Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương ba mươi bốn - NGHỊCH ĐIỀU LUẬN THIÊN
Chương ba mươi bốn - NGHỊCH ĐIỀU LUẬN THIÊN
20/01/2019
KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Thân thể con người, không phải lúc nào cũng có ôn ở biểu và có nhiệt ở lý. Vậy sở dĩ gây neencasc chứng nhiệt mà phiền mãn, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Âm khí ít mà Dương khí thắng, cho nên nhiệt mà phiền mãn.

 Hoàng Đế hỏi: 

 - Thân thể con người, không phải lúc nào cũng có hàn ở biểu và ở lý, vậy sao lại có hàn từ trong sinh ra?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bởi người đó nhiều Tỳ khí (khí bị vít nghẽn). Dương khí ít, Âm khí nhiều, cho nên mình lạnh như người mới lội nước lên.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có người tứ chi nhiệt, gặp phong hàn mà vẫn nóng như đốt, như lửa, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Người đó, Âm khí hư, Dương khí thịnh. Tứ chi thuộc về dương, hai dương cùng xung đột nhau, mà Âm khí hư ít, "nước ít không thể làm tắt được lửa nhiều", khiến cho dương một mình chuyên trị. Nhưng chẳng qua nó chỉ là "độc thắng" đấy thôi, không sao sinh trưởng được.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có hạng người, thân thể giá lạnh, nước lửa không thể làm cho nhiệt, áo dầy không thể làm cho ấm... Vậy mà người ấy không rét, không run... Như thế là bệnh gì?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Người ấy, vốn Thận khí thắng, lấy thủy làm chủ. Thái dương khí suy, Thận chi (chất mỡ ở trong Thận)  khô kiệt, do đó ột thủy không thể thắng được hai Hỏa. Thận thuộc Thủy, mà sinh ra xương, nếu Thận không sinh, thời tủy không được đầy đủ... Nên hàn quá vào tới xương. Nhưng sở dĩ không rét run là vì: Can là Nhất dương, Tâm là Nhị dương, Thận là cô Tàng. Một Thủy không thể thắng được hai Hỏa, cho nên không rét run. Bệnh đó gọi là cốt tý. Rồi sau tất sẽ co quắp tay chân.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có người mắc chứng nhục a (da thịt tê dạ,i đau đớn không biết gì), dù mặc áo bông, vẫn tê dại, đau đớn như thường. Như thế là bệnh gì?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là do Vinh khí hư, vệ khí thực. Vinh khí hư thời bất nhân (tê dại không biết gì), vệ khí hư thời bất dụng (không cử động được). Vinh, vệ đều hư thời vừa bất nhân, vừa bất dụng, mà coi thịt thời vẫn như thường.

 Nếu người đó, thần với chí không tương ứng với nhau, sẽ chết.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có người bị nghịch khí không thể nằm, hơi thở khò khè thành tiếng; lại có người dù không nằm được mà thở không thành tiếng; lại có người nằm dậy như thường, mà thở lại thành tiếng; lại có người nằm được, mà lại suyễn hổn hển, lại có người không nằm không đi được, mà suyễn hổn hển, lại có người không nừm được, nằm xuống thì suyễn hổn hển. Vì Tàng nào gây nên chứng trạng như vậy?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Không nằm được mà thở thành tiếng, đó là do sự nghịch của Dương minh. Túc Tam dương vốn dẫn đi trở xuống, giờ lại nghịch trở lên, nên thở thành tiếng. Dương minh là vị mạch. Vị là bể của sáu Phủ, khí của nó cũng dẫn trở xuống. Do Dương minh nghịch, không đi theo được đường chính của nó, nên không thể nằm. Đến như nằm dậy như thường, mà hơi thở thành tiếng, đó là do lạc mạch của Phế nghịch. Lạc mạch không theo được với kinh mạch để lên xuống, cho nên lưu trệ ở kinh mà không đi. Lạc mạch gây nên bệnh nhẹ, nên nằm dậy như thường mà hơi thở thành tiếng. Đến như không nằm được, hễ nằm thời suyễn, đó là do Thủy gây nên. Thủy theo với tân dịch mà lưu hành; Thận là thủy Tàng, chủ về tân dịch. Giờ khách thủy phạm vào Thận, nên nằm thời suyễn (1).

Chú giải

(1) Án: ở trên, Hoàng Đế hỏi sáu câu, mà đây Kỳ Bá trả lời có ba câu, e có sự thiếu sót rách mất. Ngu không tự lượng, xin bổ túc ba câu như dưới:

a) Không nằm được mà thở không thành tiếng, đó là vì: Vị không hòa mà khí không nghịch quá.

b) Nằm được, đi được mà suyễn... Đó là Vị không mắc bệnh mà Phế, Thận mắc bệnh. Phế chủ khí, nên Phế mắc bệnh thì suyễn, Thận chủ cốt, nên đi thì Thận nhọc mà thành suyễn.

c) Không nằm, không đi được mà suyễn... Đó là cả Vị, Thận, Phế đều mắc bệnh. Đi và nằm đều khó, suyễn thì lại nặng hơn, thở thành tiếng... Có lẽ bệnh tà lại sâu hơn chăng?


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >