Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Phế kinh
Phế kinh
03/12/2021
易經- 後天八卦Flashcards | Quizlet

 

Ở đức, làm nghĩa, ứng với quẻ Càn, cho nên vẽ 3 vạch ngang liền, thuộc phía Tây bắc, cung Thân Dậu.

Phế kinh có bệnh thì thấy các chứng: Suyễn thở gấp, khí đưa ngược lên, thường hay ho, ho có đờm, ho ra máu, hơi thở ngắn, chân mềm yếu, thương phong chảy mũi, nặng tiếng.

Phế chủ về tiếng nói, khai khiếu ở mũi, ngoài thuộc về lông da. Phong tà phạm vào ngoài biểu, phế khí phải chịu đựng trước cho nên thấy các chứng hay hắt hơi, chảy mũi nước thối, chảy nước mũi mãi không cầm, mũi mọc thịt thừa (tức nhục), bí tiểu tiện (vì khí không thông), hoặc đái nhắt, hoặc đái són (vì khí nhiệt), miệng khô, khát nước (vì khí hư thủy kiệt), da nhăn, tóc rụng, da thịt đau ngứa hoặc tê dại (khí hư sinh tê) nước đái lạnh buốt, sởn lông (nhiệt làm hại khí, khí bị hư nhận nước tiết bốc ra ngoài mà khí bị lạnh, mùa hè nóng bức hay có chứng này).

Cách dùng thuốc: Bổ khí dùng Sâm Kỳ; ích khí dùng Tử uyển, thu hồi khí hao tán của Phế kim, thâu nạp khí đem chứa vào nguồn; bổ mà liễm dùng Ngũ vị; tính mát mà lại bổ; nhuận táo và thanh hỏa thì dùng Mạch môn; bổ trung khí mà có thể tả được hư hỏa thì dùng Sa sâm; tả thực hỏa thì dùng Hủ cầm; tiết khí thì dùng Trần bì; giữ Phế khí, yên nhiệt suyễn thì dùng Thiên môn; tả hỏa tà sinh ra ho suyễn và hỏa bốc lên Phế phát sinh ho thì dùng Tang bì; khơi thông đường nước khiến cho khí giáng xuống thì dùng Trạch tả, Xích linh, Xa tiền; làm tan khí lạnh thì dùng Khoản đông; làm giáng khí thì dùng Tô tử, Hạnh nhân; phá khí trệ thì dùng Chỉ xác; trị đờm thì dùng Bối mẫu, La bặc tử; đưa các vị thuốc vào Phế thì dùng Cát cánh.


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >