Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương bảy mươi chín - ÂM DƯƠNG LOẠN LUẬN THIÊN
Chương bảy mươi chín - ÂM DƯƠNG LOẠN LUẬN THIÊN
25/01/2019
KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Tam dương là "kinh" Nhị dương là "duy", Nhất dương là du bộ. Nhân đó biết chung thủy của năm Tàng (1).

***

 - Tam dương là biểu, Nhị âm là lý, Nhất âm là chí tuyệt (cuối cùng), hợp với hối sóc, sẽ đầy đủ cái chính lý về sự sinh trưởng (2).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về Tam dương, Thái dương là kinh. Tam dương mạch đến thủ Thái âm, huyền, phù mà không trầm (3).

***

 Phàm gọi là Nhị dương, tức là Dương minh. Mạch đến thủ Thái âm huyền mà trầm, cấp, không cổ, vì nhiệt phát bệnh, sẽ chết (4).

 Nhất dương là Thiếu dương. Mạch đến thủ Thái âm, trên liền với Nhân nghinh, huyền, cấp, không dứt... Đó là bệnh ở Thiếu dương. Chuyển về âm thì chết (5).

***

 Tam âm là một cơ quan chủ của sáu kinh. Nó giao với Thái dương, nếu mạch phụ (cổ), không phù thế là không liên lạc được với Tâm và Thận.

 Nhị âm đến Phế, khí sẽ về Bàng quang, ngoài liền với Tỳ, Vị (6).

 Nhất âm đến một mình, kinh tuyệt, khí phù không "cổ" và câu mà hoạt (7).

 Sáu mạch đó, lúc là âm, lúc là dương, thay đổi giao hỗ với nhau, thông với năm Tàng, hợp với âm dương, đến trước là chủ, đến sau là khách.

 Nhị dương, Nhất âm, chủ bệnh, không thắng, Nhất âm, mạch nhuyễn mà động, chín khiếu đều trầm (VIII).

***

 Tam dương, Nhất âm; Thái dương mạch thắng, Nhất âm không thể ngăn, bên trong làm rối loạn năm Tàng, bên ngoài hiện ra chứng kinh, hãi (9).

 Nhị âm, Nhị dương, bệnh ở Phế. Thiếu âm mạch trầm, thắng Phế, thương Tỳ, ngoài thương tứ chi.

 Nhị dương đều đến, bệnh ở Thận, chửi mắng đi liều, điên tật và cuồng (10).

***

 Nhị âm, Nhất dương, bệnh sinh ra bởi Thận. Âm khí dẫn lên phía dưới Tâm quản; không khiếu vít lấp không thông, tứ chi rã rời (11).

 Nhất âm, Nhất dương mạch đại, thế là âm khí đến Tâm, trên dưới không thường, ra vào không biết, cổ họng khô ráo. Bệnh tại Tỳ thổ (12).

***

 Nhị dương, Tam âm, đều có cả chí âm. Âm không tới được với dương, dương không tới được với âm. Âm, dương đều tuyệt, phù là huyết giả, trầm là ung nùng.

 Âm dương đều thịnh, dưới tới âm dương, trên từ tỏ rõ, dưới tới tờ mờ, chẩn quyết sống chết, hợp với đầu năm (13).

 
Chú giải

 (1) Tam dương là đạo của trời. Ở trời nó là Chí dương, ứng với bốn mùa, có cái công dụng về việc "khai", ở hai mùa xuân và hạ, về việc "hạp" ở hai mùa thu và đông và việc "khu" (tức khu chuyển) cho khí hàn thử vãng lai. Hợp với thân thể con người thì Thái dương chủ "khai" mà là kinh, Dương minh chủ "hạp" mà là duy, Thiếu dương chủ "khu" mà là Du bộ. Do đó mà biết được sự "chung thủy" của năm Tàng. Đó là nhân bốn mùa của trời để ứng với Can mộc chủ về đầu năm và Thận thủy chủ về cuối năm.

 (2) Tam dương tức là Thái dương, nó là cái khí Chí dương mà chủ về biểu, Nhị âm tức là Thiếu âm, nó là cái khí Chí âm mà chủ về lý; Nhất âm tức là Quyết âm: Quyết âm là Thiếu dương ở trong âm, nó là một cơ quan giao tiếp "âm tận, dương sinh", nên mới nói là "chí tuyệt". Coi đó cũng như hai ngày "hối" và "sóc" giao nhau có chứa cái diệu lý là dương sinh ra ở âm và âm dương tương trưởng.

 (3) Đây nói về khí của Thái dương tại biểu mà hợp với trời, tại trên mà ứng lên Thốn khẩu, với thủ Thái âm, Thiếu âm tương hợp. Thủ Thái âm tức là Phế; Phế chủ biểu mà chủ cả về thiên; Tâm là khí dương Quân hỏa, ứng với khí Thái dương của nhật, phát sinh từ trong nước; Phế chủ khí mà phát nguyên từ Thận... Vì vậy, mạch của Tam dương dẫn tới thủ Thái âm, thì âm dương cùng hợp, đều do âm mà "khu chuyển" ra dương. Huyền là mạch của khu. Phù mà không trầm là do Thái dương, Thái âm chủ về "khai".

 (4) Dương minh chủ về "hạp", đến thủ Thái âm; huyền mà trầm, cấp không cổ v.v. Đó là cái cơ quan "khai" của Thái dương lại phải theo cái "hạp" của Dương minh, nên mới không thể cổ động cho được ra ngoài. Vì vậy, gặp khi nhiệt, khiến cho Dương minh Thái âm phát bệnh thì đều chết. Đó là bởi: khí của Thái âm chủ khai mà lại trầm, thế là thiên khí không vận hành được rồi. Dương minh chủ về Kim khí thanh lương, lại bị khí nhiệt "sở thương" (nó làm hại), nên đều là chứng chết. Trên đây là nói về khí của Dương minh không tương hợp với thiên khí, cũng không tương hợp cả với Thái dương.

 (5)Thiếu dương chủ "khu". "Khu" là một cơ quan do âm để ra dương, lại do dương để vào âm, trong ngoài ra vào, không lúc nào ngừng. Như mạch đến thủ Thái âm, trên liền với Nhân nghinh, huyền cấp không ngừng, thế là Thiếu dương chỉ theo cái "khai" của Thái dương mà không thể "khu chuyển" để lại vào. Thế là Thiếu dương bị Thái âm nó gây nên bệnh. Nếu chuyển ở âm mà không thể "khu chuyển" ra dương, thế là khí của Thiếu dương bị tuyệt ở trong.

 (6) Nhị âm tức là Thiếu âm. Thiếu âm chủ Thủy. Nhị âm đến Phế, tức là Phế với Thận tương hợp. Vì vậy nên khí về Bàng quang mà thông đạt tới cả Tỳ, Vị.

 (7) Nhất âm tức là Quyết âm. Quyết âm là sinh dương ở trong âm. "Kinh nguyệt" tức là âm mạch thực ở trong; "khí phủ" tức là cái khí sinh dương phù ra ngoài; "không cổ" là vì Quyết âm chủ "hạp", "không câu" là vì Quyết âm chủ về Tướng hỏa mà không phải là Tâm hỏa. "Hoạt" tức là triệu chứng của âm dương kinh khí trong ngoài ra vào cùng va chạm với nhau.

 (VIII) Đây nó về Vị với Can gây nên bệnh. Can thắng mà Vị bại. Vị kinh chủ bệnh, mà Can lại để "võ", thì Mộc khắc được Thổ, tức là Vị không thắng được Can. Về mạch, nên nhuyễn mà động. Nhuyễn là bệnh tại Vị mà Vị khí chửa tuyệt. Động là Mộc khí vượng mà đương lúc tới "võ" Thổ. Vì vậy, Vị khí không chuyển thì chín khiếu đều trầm trệ không thông, đó là chủ bại mà khách thắng.

 (9) Tam dương tức là Thái âm Bàng quang, Nhất âm tức là túc Quyết âm Can. Bàng quang chủ bệnh, mà Can lại để "võ". lúc đó Bàng quang là biểu, Can là lý, Bàng quang tà thịnh, đã có cái tình thế từ biểu lọt vào lý, Can không thể ngăn cản, khiến cho trong thì rối loạn năm Tàng, ngoài thời hiện chứng kinh hãi... Đó là một hiện trạng Bàng quang thắng mà Can bại.

 (10) Đây nói Tâm với Đại trường sinh bệnh, Tâm thắng mà Đại trường bại; Thận với Vị sinh bệnh, Vị thắng mà Thận bại. Nhị âm, ở thủ thì là Thiếu âm Tâm, ở túc thì là Thiếu âm Thận. Nhị dương, ở thủ là Dương minh Đại trường, ở túc thì là Dương minh Vị.

 Về Tâm với Đại trường: Tâm có bệnh mà Đại trường lấn theo, thì là Kim tới "võ" Hỏa, Hỏa sẽ khắc được Kim, nên mới là bệnh ở Phế, vì Phế với Đại trường là biểu lý, mạch của thủ Thiếu âm Tâm huyền hồng, mà giờ mắc bệnh, thì hư mà trầm. Nó đã thắng Phế, lại làm thương Tỳ, bởi Tỳ là con của Hỏa, mẹ hư thì con bị thương. Tỳ chủ về tứ chi. Tỳ bị thương thì tứ chi cũng bị thương. Thế là chủ thắng mà khách thua.

 Về Thận với Vị: Thận kinh mắc bệnh, và Vị Tàng lấn theo, thì bệnh sẽ đều tăng. Nhưng Thổ khắc được Thủy, bệnh tình rút lại vẫn quay về Thận, Thủy sẽ do đó mà bị suy, Hỏa sẽ thừa thế mà thêm thịnh... Các chứng mắng chửi điên cuồng sẽ đồng thời phát sinh. Điên tật là do Hỏa bốc lên; cuồng là do âm không thắng được dương.

 (11) Nhị âm tức là túc Thiếu âm Thận kinh; Nhất dương tức là thủ Thiếu dương Tam tiêu, Thận với Tam tiêu sinh bệnh, thì Thận thuộc Thủy, Tam tiêu thuộc Hỏa, Tam tiêu với Tâm bao lạc làm biểu, lý, bệnh phát sinh do Thận mạch, mà cái khí Thiếu âm dẫn lên phía dưới Tâm quản, thế là Thủy tới "võ" Hỏa. Bởi Thận mạch suốt lên Can, cách vào trong Phế, còn chẽ nhánh do trong Phế, chằng vào Tâm, và rót vào trong hung. Nhưng âm khí dẫn lên, Vị không thể chế, Trường, Vị, không khiếu đều bị vít lấp không thông. Mà Thận mạch vòng xuống chân, mạch của Tam tiêu thì dẫn ra tay, nên tứ chi rã rời...

 (12) Nhất âm tức là túc Quyết âm Can kinh. Nhất dương tức là túc Thiếu dương Đởm kinh. "Đại" là một thứ mạch đương động mà bỗng lại ngừng. Can Đởm mắc bệnh, mạch sẽ nên đại, cái khí của Quyết âm tất phải dẫn lên Tâm, vì Tâm là con của Mộc. Nhưng cái khí của Can, Đởm, trên lên đến đầu, dưới xuống tới yêu và túc, ở giữa thì là hiếp và phúc, cho nên bệnh phát trên dưới không thường. Đến như miệng không biết sự vào ra (tức bất tri vị), là do Tỳ bệnh gây nên.

 (13) Nhị dương tức là túc Dương minh Vị; Tam âm tức là thủ Thái âm Phế. Nhưng Tỳ cũng thuộc về túc Thái âm nên mới có nói "có cả Chí âm" (Tỳ). Ba kinh Vị, Tỳ, Phế mắc bệnh, thì về âm kinh, không thể ra để hòa với dương; về dương kinh, không thể vào để hòa với âm, khiến cho hai khí Âm Dương, đều bị trở tuyệt. Vì vậy, dương không vào được với âm thì mạch phù; phù thì bên trong có chứng huyết giả. Âm không ra được với dương thì mạch trầm, trầm thì bên ngoài sinh ra các chứng ung nùng. Chứa đến âm dương đều thịnh, thì về con trai, phát bệnh dưới tới sản môn... Về con gái, dưới cũng tới âm đạo. Đều là bệnh lớn. Mà trên từ nơi tỏ rõ, dưới từ chỗ tờ mờ... Đều do âm dương ly tuyệt gây nên. Muốn quyết sống chết, hợp với đầu năm v.v... Như Giáp Dần là tháng giêng, thì Ất Mão là tháng hai v.v... Chết về tháng nào, có thể do hợp với kinh mà tính.


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >