Trang chủ arrow Tản mạn arrow Bối cảnh ra đời Võ Lâm truyền kỳ-Nhìn qua một chút về lịch sử
Bối cảnh ra đời Võ Lâm truyền kỳ-Nhìn qua một chút về lịch sử
05/11/2006
Image

Năm Canh Thân (1140), sử nước Việt chép rằng có một người dòng dõi họ Thân ở Động Giáp là Thân Lợi, tự xưng là con vua Nhân Tông, giỏi thuật số, nổi lên ở châu Thượng Nguyên (Đồng Hỉ, Thái Nguyên). Thân Lợi xưng hiệu là Bình Vương, phong phi tần, lập hoàng hậu, con cháu tất thảy đều làm vương hầu, cả một vùng biên giới dân theo rất đông. Khắp nơi vang lên lời đồn về tài binh thuật của con người này.

 
Trong khi đó thì ở Trung Quốc lời đồn về tấm bản đồ Sơn Hà Xã Tắc được lan truyền trong giang hồ. Tương truyền ai có được tấm bản đồ đó thì trong ba năm sẽ trở thành đệ nhất thiên hạ. Thế là từ đó võ lâm đại loạn, sự tranh chấp tấm bản đồ đã nhấn chìm cả Trung Nguyên trong cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt.
 
Lúc này vào tháng 4, ở bên kia biên giới Hoa-Việt Thân Lợi đem quân ra đóng ở châu Tây Nông (Phú Bình, Thái Nguyên) cùng dân Thượng Nguyên, Tuyên Hóa, Cảm Hóa, Vĩnh Thông đánh phủ Phú Lương (Phú Lương, Thái Nguyên) lấy được phủ trị. Thân Lợi bàn mưu với quân chúng đánh kinh thành Thăng Long.
 
Tình thế cực kì nguy cấp, triều đình bàn mưu tính kế nhằm dẹp loạn thổ phỉ. Mọi lời cáo thị, cầu hiền được truyền đi bốn phương, giang hồ hảo hán, cả giới hoà thượng đạo sĩ cũng kéo về như ong.
 
Những anh hùng vùng Lưỡng Quảng cũng vì lời đồn về cuốn binh thư thần của Thân Lợi mà mà sang kinh thành Thăng Long bỏ quên rằng trên đỉnh Hoa Sơn chốn quê nhà tất cả đang phải trải qua những cơn phong ba bão táp.
 
Cuối cùng triều đình nước Việt sai thái úy Đỗ Anh Vũ đem binh tiến đánh Thân Lợi. Tháng 5, quân Lợi kéo về Thăng Long, đến trạm Quảng Dịch gặp quân của Anh Vũ, Thân Lợi chạy thoát về châu Lục Lệnh (Thái Nguyên), Anh Vũ dùng kế phủ dụ, chiêu họp đảng chúng Thân Lợi, phát muối cho bọn Dương Mục, Chu Ái.

Tháng 10, Anh Vũ tiến đánh Lục Lệnh bắt được 2.000 người. Thân Lợi trốn lên Lạng Châu (Lạng Sơn) bị Tô Hiến Thành bắt được. Thân Lợi và 20 người chỉ huy bị chém đầu, một số bị đi đày. Cuốn binh thư của Thân Lợi không biết bị ai cướp đi đâu…
 
…Những cuộc sát phạt, thi tài bên Trung Nguyên cuối cùng được chấm dứt một cách nực cười khi quần hùng phát hiện rằng tấm bản đồ Sơn Hà Xã Tắc chỉ là sản phẩm của một lời đồn giả. Đao binh được bỏ xuống, thiên hạ lại bình yên, mọi người ngao ngán quay sang nước Việt tìm sự hư ảo qua lời đồn về cuốn binh thư của Thân Lợi. Lúc này làng võ xứ Nam lại bị cuốn trong cơn lốc...
 
Hơn mười năm lại thấm thoắt trôi qua, cuốn binh thư của Thân Lợi cuối cùng về tay phái võ Hét xứ Nghệ trước sự hằn học của người trong giang hồ thì vào năm 1152 người miền Đại Hoàng (Ninh Bình) cũng nổi dậy do Nùng Khả Lai chỉ huy.

Năm 1202, người Đại Hoàng bị bắt làm phu dịch xây cửa Đại Thành (kinh thành Thăng Long) khởi loạn rủ nhau về nổi dậy chống triều đình. Người chỉ huy là Phí Lang. Nhà Lý phải sai chi hậu phụng ngự Trần Hinh đi đàn áp dân Đại Hoàng, lại sai lại bộ thượng thư Từ Anh Nhĩ đem quân phủ Thanh Hóa ra phối hợp đàn áp. Đến sông Lộ Bố (thuộc huyện Ý Yên, Nam Định) Phí Lang dẫn quân đánh và giết chết Anh Nhĩ.

Tháng 5 năm 1205 quan nội hầu là Đỗ Anh Doãn đi đánh Đại Hoàng cũng bị thua. Đến tháng 10 Đàm Dĩ Mông đem binh lính các đạo đắp một dải luỹ để phòng ngự. Thanh thế của Phí Lang rất lớn. Năm 1205, sau khi đánh tan quân triều đình, Phí Lang thừa thắng đốt hành cung Ứng Phong (Nghĩa Hưng - Nam Định) phá các kho thóc, đốt nhà cửa.

Tháng 8, Cao Tông phải dùng kế hoà hoãn, sai người đi dụ hòa. ''Phí Lang và 170 hào trưởng ra hàng''. Song thực tế triều đình đã không kiểm soát được miền Tây nam Thăng Long nữa. Phí Lang vẫn giữ miền đó và năm 1207 lại nổi dậy. Nhân dân kinh thành vốn trong cảnh điêu tàn lại càng chìm vào thảm cảnh khi lại có lời đồn về thanh bảo kiếm bị đánh cắp của Từ Anh Nhĩ.
 
Hơn mười năm là khoảng thời gian đủ để những bậc tiền bối Trung Hoa đào tạo truyền đạt được những tinh hoa võ công cho lớp trẻ. Võ lâm xứ Bắc tưởng như lắng xuống trong cảnh thanh bình như thế thì bất chợt tin về tấm bản đồ Sơn Hà Xã Tắc xuất hiện lại được lan truyền trong giang hồ. Mặc dù nhiều người hoài nghi về độ trung thực của tin tức này, nhưng tất cả những gì ít ỏi như vậy cũng đủ để võ lâm náo động.
 
Ngoài ra, Kim quốc Hải Lăng Vương Hoàn Nhan Lượng quyết tâm thực hiện ý đồ thôn tính xứ Nam Tống, ước hẹn với các nước chư hầu, người Khiết Đan, người Hề…hợp binh tại Hà Lạc - Quan Trung, sau đó chia làm ba đường ào ạt tiến quân, thế gọng kìm như thác đổ. Mục tiêu quan trọng nhất chính là tiến đánh Tương Dương thành. Nếu chiếm được Tương Dương thì việc thôn tính Nam Tống dễ như trở bàn tay. Đạo quân chủ lực của Kim Quốc do thống chế Lưu Ngạc thống lĩnh, từ Khai Phong tiến xuống Tế Châu. Đạo binh tiên phong trực chỉ Hán Thủy công phá Phàn Thành.
 
Thế là cả hai miền biên giới Việt-Trung đều lâm vào cảnh loạn lạc, điêu linh. Những cứ liệu lịch sử cho thấy một thời kỳ khói lửa như thế tất thảy đều vì những lời đồn trong chốn phù du. Than ôi! Bao thất thiệt, thăng trầm, đời như giấc mơ quay cuồng không dừng lại. Có ai chỉ cho ta sự huyền diệu của thế giới Sắc Không này?!
 
Nguyễn Hạnh (Tôi chơi Võ Lâm truyền kỳ)
 
 

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >