Trang chủ arrow Cổ vật arrow Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA CÁC ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUNG QUỐC
Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA CÁC ĐỒ ÁN HOA VĂN TRUNG QUỐC
22/11/2006
Image

Đất nước Trung Hoa huyền bí dường như đã chinh phục toàn thế giới. Đã từ lâu, người ta lang thang đi tìm trên mảnh đất này mong tìm ra lời giải đáp. Những điều huyền bí lộ dần sau từng chuyến đi gợi lên niềm háo hức. Và hôm nay chúng ta hãy lại tiếp tục cuộc hành trình...Hãy xem đằng sau những hình vẽ kia nói gì...
 


BÁT BỬU

Tám vật quí đi kèm với Bát Tiên (xem Bát tiên); hoặc tám món khác thành 4 nhóm: quạt vả - kiếm, sen, - gỗ đào, ống sáo – bầu trói, cặp sênh - một loại nhạc khí giống ống tiêu có 2 dăm (?) Đây là 8 vật qúy của Đạo giáo.

Phật giáo có bộ “ Bát bửu” riêng mà nguồn gốc là những bửu bối biểu thị của thần bảo tôn Vit-nu (Ấn độ) thường được chạm dưới bàn chân phật – gọi là bùa “Ashtamangala” gồm: 1 Dấu hiệu trên ngực của thân Vit-nu 2. Hoa sen 3. Bình đựng nước 4. phật chủ 5. Lọng ba tầng 6. Cá 7. Ốc, 8. Cờ.

Bửu bối của Vit-nu chuyển qua nghệ thuật Trung Quốc được định danh là “Bát bửu” : Dấu hiệu thần bí trên ngực Vit-nu biến thành một ám hiệu – lúc thì gọi đây là “dây liên” lúc thì gọi là triền 2. xa luân (bánh xe) 3. loa (ốc) 4. liên hoa (bông sen) 5. bảo cái (lọng) 6. thiên cái (tàng) 7. bảo bình (bình) 8. song ngư (2 con cá).

Ngoài các bộ “bát bửu” nói trên, có tám vật khác cũng được gọi là “bát bửu” thường thấy trong nhiều đồ án trang trí mỹ thuật: 1. Tiên đồng 2. Ngọc châu 3. Miến chả (hình thoi) 4. sách 5. khánh 6. bức họa 7. sừng tê 8.lá ngải băng. Tám vật này biểu trưng sự phú qúy, có học hành đỗ đạt, tài hoa… Mỗi vật  thườn phối trí với một giải dây dài uốn lượn gọi là “bàn triền” để ngụ ‎‎Ý những thứ qúy báu đó tồn tại lâu dài.

BÁT TIÊN

Bát tiên (tám vị tiên) là đồ án phổ biến trong mỹ thuật phẩm Trung Quốc. Đó là tám vị tiên Đạo giáo mà sự tích được viết trong sách Đông du bát tiên. Mỗi vị tiên được coi là “thần” của ngành nghề hay “thần bảo hộ” của một đối tượng cụ thể nào đó và mỗi vị thường  cầm một vật báu có ý nghĩa tượng trưng riêng.

Lý Thiết Quài: Người ăn mày thọt chân, chống cái nạng sắt, mang (hoặc cầm) cái bầu trói, ở đó thoát ra cái tinh anh của ông.
Hàn Tương Tử: Tiên đồng thổi sáo. Được coi là thần của các nhạc công.
Hán Chung Li: Cầm quạt lá vả, đôi khi thêm quả đào tiên.
Lâm Thái Hòa: Cầm một giỏ hoa. Được coi là thần của những người bán hoa.
Lữ Đồng Tân: Tay cầm phất trần và đeo kiếm trên vai. Được coi là thần y dược.
Trương Quả Lão: Cầm một thứ nhạc khí kỳ lạ.
Tào Quốc cữu : Tay cầm sênh (còn gọi là sanh, hay sinh) một loại nhạc khí. Được coi là thần của các nghệ sĩ.
Hà Tiên Cô : Cầm một cái vợt cán dài (hay một ngó sen). Được coi là thần bảo hộ gia đình.

Đồ án ‘Bát tiên’ biểu trưng cho sự trườn sinh bất tử. Do đó, có đồ án ‘bát tiên hiếu thọ’ (tám ông tiên hiến sự sống lâu).

BÁT TIÊN CƯỠI HƯƠU CẦM ĐÀO

Đồ án này biểu trừng cho sự trường thọ, sống lâu. Và cũng hàm ý tiêu dao của các vị tiên bất tử (xem Đào).

BÁT TIÊN KỴ THÚ

Tám vị tiên cưỡi trên các con thú. Phổ biến là rồng, lân, rùa, phượng, công, voi, ngựa hạc… Nói chung đồ án này không có ‎ý nghĩa đặc biệt nào ngoài việc thể hiện tám chặng đường tụ tập các bí pháp của đạo giáo để trở thành tiên.

BÁT TIÊN QUA BIỂN

Đồ án này thể hiện tám vị tiên cỡi trên các con thú (hay không cưỡi) trên sóng nước ; lại có khi là bình hoa tám vị tiên trên chiếc thuyền rồng. Đồ án nay thể hiện tích truyện rút từ sách (Đông du bát tiên).

BÁT TIÊN VÀ TÂY VƯƠNG MẪU

Hình vẽ bát tiên đứng chầu bà Tây Vương Mẫu cầm quả đào , hoặc đứng trước hình họa Tây Vương Mẫu cỡi con nai, tay cầm quả đào là đồ án được định danh là " Bát tiên thượng thọ " biểu trưng cho sự trường sinh và bất tử.

BÉ TRAI

Theo truyền thống Trung Quốc, đông con là có phúc, và con trai được coi trọng hơn con gái : nối dõi cho dòng họ và con trai mới được chấp nhận tham dự vào các cơ hội thăng tiến : đi thi làm quan… Do đó, hình tượng đứa bé trai bụ bẫm, vui cười là biểu trưng của hạnh phúc gia đình.

BÉ TRAI – CÁ

Hình họa bé trai ôm cá, vác cá trên vai, hay hai tay nâng cá lên khỏi đầu, tay xách xâu cá, gối đầu lên bụng cá…là biểu trưng cho sự có con trai và dư dả. Đề tài này thường đi với câu chúc "Niên niên hưu dư" ; còn nếu hình vẽ hai bé trai cùng xâu cá và xâu tiền điếu lại đi với câu chúc "Đinh tài lưỡng vượng"


BÉ TRAI – BÉ GÁI VÀ DÀN BẦU SAI QUẢ

Đám bé trai biểu thị cho con cháu đông đúc, (tôn tử) ; giàn bầu sai trái ngụ ‎ý chỉ số nhiều (hàng vạn) ; trái bầu có nhiều hạt ("Hạt" chữ hán gọi là " tử " đồn âm với "tử" là con) và mặt khác bầu là loại trái có cuống dài ("Cuống dài" chữ hán gọi là "Đại" : thời đại). Đồ án này biểu thị cho câu " Tôn tử vạn đại" tức chúc tụng sự nối truyền của tộc họ.

BÉ TRAI – LỰU

Bé trai (có lúc bé gái ) ôm trái lựu chín tách vỏ để lộ hạt lựu biểu trưng cho sự đông con. Lựu có nhiều hạt "hạt" chữ hán đọc là "tử" đồng âm với "tử" là "con". Đồ án này biểu trưng cho sự đông con.

BÉ TRAI ĐEO KHÁNH VÀ CÁ ĐỎ BƠI LỘI TRONG ĐÁM RONG

Đây là đồ án biểu ý cho câu chúc " Tảo nam khánh dư " (sớm có con trai và dư dả) (xem CÁ ; RONG ).

BÍ ĐỎ (bí ngô)

Loại trái này có nhiều hạt nên cũng được biểu trưng cho sự đông con nối dõi.

BÌNH - KÍCH

"Kích" (một thứ vú khí) có âm đọc là "kie", đồng âm với từ "cấp" (bậc). Hình họa này biểu trưng cho sự lên chức : "Bình thăng tam cấp"

Đồ án cái bình cắm một cây kịch thì lại biểu trưng cho "bình an" và " đại cát" ( "kích" cũng được coi là đồng âm với "cát " : điều tốt lành).

BÌNH – YÊN NGỰA

"Bình " (lọ) đồng âm với "bình" (an bình) ; "yên ngựa" đồng âm với "yên" (an). Do đó, hình họa "bình" và "yên ngựa" biểu ý cho sự "bình yên". "Bình" và "yên ngựa" thường hay phối hợp với gậy "như ý" để biểu thị cho câu chúc "Bình yên như y".

BỒ CÂU

Chim "bồ câu" chữ Hán là "cưu cáp" là hình họa biểu trưng cho sự trường thọ. Điển tích : Đời hậu Hán , người nào thọ 70 tuổi đều được vua ban cho cây gậy ngọc trên đầu có chạm chim bồ câu. Bồ câu là loại chim ăn uống không bao giờ bị tắc nghẹn. Do đó, chim bồ câu được dùng làm biểu trưng cầu chúc cho người già ăn uống tốt, khồn bao giờ bị nghẹn.

BÚT LÔNG XUYÊN GIỮA BÁNH XE

"Bút"   筆   chữ hán đọc là "bất" , đồng âm với âm đọc chữ "tất" 必 (cũng đọc là "bất") . Ở "giữa" (bánh xe) là "trung" 中 âm là " trúng". Do đó, hình họa này biểu ý cho lời chúc "tất trúng", có nghĩa là "chắc chắn phải trúng", "chắc chắn phải được phải thành công".

BƯỚM

Con bướm : chữ hán gọi là " Hồ điệp". "Điệp" có âm đồng với từ "Điệt" (ông lão 80 tuổi). Do đó, bướm là hình tượng biểu trưng cho sự sống lâu, trường thọ.

Cá chữ Hán là "ngư" , âm đọc là " Yu" đồng âm với "dư"   餘 (dư dả). Do vậy, cá biểu trưng cho sự dư dả. Hình vẽ cá phối hợp với nhiều hình họa, hoa văn khác có thể hiểu là "hữu dư" có nghĩa là "có", tức giàu có : dư ăn dư để.

CÁ VƯỢT LONG MÔN

Tranh vẽ con cá chép (L‎ý ngư) vùng nhảy lên khỏi mặt sóng nước (dạng hoa văn "Hồi ba"), trước một cửa thành đề "Long môn" là biểu trưng cho nỗ lực thi cử : "L‎ý ngư khiêu long môn". Cá chép vượt "Long môn, tam quốc" là ngụ ý đã vượt qua ba kì thi : thi hương, hội, đình. Cũng là ‎ý nghĩa này đôi khi là đồ án "Cá hóa rồng" : đầu rồng đuôi cá.

CÀO CÀO (hay CHÂU CHẤU)

"Chung tư" là một loại sâu có cánh giống như châu chấu hay cào cào. Loại trùng này có khả năng sinh sản rất mạnh : một lần đẻ ra một bầy con. Do đó, "Chung tư" biểu trưng cho sự đông con – hiểu là "Phúc" . ý nghĩa biểu trưng này được coi là một quan niệm phổ biến lâu đời của người Trung Quốc vì trong kinh thi, bài "Thiên châu nam" đã lấy hình tượng châu chấu để biểu trưng cảnh con đàn cháu đống đầy hạnh phúc.

CHIM – HOA

Phổ biến là đồ án "Hoa – Điểu" (chim và hoa). Mỗi loài chim và mỗi loài hoa có ý nghĩa biểu trưng riêng. Ở đây chúng ta nói đến đồ án một bầy chim bố trí trên một cây hay một cành hoa và có thể là con đang bay trên không – được gọi là "Bách điểu" (hiểu "Bách" là số nhiều). Trường hợp này thì thế dáng của các con chim thường gộp vào 4 tư thế : "Phi – Minh – túc – thực " biểu trưng cho sự thăng tiến (phi), danh giá (Minh kêu đồng âm với Minh/sáng) sự đầy đủ (túc / ngủ đồng âm với túc / đủ) và bổng lộc (thực / ăn đồng âm thực /bổng lộc.

"Cò" chữ Hán là "Lộ", đồng âm với chữ "Lộ" 路 là "đường đi", biểu ý hoạn lộ : đường làm quan. Một con cò ngụ ý : "Nhất lộ". một cụm nhiều bông sen biểu ý chỉ là sen sanh sôi nhiều, liên tục : Liên sinh ; liên sinh = liên thăng (xem SEN – SINH). Hình vẽ một con cò trong đám sen trổ nhiều hoa là ngụ ý của câu chúc tụng : "Nhất lộ liên thăng".

CÓC BA CHÂN

"Cóc" chữ Hán là "Thiềm thừ". Cổ tích kể rằng Hằng Nga sau khi đánh cắp thuốc trường sinh trốn lên cung trăng thì hóa thành cóc. Do vậy trăng còn gọi là "cung thiềm". Ở cung trăng có cây quế nên cũng gọi là "cung quế". Bông quế trổ vào mùa thu, đó là mùa mà thời xưa hay tổ chức thi Hội để chọn trạng nguyên. Đây là một cách để hiểu về biểu trưng này.

Cóc thường biểu trưng cho học trò. Ba chân biểu trừng cho 3 kì thi : Hương , hôi và đình. Do vậy cóc 3 chân biểu trưng cho sĩ tử đỗ cả ba kì thi.

Tích khác cho rằng cóc 3 chân là con vật thần kì : Ai nhin thấy được nó sẽ giàu to. Tích này có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết "Lưu hải câu cóc" (xem LƯU HẢI) và theo đó "cóc 3 chân" là biểu trưng cho sự phát tài.

CÔNG

Công là loài chim ưa sống nơi thanh vắng và có bộ lông đa sắc. Do đó, công được dùng biểu trưng cho thái bình và thịnh vượng.

CÚC

Cúc là bông hoa biểu trưng cho mùa thu và cũng được dùng làm biểu trưng cho tiết khí thanh tao của bậc cao sĩ lấy sự an nhàn ẩn dật làm vui thú, xa lánh danh lợi.

CÚC VÀ DẾ XANH

"Dế xanh" chữ hán 虫 國 兒 đồn âm với "quan nhi" 官 兒 . do đó "cúc - dế xanh" biểu ‎ ý cho câu : Quan như cư ( cúc gần giốn cư cư 居 ) có nghĩa là chức quan còn trẻ, tức là triển vọng được thăng tiến cao.

CÚC – SẺ VÀNG

Cúc chữ Hán đồng âm với "cử" (chỗ ở, cư trú…), chim sẻ vàng chữ Hán là "Hoàng tước  黃 雀 "   "Hoàng" đồng âm với "Hoan"   歡 có nghĩa là "vui" do đó đồ án trên biểu thị cho câu chúc "Cử gia hoan lạc" (cả nhà đều vui sướng).

DẢI DÂY UỐN LƯỢN

Dải giây dài uốn lượn như bay phi phất trong gió biểu trưng cho sự quanh co mà chữ hán gọi là "bàn triền  盤 旋 " "Triền" (xoay chuyển xoay vòng…) đồng âm với "trường" (dài lâu). Do đó, dải dây uốn lượn biểu ý cho sự trường tồn. mặt khác triền còn đọc là "tuyền" (tức toàn) ; trọn vẹn, đầy đủ) nên giải dây này cũng ngụ ý vẹn toàn, đầy đủ.

DÂY LÁ

Đồ án trang trí dây lá gọi là "triền chi" biểu trưng cho sự phát triển liên tục và lâu dài. Mặt khác, đồ án này nếu loại lá có cuống dài thì biểu ý là số nhiều (hiểu là cả vạn) và cuống dài, chữ Hán gọi là "đại" đồng âm với "đại" là thời đại ; do đó, đồ án này ngụ ý lâu dài ; "vạn đại".

DÂY LIÊN

Dải dây (như dải lụa) như đan bện vào nhau gọi là "dây liên" (liên lạc nhau không dứt) biểu hiện sự miên trường, sự trường tồn.

DƠI

Dơi chữ Hán là "bức" hoặc "phúc 福 " đồng âm với "phúc" (phước) do đó, dơi biểu trừng cho "phúc" một trong 3 điều tốt : Phúc , lộc, thọ.

Mặt khác từ "phúc" (dơi) và "phúc" (phước) đều đọc là "fu" đồng âm với "phú   富 " nên dơi cũng biểu trưng cho phú ( sự giàu có).

DƠI – NAI – TÙNG

"Dơi" chữ Hán đọc là "Phúc" đồng âm với "Phúc" (phước) ; "Nai" chữ Hán đọc là "Lộc" đọc đồng âm với "Lộc" (bổng lộc) ; và "Tùng" là loài cây sống lâu và là lá luôn xanh tươi biểu trưng cho sự "trường thọ". Do đó, đồ án này phối hợp Dơi – Nai – Tùng biểu trưng cho Phước – Lộc – Thọ.

DƠI – NGẬM CHỮ "THỌ" CÓ TỤI CỘT 2 ĐỒNG TIỀN

Hình họa này biểu trưng cho câu phúc (dơi) thọ song tuyền (2 đồng tiền : "Sòng tiền đồng âm với "song tuyền" tức "Song toàn").

DƠI – ÔNG LÃO CẦM ĐÀO TIÊN – NAI

Đồ án này thể hiện ông lão già, râu tóc bạc phơ tay cầm quả đào tiên (biểu trưng cho sự trường sinh bất lão) với một con nai tơ quấn quít bên chân và trên cao là con dơi đang bay đáp xuống. Đồ án này cũng biểu trưng cho Phúc (dơi) – lộc (nai) – thọ (ông lão – đào tiên).

DƯA – CHUỘT

"Dưa – chuột" chữ Hán là "Qua – thử . "Qua " (dưa) đồng âm với quá (vượt quá) ; "Thử" (chuột) đồng âm với (làm thử). Do vậy đồ án "Qua thử" biểu ý cho việc vượt qua được việc thi cử ; đỗ đạt.

ĐÀO (hoa đào)

Loại hoa này dùng để biểu trưng cho mùa xuân, là mùa cưới hỏi nên nó cũng dùng để ngụ ‎ý chuyện nhân duyên.

ĐÀO (Trái đào)

Trái đào trong các đồ án mỹ thuật thường hiểu là đào tiên là loại trái cây có trên thượng giới thuộc cung Dao Trì của bà Tây Vương Mẫu. Theo truyền thống thì ai ăn được đào này sẽ được trường thọ. Do đó, trái đào là biểu trưng của sự sống lâu.

ĐĨNH VÀNG – GẬY NHƯ Ý

Một đĩnh vàng hay bạc chữ Hán là "Nhất đĩnh" - 錠 đồng âm với "nhất định" - 定 (quả quyết chắc chắn. Hình họa một nén vàng và gậy như ý, biểu trưng cho câu chúc "Nhất định như ý ".

HẠC   

Hạc là loài chim sống rât lâu. Do đó Hạc được dùng để biểu trưng cho sự trường thọ. (xem QUY).

Mặt khác, Hạc là loài chim sống nơi núi cao rừng sâu hoang vắng. Do đó, Hạc cũng biểu trưng cho sự thanh nhàn, tự tại, không chen đua với danh lợi ở đời (xem Mai Hạc).

"Gà" chữ hán đọc là "Kê", đồng âm với cát " (điều tốt, đối với hung). Do đó "gà" biểu trưng cho điều tốt.

GÀ – CÚC (Kê cúc)

Kê (gà) là con vật có đủ năm đức tính tốt của nam nhi : Vănm Vũ, Dũng, Nhân< Tín (xem gà trống) ; cúc là hoa của mùa thu, biểu trưng cho bậc thượng sĩ, ẩn dật xa lánh sự trói buộc của công danh. Do đó kê – Cúc biểu trưng cho kẻ sĩ tiết tháo.

Mặt khác về âm : kê đồn âm voái CÁT : còn CÚC (hoa cúc) đọc là "kiu" đồng âm với CỬU   久 (lâu dài), đồng âm với (CỬ 居 ( ở, cư trú), đồng âm với CỬ 舉 (cất lên, bay cao, thăng tiến, thi đỗ, thi đỗ, sinh đẻ, tất cả…). do đó KÊ CÚC (gà và hoa cúc) là hình tượng biểu trưng cho CỬU CÁT (điều tốt lâu dài), cho CƯ CÁT (điều tốt ở lại đó) và cho CỬ CÁT (Sự phát triển tốt đẹp)…

GÀ ĐÀN        

Hình ảnh đàn gà mẹ và đàn gà con biểu trưng cho sự "Phồn thực" và cụ thể là sự phát đạt, đông con. Hình họa này, có khi gà mẹ ngậm một con giun đất, con nhái và bầy gà con túm tụm lại tranh mồi biểu trưng cho sự đầy đủ (thực / ăn đồng âm với thực / bổng lộc). Ở một hướng khác, hình họa này được coi là biểu trưng của tình mẫu tử. và theo "nguyên tắc" đồng âm thì đồ án này có ngụ ý là "đa cát" : nhiều (bầy gà) điều tốt (x. gà).

ĐÀN GÀ – LỰU

"Đàn gà" có ý biểu thị sự đông con ; "lựu" cũng biểu ý cho sự đông con (xem LỰU). Đồ án phối trí đàn gà – lựu thường thể hiện gà mẹ đang mổ làm tách vỏ quả lựu để lộ ra nhiều hạt lựu đỏ : "lựu khai bách tử".

GÀ GÁY

"Gà gáy" chữ Hán là "kê minh" "minh" (gáy) đồng âm với "Minh" (sáng rõ). Do đó, hình ảnh gà gáy biểu trưng cho sự "minh danh", sự nổi tiếng.

GÀ TRỐNG

Gà trống cồ, hiểu là đàn gà lớn ( đại ). Kê (gà) đồng âm với các (tốt). Gà trống cồ là hình tượng biểu trưng cho "Đại cát" (điều tốt lớn, rất tốt).

Gà trống là con vật được coi là hội tụ đủ 5 đức tính tốt của nam giới : Văn (cái mào đỏ tựa như chiếc mũ của quan văn), Vũ (cựa gà bén nhọn như gươm – vũ khí để đấu chọi), dũng (gặp đối thủ đấu chọi để giành thắng thua), Nhân (có cái ăn thì gọi nhau cùng hưởng) và Tín (gáy sáng đúng giờ, không ngày nào quên). Do vậy, gà trống biểu trưng cho các đức tính của nam giới.

GÀ TRỐNG – GÀ MÁI

Hình họa này được định danh gà " thư hùng". Sòng thường có thêm (ngoài gà trống gà mái) là bầy gà con chíu chit ở quanh bên mẹ. Đề tài này biểu trưng cho hạnh phúc đoàn tụ : Hợp gia đại cát,

GÀ THẦN (Thần kê)

Do việc gáy báo sáng, xua tan đêm tối nên người ta xác tín rằng gà có công năng xua đuổi ma quỷ - những loại lấy đêm làm ngày. Do vậy, tranh gà được coi là một thứ bùa treo trước nhà để trừ tà.

Việc dùng tranh gà vào dịp tết, ngoài ý nghĩa cầu mong điều tốt (cát, đại cát) cũng được bắt nguồn từ một quan niệm truyền thống xác tín rằng ngày mồng một là ngày sinh ra gà (mồng hai sinh chóm mồng ba sinh lợn, mồng bốn sinh dê, mồng năm sinh trâu… mồng chín sinh trời, mồng mười sinh đất) nên đầu năm tết treo tranh gá.

HỔ

Hổ là biểu trưng cho sức mạnh, thường được dùng như một thứ bùa hộ mệnh, bảo vệ gia đình… để chống lại các thế lực ma quỉ. Hổ là con vật cưỡi của Trương Đạo Lăng (tổ của các pháp sư), của Huyên Đàn Bồ Tát (tức Triệu Công Minh – được coi là thần tài) và cũng được phối trí trong đồ án gọi là bùa thái cực với Khương Tử Nha (Khương Thái Công)…

KHÁNH

Cái "Khánh" (một loại nhạc cụ làm bằng ngọc, đá …) đồng âm với "Khánh"   慶   (chúc thọ, mừng, phúc lành ). Do vậy, cái khánh biểu trưng cho điều phúc lành.

KÍCH

Kích là một loại vũ khí. Từ "Kích" đồng âm với "Kiết" (cũng đọc là "Cát" : điều tốt lành, do đó, kích được dùng để biểu ý cho "kiết".

KÍCH – KHÁNH – GẬY NHƯ Ý

Cái "Khánh" (nhạc cụ) đồng âm với "Khánh" (chúc thọ, mừng…) "Kích" (một loại vũ khí) đồng âm với "kiết" (điều tốt). Hai vật này phối trí với gậy "như ý" để biểu đạt lời chúc "kiết khánh như ý ".

KÍCH – KHÁNH – CÁ

Đồ án này ngụ ý "Kiết khánh hữu dư" (xem cá – khánh – kích).

LAN – ĐIỆP (Hoa lan – Bướm)

Lan hoa biểu trưng cho mùa xuân, tính thơm sạch. Thường dùng để chỉ người hiền thục đằm thắm; hay người con gái đẹp. "Lan – Điệp" (Hoa lan – Bướm) biểu trưng cho sự hòa hợp nói chung và sự hòa hợp của trai gái , sự tâm đầu ý hợp của bằng hữu.

LAN – THỎ

Đồ án con thỏ và cụm lan biểu trưng cho sự an lanh. Thỏ chữ Hán là "Thố" đồng âm với "thố" yên ổn.

LÂN

Một trong bốn thú linh. Con đực gọi là Kỳ, con cái gọi là Lân, nên thường gọi chung là kỳ lân. Lân được coi la chúa loài thú, có đặc điểm hình dáng: chân hươu, móng ngựa, đuôi bò , sừng là u thịt cứng và được coi là một ”Nhân thú": không ăn thịt sinh vât, không dẫm chân lên cỏ. Theo truyền thống Trung quốc, Lân chỉ xuất hiện vào thời thái bình thịnh trị, có thánh nhân ra đời. Tục truyền trong lịch sử Trung quốc, Lân ra đời vào thời hoàng đế Hiên Viên, và khi Khổng Tử sắp chào đời. Về sau, khi gần cuối đời Khổng Tử xuất hiện một con Lân què, báo hiệ đạo khổng suy vi: Khỏng Tử viết kinh Xuân thu đến truyện “bắt được một con Lân què ngoài đồng” thì thôi không viết nữa. Do tích này kinh xuân thu còn được gọi là Lân kinh.

LÂN MẪU XUẤT LÂN NHI

Thiên Lân chỉ (chỉ: ngón chân) trong kinh thi khen ngợi con cháu Văn Vương nhà Chu đều hay tốt cả; do vậy “Lân nhi" (Lân con) được biểu trưng cho quý tử. Đề tài này thương được biểu hiên bằng mọt con Lân mẹ và một con Lân con, định danh là “Lân mẫu xuất Lân nhi” để biểu thị cha mẹ thuộc dòng dõi qu‎ý phái sinh ra con cai hay tốt. Phổ biến, người ta thường sử dụng cụm từ “gót con lân” “Lông con Phụng” để chỉ dòng dõi quý phái; con con Lân (Lân nhi hay Lân tử) , “con con Phụng” ( phụng sồ) để chỉ con cháu nhà qu‎ý phái.

LẬT

Lật là loại quả biểu trưng cho sự hạnh phúc, dùng để tặng trong dịp cưới xin nhằm chúc tụng được đông con. “Lật tử”  栗 子  đồng âm với    立 子 có nghĩa là con cái. Trong ý nghĩa này , quả lật biểu trưng cho sự có con cái đầy đủ.

LINH CHI      

Đây là một loại nấm mà theo truyền thuyết ai ăn được thì sẽ sống lâu. Do đó, hình họa nấm Linh chi (còn được gọi là Linh chi thảo) biểu trưng cho sự trường thọ. Hình họa nấm chi thường chạm khắc trên đầu gậy “như ‎ý” (xem như ý ).


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước