Trang chủ arrow Nghệ thuật ẩm thực arrow VỀ TIẾT CANH GÀ VÙNG CAO
VỀ TIẾT CANH GÀ VÙNG CAO
09/11/2006

 

 Từ lâu Tiết canh đã trở thành món khoái khẩu của dân nhậu. Tiết canh thường được đánh từ huyết lợn, ngan, vịt.v.v…trong đó tiết canh gà là loại tiết canh ngon nhưng lâu nay ít được nhắc đến.

Theo Đông y tiết gà vị ngọt mặn, tính bình, sách cổ cho rằng nó có thể hoạt huyết, khử phong, giải độc…Như vậy có thể nói tiết canh gà là một vị thuốc bổ đáng được trân trọng.

Tuy nhiên, từ ngày xảy ra đại dịch H5N1, chính phủ cấm nhân dân không được dùng bất cứ sản phẩm nào từ huyết các loài gia cầm thế cho nên người ta nghỉ luôn việc đánh tiết canh. Tiết canh lợn thời gian đó còn khó kiếm chứ chẳng nói tiết canh vịt gà…Thế nhưng ở các vùng sâu vùng xa, việc ăn tiết canh gà được coi là phổ biến. Sau đây xin giới thiệu qua về cách thức ăn tiết canh gà của người dân tộc.

Tiết canh gà trên vùng cao có thể ăn theo ba kiểu sau:

1.Đông trực tiếp:

Nghĩa là cắt tiết gà để đông và cứ thế xắn ra ăn không cần gia vị gì cả. Tiết canh ăn như thế thường ngọt nhưng quá đặc sẽ bị ngán và tạo cảm giác tanh. Cách ăn tiết canh này thường thấy trong các lễ ăn thề và chỉ phù hợp với những người đã dạn dày sương gió, quen ăn bờ bụi, dạn dĩ với những thực phẩm hoang dã mà thôi.

2.Đánh giả vịt:

Khi cắt tiết gà, hãm tiết cho khỏi đông. Lấy lòng mề, tim gan luộc, băm nhỏ với rau húng rồi đánh với tiết gà sau đó rắc một ít lạc rang lên trên. Tiết canh gà làm theo cách này ăn mát, ngọt, thơm mùi lạc và rau húng.

3.Đánh với gia vị bản địa:

Cắt tiết một con gà lớn, hãm tiết. Lấy một miếng thịt gà khoảng vài lạng làm sạch, đem nướng cho thơm. Sau đó băm nhỏ thịt gà, xương gà rồi trộn đều với các loại rau như Bẳng La ( Tía tô),  Ph’lisuy ( Lá chanh), Păn đi phao phù ( Một loại húng hoang mọc ở bờ suối), P’kay ( Hương liệu). Khi ăn, vắt chanh vào bát tiết canh, rắc lạc rang lên trên, sẽ thấy tiết canh có vị ngọt, chua, hơi tanh và thơm mùi gia vị hoang dã đặc trưng của người dân tộc.

Nguyễn Hạnh ( Kỷ niệm những ngày công tác tại Bảo tàng Dân tộc học)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >