7.       Xà hành thuật

8.       Đề thiên cân (nhấc ngàn cân), hay Thiên cân trụy: Trụ tấn nâng vật nặng. Luyện từ thế Trung bình tấn, hai tay nâng vật nặng lên trời giống như nâng tạ.

9.       La hán công (công phu La Hán)

10.     Thiết đầu công (đầu sắt), còn gọi là Thạch đầu công (đầu đá): Luyện húc đầu vào vật cứng.

11.     Tứ đoạn công (bốn đoạn)

12.     Thiết bố sam công (áo giáp sắt): Luyện vai, ngực, lưng cho thành cứng như sắt, không luyện bụng. Khởi luyện bằng cách xoa toàn thân, nằm trên vật cứng. Sau tăng lên bằng các bài tập phi lưng, ngực, vai v.v. lên cát. Tương truyền công phu này do một thiền sư Tây Tạng truyền cho Thiếu Lâm tự và rất được ngưỡng mộ.

13.     Song tỏa công (hai khóa)

14.     Thượng quán công (quán là cái hũ): Phép luyện huyền lực (lực treo) và sức nắm của cánh tay. Xỏ hũ vào một cái cây. hai tay để ngang nắm hai đầu cây xách hũ đựng vật nặng. Nhiều khi môn đồ còn bị cắm dao bên sườn để luyện không cho hạ tay xuống khi mỏi.

15.     Thạch tỏa công (khóa đá)

16.     Thiết châu đại hay Thiết đới công: Cách luyện lực ở nách, dùng để quăng quật đối thủ.

17.     Thiên cân sạp (cánh cổng ngàn cân), gần tương tự Đề thiên cân.

18.     Tiên kình pháp (kình lực roi)

19.     Phân thủy công (rẽ nước): Luyện sức hai tay rẽ. Thường dùng cây mây, cây song loại lớn đóng thành màn, sau đó dùng hai tay vẹt sang hai bên.

20.     Ngọc đới công (thắt lưng ngọc), còn gọi là Càn khôn khuyên: Công phu chuyên luyện cho hai cánh tay có sức mạnh xiết vòng lại, có thể ôm xiết người đến gãy xương mà chết. Thường luyện bằng cách ôm xiết khối đá nặng hình trụ.

21.     Ưng dực công (cánh ưng): Là công phu dùng cùi chỏ hạ thủ, thuộc loại ngạnh công. Treo hai bao cát hai bên tăng dần độ nặng, luyện đánh chỏ ngang.

22.     Khiêu việt pháp

23.     Bá Vương trửu (khuỷu tay Bá Vương): Cũng luyện cùi chỏ như Ưng dực công nhưng khác về cách luyện, nằm sấp hoặc ngửa chống chỏ xuống, người nhô lên hạ xuống. Sau có thể đặt thêm vật nặng lên người để tập.

24.     Nhất chỉ kim cương pháp (một ngón tay), còn gọi là Nhất dương chỉ: Gần giống Nhất chỉ thiền, nhưng Nhất chỉ thiền thiên về âm công, phóng ngón tay đả thương địch từ xa, còn Nhất chỉ kim cương pháp thiên về luyện dương cương.

25.     Bạt đinh công (nhổ đinh): Luyện chỉ lực.

26.     Nhất chỉ thiền công (phóng một ngón tay): Là loại âm công cực độc. Người luyện thành thì khi phát ngón tay chưa tới mà địch thủ đã bị thương, ở cấp thấp thì ngón tay cứng như dùi sắt.

27.     Thạch trang công (tấn vững như đá): đứng Trung bình tấn càng lâu càng tốt, sau luyện trên cọc (mai hoa trang).

28.     Kim chung trảo (chuông vàng úp)

29.     Thiết ngưu công (trâu sắt): Đặt vật nặng trước bụng, nằm ngửa để luyện cứng bụng.

30.     Toàn phong chưởng

31.     Ngọa hổ công (hổ nằm): Công phu dương lực chuyên luyện đầu ngón tay và cả đầu ngón chân theo cách chống các ngón tay chân hít đất. Có thể đặt vật nặng lên lưng để tập.

32.     Bạt sơn công (bạt núi): Thuộc loại công phu dương kình. Luyện bằng cách dùng các ngón tay nhấc trụ cây chôn dưới đất.

33.     Kim long thủ (còn gọi là Hợp bàn chưởng): Luyện sức mạnh bàn tay có thể làm tan sắt đá bằng cách xoa hai đầu bó đũa tre, tập tuần tự đến khi xoa nhẹ cái thì bó đũa nát ra, sau đó xoa đũa sắt.

34.     Thôi sơn công (Thôi sơn chưởng): Công phu luyện lực phát kình tại chưởng tâm (giữa lòng bàn tay) và cổ tay tương tự Phùng chỉ công. Luyện bằng cách đặt tay đẩy khối đá nặng trên mặt bàn.

35.     Thích mộc trang (còn gọi là Thích trang công)

36.     Ưng trảo công (vuốt ưng, luyện các ngón)

37.     Trảm ma kiếm

38.     Huyền không quyền

39.     Kim sa chưởng, Châu sa chưởng, còn gọi là Hồng sa thủ: Thuộc loại âm công tối độc, đứng hàng đầu trong các loại âm công. Khi phát chưởng không cần chạm tay địch thủ đã bị thương trí mạng. Luyện bằng cách xoa cát trong chậu vuốt lên, sau nâng dần độ khó bằng mạt sắt và bi nhỏ.

40.     Thiết sa chưởng (chưởng sắt), loại công phu chuyên luyện chưởng thịnh hành trong Thiếu Lâm Bắc phái chính tông.

41.     Phi hành công (đi như bay), còn gọi là Dạ hành thuật: thuật đi đêm, một loại khinh công. Yêu cầu tập cả sự nhanh nhạy và luyện mắt tinh tường.

42.     Thương đao bất nhập pháp (thương đao chẳng vào), còn gọi là Không thủ nhập bạch nhẫn (tay không vào rừng đao): luyện mắt thật nhanh nhạy bằng cách đếm nhanh các vật, sau đó luyện chạy trong rừng tre và chạy giữa vài chục người cầm binh khí tấn công. Tương truyền do Trần thị thuộc đời Tống ở đất Trân Châu sáng chế.

43.     Ngũ độc truy sa chưởng (còn gọi là Ngũ độc thủ)

44.     Phi đảm tẩu pháp

45.     Nhất tuyến xuyên (xuyên một đường)

46.     Thoán tung thuật (nhảy ngược)

47.     Kim sản chỉ: Luyện chỉ lực.

48.     Yết Đế công (nhào lộn kiểu Yết Đế)

49.     Mai hoa trang (cọc hoa mai), còn gọi là Mai hoa thung: Chuyên luyện tấn pháp và bộ pháp trên các cọc đóng thành 5 cái một thành hình hoa mai. Tăng dần chiều cao của cọc và độ khó của bài bằng cách thi đấu, biểu diễn quyền và binh khí trên cọc.

50.     Niêm hoa công (hái hoa): Luyện dương lực ở hai đầu ngón tay để bấu, véo, điểm. Luyện bằng cách hai ngón tay vê các hạt đậu tiến tới hạt cát, sắt. Khi vê bi sắt mà làm méo, bẹp là đại thành.

51.     Đường lang trảo (trảo bọ ngựa) hay Đường lang quyền

52.     Bao bản công hay Bao thụ công (ôm cây): Luyện sức xiết của vòng tay.

53.     Thiểm chiến pháp, hay Phi thiềm tẩu bích (bay trên mái, chạy trên vách): Thuật luyện chạy nhanh, nhảy cao, thân nhẹ

54.     Kim đao hoàn chưởng công: Luyện lực cạnh bàn tay.

55.     Khinh thân thuật (thân nhẹ) hay Khinh thân công: Luyện chạy nhanh, thân thể nhẹ nhàng. Luyện ban đầu bằng cách chạy trên thành chum đựng nước, sau bỏ nước dần dần. Cuối cùng chạy trên nền cát cho đến khi linh hoạt đến mức cát không bị tung lên, chân không dể lại dấu.

56.     Thiết tất công (gối sắt), còn gọi là Thiết tất cái: Phép luyện đầu gối cứng như sắt thép. Tập bằng cách dùng quyền đấm vào hai đầu gối khi ngồi xếp bằng. Sau tăng lên dùng sức của búa.

57.     Lục địa phi hành thuật

58.     Xuyên liên công (xuyên rèm): Công phu gần giống Phi thiềm tẩu bích. Công phu này mô phỏng động tác chim yến bay qua màn cửa, dùng để nhảy qua chướng ngại vật, nhiều môn sinh Sơn Đông mãi võ chuyên biểu diễn nhảy chui qua vòng lửa hay vòng gắn dao nhọn, chính là công phu này.

59.     Lăng lý toản (nhào lộn).

60.     Điểm thạch công (luyện tay điểm vào đá): Loại dương công chuyên luyện đầu ngón tay để đánh điểm vào thân thể đối thủ rất nguy hiểm, thuộc hàng tử thủ nhưng khác với Nhất chỉ thiền (Nhất dương chỉ) là loại âm công tác xạ từ xa. Dùng đầu ngón tay điểm vào tường đá để tập.

61.     Tỳ bà công (gảy đàn tỳ bà), còn gọi là Đàn chỉ thần công: Luyện búng ngón tay như búng dây đàn. Phải ngâm thang thuốc đặc biệt trộn vào bao cát để tập. Khi tập thành ngón tay trở nên đen huyền do thấm thuốc.

62.     Nhu cốt công (xương mềm): Luyện cho toàn thân nhu nhuyễn, các khớp xương thông hoạt, tránh sự cứng nhắc. Khởi luyện bằng cách hất chân các hướng, kế đến luyện Triều thiên đăng tức đưa chân tới trước ngực rồi ôm sát vô ngực trong khi chân kia vẫn đứng thẳng, sau đó luyện eo bằng cách tư thế uốn, gập.

63.     Bích hổ du tường thuật (thằn lằn leo tường), còn gọi là Bà tường công: Là loại công phu chuyên bò sát mặt tường thẳng đứng mà đi lên.

64.     Môn đang công (luyện hạ bộ): luyện sức chịu đựng của những đòn tấn công vào hạ bộ, hay Liễu âm công (thu hạ bộ vào ổ bụng để tránh bị tấn công).

65.     Phân đằng thuật hay Phân đằng công (lật lăng): Luyện khinh thân (thân nhẹ) để có thể lên xuống bất cứ chỗ nào, cách luyện có thể bao hàm cả những kỹ năng nhào lộn.

66.     Bố đại công: Không liên quan gì đến khái niệm túi vải (bố đại), đây là công phu chuyên luyện bụng.

  

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >