Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương ba mươi bảy - KHÍ QUYẾT LUẬN THIÊN
Chương ba mươi bảy - KHÍ QUYẾT LUẬN THIÊN
20/01/2019
KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Năm Tàng, sáu Phủ hàn nhiệt cùng chuyển di như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thận di hàn tới Tỳ, gây nên chứng ung, thũng, thiểu khí. Tỳ di hàn tới Can, gây nên chứng ung thũng, co gân. Can di hàn tới Tâm, gây nên chứng cuồng và cách trung. Tâm di hàn tới Phế, gây nên chứng Phế tiêu; Phế tiêu là chứng uống vào một phần, đi tiểu ra hai phần không thể chữa được. Phế di hàn tới Thận, gây nên chứng dũng thủy; "dũng thủy" là một chứng án vào phúc bộ không kiên, thủy khí ký túc ở Đại trường, đi nhanh thời bụng kêu óc ách, như túi chứa nước. Hoàn toàn là thủy bệnh.
 
 Tỳ di nhiệt tới Can, thời gây nên chứng kinh và nục. Can di nhiệt tới Tâm thì chết, gây nên chứng cách tiêu.

 Phế di nhiệt tới Thận, gây nên chứng nhu chí. Thận di nhiệt tới Tỳ, gây nên chứng hư và trường tiết, khó chữa.

 Bào di nhiệt tới Bàng quang, gây nên chứng "long" và tiểu ra huyết. Bàng quang di nhiệt tới Tiểu trường, cách trường không thấm xuống được, gây nên chứng lở nát trong miệng. Tiểu trường di nhiệt tới Đại trường, gây nên chứng phục giả, chứng trĩ. Đại trường di nhiệt tới Vị, ăn nhiều mà gầy mòn, gọi là chứng thực diệc. Vị di nhiệt tới Đởm cũng gọi là thực diệc. Đởm di nhiệt tới não, thời đau nhức ở trán và Tỵ uyên, rồi lại thêm cả chứng nục và mờ mắt. Đó, đều gây nên bởi khí quyết.

Chú giải

(1) Đoạn này tổng kết cái nghĩa, Tàng, Phủ hàn nhiệt cùng chuyển di đều ở khí mà không ở kinh, nên mới gọi là khí quyết. Nghĩ như: nhiệt khí bốc lên, phạm vào lạc mạch thì gây nên chứng nục (đổ máu cam); thấm nhuần ra huyết ở bì mao, không thể hóa thành chất loãng để làm mồ hôi, thì gây nên chứng nhiệt (mồ hôi như máu); tà nhiệt làm thương khí nên dương khí hư, gây thành chứng mắt mờ... Đó đều là tại khí mà không tại kinh, nên bài này mới gọi là Khí quyết luận.

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >