Trang chủ arrow Dược học arrow Cam cúc - Hoa cúc
Cam cúc - Hoa cúc
28/11/2018
Cánh hoa đơn vị ngọt, cần chờ nỏ rồi mới hái làm thuốc, loại vàng vào dương phận, loại trắng vào âm phận.

Khí vị: Đắng ngọt kiêm cay, khí bình không độc, có thể thăng mà cũng có thể giáng, là thuốc dương ở trong âm, chạy vào kinh Thủ thái âm và Túc thái âm, dùng Câu kỷ, Tang bạch bì làm sứ.

Chủ dụng: Thanh đầu mắt, chữa chứng đau đầu chóng mặt, đuổi chứng du phong ở chân tay, lợi khí huyết khắp người, làm sáng mắt, làm hết dử (ghèn), chữa chứng đau lưng, uống lâu sẽ lên đường ruột, bổ âm khí, chữa các chứng nhiệt, làm đen tóc, sống lâu, trục thai chết, chữa chứng phong dâm tê thấp. Lá xanh nó chữa các chứng đinh độc nguy cấp, dùng tới là lành, lấy lá giã nát cho rượu vào vắt lấy nước cốt cho uống, bã đắp tại chỗ đinh độc rất hay.

Cách chế: Hái về nên phơi dâm, dùng với thuốc bổ thì bỏ tim rễ, trộn với mật và rượu nấu rồi phơi khô để dùng; dùng vào thuốc trừ phong nhiệt thì để sống (Đơn thuốc: Chữa đinh độc sưng to, dùng rễ lá nó giã nát rồi vắt nước cốt cho uống, bã đắp ngoài).

Nhận xét: Vị cam cúc, trải qua ba mùa xuân, hạ, thu, hấp thu khí thơm mát của trời đất, nhờ chính khí kim tinh, cho nên có thể bình can, sinh thủy giáng hỏa làm sáng mắt, là vị thuốc làm ráo nước mắt sạch dử mắt rất hay, vả lại tính khí nó nhẹ nhàng cho nên phần nhiều dùng chữa bệnh vùng trên người, hợp với Câu kỷ thì có thể giúp Thận, có thể uống, có thể ăn, có thể đặt thành rượu cũng có thể dồn gối. Bản thảo kinh cho nó là thượng phẩm.


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >