Trang chủ arrow Âm nhạc dân tộc arrow TÂNG COI
TÂNG COI
01/11/2006

 Tâng coi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi. Một số dân tộc khác cũng sử dụng nhạc cụ này nhưng với tên gọi khác như dân tộc Bahnar gọi là T nuốt, dân tộc Việt gọi là Tù và sừng trâu.
 


Tâng coi có cấu tạo đơn giản, được làm từ một chiếc sừng trâu dài khoảng 44 cm, không có lỗ bấm. ở phía đầu nhỏ của sừng trâu được khoét một lỗ hình chữ nhật kích thước 3 cm x 2 cm để làm miệng thổi và để đặt lưỡi gà. Lưỡi gà là một hình tam giác cân bằng đồng, được cắt rời hai cạnh bên nhưng để dính lại cạnh đáy.

Khi sử dụng người chi hai tay đỡ Tâng coi, nâng ngang trước mặt, miệng ngậm vào toàn bộ phần miệng thổi và thổi vào 1 luồng hơi hoặc hút hơi làm rung lưỡi gà tạo ra âm thanh. Vì không có lỗ bấm nên Tâng coi chỉ có 1 âm thanh duy nhất. Âm thanh của Tâng coi nghe trầm, to, vang xa.

Tâng coi là nhạc cụ dành cho nam giới sử dụng trong lễ hội đâm trâu, trong tang lễ hay lúc có báo động. Đặc biệt Tâng coi không được dùng trong nhà, chỉ khi gia đình có đám tang thì được mang ra rúc liền ba hồi để báo cho dân làng biết nhà vừa có người tắt thở.

Nguyễn Hạnh ( Theo tư liệu Âm nhạc )

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >