Trang chủ arrow Tản mạn arrow MA CÀ RỒNG
MA CÀ RỒNG
05/11/2006
Image

Ma cà rồng là một loại sinh vật huyền thoại trong văn học, thường được miêu tả là xác người chết sống dậy và tồn tại được là nhờ vào máu người hoặc máu động vật, chúng có sức mạnh siêu nhiên, nhiều khả năng biến đổi kỳ lạ. Một vài nền văn hóa có huyền thoại về ma cà rồng không phải sinh ra từ xác người chết, chẳng hạn  quỷ hay một số loài động vật như dơi, chó và nhện. Người ta thường cho rằng ma cà rồng có sức mạnh kinh khủng, lắm đặc tính, biến hóa khủng khiếp, và đây là một chủ đề rất thường xuyên của văn học dân gian, điện ảnh, khoa học viễn tưởng đương thời.

 

 Những người tin vào ma cà rồng là những người đam mê thực hành việc uống máu người hay động vật. Người ta cũng thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ động mạch. Trong văn học dân gian nói chung, luôn có niềm tin vào một đối tượng có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào việc uống máu người. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ tập quán ăn thịt người. Uống máu   và ăn thịt đã được sử dụng như một thủ đoạn tâm lý nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín.
 
Những câu chuyện về xác chết thèm khát máu thời xưa gần như giống nhau ở mọi nơi trên thế giới. Ma cà rồng tựa như linh hồn gọi là Lilu được đề cập tới trong khoa nghiên cứu ma quỷ Babylon, và kẻ khát máu Akhkharu trong huyền thoại Sume thậm chỉ còn sớm hơn cả. Người ta nói những con quỷ cái đó đi lang thang hàng giờ trong bóng tối, săn tìm và giết những đứa trẻ mới sinh cũng như phụ nữ có mang. Một trong những con quỷ đó, tên là Lilitu, đã được làm phỏng theo ở khoa nghiên cứu ma quỷ Do Thái tựa như Lilith. Lilitu hay Lilith thỉnh thoảng còn gọi là mẹ của muôn loài ma cà rồng. Nữ thần Ai Cập Sekhmet trong một huyền thoại trở nên cuồng khát máu sau khi sát sinh một vài người và chỉ thỏa mãn sau khi uống rượu cồn màu máu.
 
Trong Tây Du Ký, Bạch Cốt Tinh cũng hút máu người. Với bản lĩnh ấy, có thể xem cô như nữ hoàng ma cà rồng. Bạch Cốt Tinh sinh ra từ một bộ xương hấp thụ khí của càn khôn nhật nguyệt mà thành quái.
 
Suốt thể kỷ 18, hoang mang về một con ma cà rồng phủ khắp Đông Âu. Thậm chí các cơ quan phính phủ cũng bị thường xuyên lôi kéo vào cuộc săn lùng ma cà rồng để đóng cọc thiêu sống. 
 
Nữ thần Ai Cập Sekhmet trong một huyền thoại trở nên cuồng khát máu sau khi sát sinh một vài người và chỉ thỏa mãn sau khi uống rượu cồn màu máu.
 
Trong tác phẩm Odyssey của Homer, vong hồn mà Odyssey gặp trong chuyến đi qua địa ngục bị quyến rũ bởi máu tươi của cừu đực hiến tế, thực tế là Odyssey dùng lợi thế của mình để triệu tập vong hồn của Tiresias. Trong các câu chuyện La Mã có mô tả Strix, một con chim sống về ban đêm được nuôi bằng máu người tươi. Dân gian châu Âu lưu truyền những câu chuyện rùng rợn về một giống ma hút máu có tên “ma cà rồng”, tiếng Pháp gọi là Vampire. nhiều chuyện về ma cà rồng rất ghê rợn, như chuyện một người hung ác xứ Galles đã chết từ lâu, bỗng đêm đêm sống lại trở về gọi tên từng người quen và hút máu họ đến chết.
 
Năm 1746, Dom Augustin Calmet cho biết thấy đc những cuộc mục kích những người chết từ lâu bỗng đội mồ trở về, cắn xé, hút máu người thân của chúng. Bọn ma quỷ ghê tởm này đi lại, nói chuyện như người thường, xác của chúng chôn dưới đất nhiều năm vẫn nguyên vẹn không bị thối rữa. Tất cả những người bị chúng hút máu đều chết. Đến thế kỷ 19, truyện viết về ma cà rồng càng nhiều và trở thành một đề tài văn học. Nổi tiếng nhất là cuốn Dracula của Bram Stoker. Một đặc điểm nổi bật của ma cà rồng là rất thích máu,vào ban đêm thường xuất hiện dưới hình dạng của 1 con dơi hoặc 1 con sói hoặc là 1 đám mây màu đen bay đến cửa sổ gõ cửa và xin vào và nếu nạn nhân trong cơn mơ ko làm chủ đc mình thì sẽ mở cửa và rồi cũgn sẽ trở thành 1 ma cà rồng, và đặc biệt những nạn nhân này luôn có mối liên quan mật thiết với vampire gốc có nghĩa là có thể cảm nhận và xác định đc vampire gốc ở đâu
 
Trong các cuốn sách, phim ảnh và tivi, ma cà rồng được thể hiện như là những sinh vật cực kỳ phức tạp. Theo truyền thuyết, mỗi ma cà rồng đều đã từng là một con người; sau khi bị con ma khác tấn công, chết đi rồi trỗi dậy từ nấm mồ để hóa thân thành con quỷ hút máu khủng khiếp. Từ khi thể xác được phục sinh - di hài sống của một người chết - ma cà rồng thường được xem như là bất tử. Chúng cũng có thể biến thành một người bình thường khỏe mạnh và khó mà bị phát hiện giữa những người sống. Ngoài ra sinh vật khủng khiếp này cũng có thể mang hình thù một con thú, thường là dơi hay chó sói, nhằm lặng lẽ tiếp cận nạn nhân. Tuy vậy, ma cà rồng vẫn có một số nhược điểm. Chúng có thể bị tiêu diệt bởi cái cọc xuyên tim hay bởi lửa; chúng sẽ chết nếu bị chém đầu và bị phơi ra dưới ánh sáng mặt trời. Chúng rất sợ cây thập tự, nước thánh và củ tỏi.
 
Ma cà rồng không có bóng và có sức mạnh siêu nhân. Hình ảnh ma cà rồng được sáng tạo theo nhiều cách tùy vào sức tưởng tượng của con người. Không ai biết hình ảnh ma cà rồng xuất hiện từ khi nào, nhưng truyền thuyết về nó đã có cách đây ít nhất 4.000 năm ở người Assyrie và người Babylone cổ, vùng Lưỡng Hà. Thời đó họ rất sợ Lamastu (còn gọi là Lamashtu), một nữ hung thần dữ tợn luôn tấn công con người. Theo truyền thuyết của Assyrie, Lamastu (con gái của thần bầu trời Anu) chuyên lẻn vào nhà dân lúc đêm khuya để bắt cóc hay giết chết trẻ con hoặc bào thai trong tử cung người đàn bà. Lamastu cũng tấn công cả người lớn, hút máu thanh niên và gây dịch bệnh, chứng vô sinh và những cơn ác mộng. Lamastu được mô tả có đôi cánh, vuốt chim và đôi khi có đầu sư tử.
 
Để tự vệ, các phụ nữ mang thai phải đeo bùa vẽ hình Pazuzu - một hung thần khác, khắc tinh của Lamastu. Sinh vật tương tự mà người Hy Lạp cổ sợ phát khiếp là Lamia, một nữ quỷ nửa người nửa rắn. Trong một bản văn cổ về truyền thuyết, Lamia chính là một trong số các tình nương yêu quý của thần Zeus. Giận điên người vì ghen tuông, vợ cả của Zeus là nữ thần Hera đã hại Lamia đến mất trí, khiến Lamia ăn thịt luôn những đứa con của mình. Đến khi nhận thức được hành vi tội lỗi của mình, Lamia giận dữ đến mức tự biến mình thành một con quỷ chuyên hút máu trẻ con vì ghen tức với các bà mẹ của chúng. Ma cà rồng cũng hiện diện trong thần thoại châu Á. Văn học dân gian Ấn Độ có con quỷ Rakshasa đầu thú hoặc đầu người chuyên sát hại con nít. Trong văn học dân gian Trung Hoa cổ, người chết có khi đội mồ sống dậy và đi lang thang. Đó là những người chết khi chưa tới số. Dân du mục đã lan truyền rất nhiều truyền thuyết khác nhau về ma cà rồng khắp vùng châu Á, châu Âu và Trung Đông. Sau đó miệng truyền miệng làm cho các truyền thuyết này biến đổi và kết hợp với các truyền thuyết ma cà rồng mới. Ma cà rồng hiện đại Truyền thuyết Dracula và truyền thuyết vampire hiện đại được cảm hứng trực tiếp từ văn học dân gian Đông Âu. Lịch sử ghi nhận hàng chục hình ảnh ma cà rồng truyền tụng trong khu vực này, cách đây hàng trăm năm. Nổi tiếng nhất là Upir của Nga và Vrykolakas của Hy Lạp.
 
Còn ma cà rồng ở Moldavia, Wallachia và Transylvania (nay là Romania) được gọi chung là Strigoi. Không hồi sinh sau khi chết như Upir và Vrykolakas, con Strigoi này trải qua nhiều biến đổi khác nhau sau khi trỗi dậy từ nấm mồ. Đầu tiên nó có thể là một con yêu tinh (poltergeist) vô hình quấy rối gia đình bằng việc dời chuyển đồ đạc và đánh cắp thức ăn. Sau đó Strigoi hiện hình rõ ràng như người sống bình thường, rồi lại quay về gia đình quậy phá, xin ăn và gieo rắc dịch bệnh. Lúc này Strigoi bắt đầu tấn công con người, trước tiên là gia đình của nó và sau đến là bất cứ ai nó gặp trên đường. Ngoài ra người ta cũng sợ lũ ma cà rồng sống (không phải người chết đội mồ sống dậy) gọi là Strigoi Viu.
 
Đó là những đứa bé sinh ra dị dạng, như là có đuôi hay có màng thóp bằng kim loại. Khi Strigoi Viu này chết đi, người ta phải thiêu hủy xác của nó để tiệt trừ hậu hoạn. Ở những vùng khác của Đông Âu, lũ quỷ dữ dạng Strigoi được gọi là Vampire, hay Vampyr, biến thể từ Upir của Nga. Các quốc gia Tây Âu sau đó đã vay mượn từ này và thế là Vampyr (sau là Vampire) chính thức bước vào tiếng Anh. Vào các thế kỷ 17 và 18, cơn sốt hoảng sợ ma cà rồng lan khắp Tây Âu. Người ta bảo họ nhìn thấy người chết sống lại đi khắp nơi tấn công người sống. Các chính quyền đã cho khai quật các phần mộ để thiêu hủy xác. Từ đó thế giới ma cà rồng gây kinh hãi khắp Tây Âu và đi vào thơ ca và hội họa. Sau đó các tác phẩm này gây cảm hứng cho nhà văn Ireland Bram Stoker viết nên tiểu thuyết nổi tiếng Dracula. Dracula của Bram Stoker Dracula của Stoker là một người có thật trong lịch sử - đó là hoàng thân Vladislav Basarab, cai trị xứ Wallachia (Valachie) vào giữa thế kỷ 15, thường được gọi là Vlad Dracula hay Vlad Tepes (nghĩa là “Vlad người đóng cọc”) do sự tàn bạo của ông ta đối với đối phương (đóng cọc nhọn xuyên qua thân người). Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy người ta tin rằng ông ta là ma cà rồng. Con quỷ của Stoker không phải là bản sao của Dracula, mà chủ yếu là Stoker mượn tên ông hoàng hung ác này để xây dựng hình tượng.
 
Khác với con quỷ Strigoi vô gia cư, ma cà rồng của Stoker là nhà quý tộc sống trong lâu đài nguy nga hẳn hoi. Tại sao có hiện tượng ma cà rồng? Không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ ma cà rồng tồn tại, song tiến bộ y học đã chứng tỏ được hạnh kiểm quỷ dữ này. Một trong các “bệnh lý ma cà rồng” là chứng rối toạn chuyển hoá porphyrine (porphyria). Chứng bệnh cực hiếm này sinh ra do sự mất cân bằng trong sản sinh heme, một sắc tố giàu chất sắt trong máu. Người mắc chứng bệnh này rất sợ ánh sáng mặt trời, đau bụng nhiều và có thể bị mê sảng. Thời xưa người ta chữa trị bệnh này bằng cách cho bệnh nhân uống máu tươi để khắc phục tình trạng mất quân bình trong cơ thể (mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào về điều này). Một số bệnh nhân loại này thường có miệng và răng màu đỏ do hoạt động sinh sắc tố heme không ổn định. Porphyria có tính di truyền nên xưa nay người ta thường tập trung những bệnh nhân này vào một số khu vực nhất định.
 
Nguyên do thứ hai làm phát sinh “bệnh lý ma cà rồng” là chứng giữ nguyên thể (catalepsy), một sự kết hợp giữa chứng động kinh, tâm thần phân liệt và các bệnh khác tác động đến hệ thần kinh trung ương. Khi bệnh nhân lên cơn, toàn bộ cơ thể sẽ cứng đơ, nhịp tim và hơi thở suy yếu. Đôi khi người ngoài tưởng lầm bệnh nhân catalepsy đang lên cơn dữ dội là... một xác chết! Ngày nay, y học đã có hiểu biết và đầy đủ phương tiện để kiểm tra xem một người nào đó còn sống hay đã chết thật sự. Tuy nhiên, ngày xưa con người chỉ dựa vào hiện tượng bên ngoài để phán đoán sinh mệnh một người, chính vì thế mà bệnh nhân catalepsy thường hay bị chôn lầm có thể “sống lại”. Giai đoạn bộc phát bệnh catalepsy có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày - đủ thời gian để tiến hành một đám ma! Sau khi tỉnh lại trong phần mộ, nếu bệnh nhân còn mắc thêm chứng rối loạn tâm thần thì anh ta dễ bị coi là... ma cà rồng! Trong khi các hiện tượng này gây sợ hãi cho con người, căn nguyên của toàn bộ truyền thuyết và hiểu biết về ma cà rồng lại nằm ở tâm lý hơn là thể xác. Sự chết là một trong các khía cạnh bí ẩn nhất của cuôc sống và mọi nền văn hóa cổ kim đều quan tâm đặc biệt đến hiện tượng. Một cách để luận giải về cái chết là nhân cách hóa nó - mang lại cho nó một dạng hữu hình, Thế nên, các con quỷ dữ Lamastu, Lilith và lũ ma cà rồng tương tự thời xa xưa là những cách giải thích đối với một điều bí ẩn kinh khủng, cái chết đột ngột của một trẻ nhỏ và bào thai trong tử cung.
 
Con quỷ Strigoi và các thi thể phục hoạt khác chính là các tượng trưng cuối cùng của sự chết - chúng là di hài thật sự của những người đã chết. Ma cà rồng cũng là hiện thân mặt tối của con người. Bằng cách vạch rõ cái ác thông qua các hình ảnh siêu nhiên, con người có thể luận giải tốt hơn về chính các xu hướng ác của mình. Sự biểu hiện quá nhiều con quỷ giống ma cà rồng trong xuyên suốt lịch sử, cũng như sự ám ảnh không dứt của chúng ta đối với lũ hút máu này, chứng tỏ rằng đó là một phản ứng tổng thể đối với thân phận con người. Nó đơn giản là bản tính con người nhằm loại trừ những sợ hãi.
 
Nguyễn Hạnh ( Từ tư liệu Dracula)
 

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >