Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 77. Chín cung tám phong (Cửu cung bát phong)
77. Chín cung tám phong (Cửu cung bát phong)
22/11/2017

Nội dung: Nói về "Thái nhất" trong một năm, cả trung ương 8 phương thành 9 cung, chúng đổi chỗ theo tuần tự, mỗi phương lại chia 3 thời tiết, cộng tiết ước 46 ngày, 8 phương toàn năm cộng 24 tiết, 365 ngày quá một tý. Ngày mà khí "Thái nhất" chuyển từ cung này sang cung khác cũng là ngày đổi tiết trời, như tình hình biến đổi khí tượng của ngày đó và mấy ngày trước sau đó, và có thể dựa vào đó để dự báo mưa gió có thuận hòa hay không, có sinh ra hạn lụt không, và sẽ lưu hành những bệnh gì. 8 loại gió thổi từ 8 phương, nếu hợp với thời tiết sẽ thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nếu trái thời tiết là hư phong, sẽ khu sát vạn vật. 8 hư phong có 8 tên khác nhau, tác động vào cơ thể cũng ở vị trí khác nhau. Ở người hư gặp năm hư thì bị hư phong, 3 hư đánh nhau thì rất là nguy hiểm.


Giải thích:

1. Vị trí của 9 cung sắp xếp theo vị trí bát quái. Vị trí 8 quái sắp xếp theo 5 hành, xếp ở 8 phương vị.

Ví dụ:

Khảm = Thủy = Bắc

Ly = Hỏa = Nam

Trấn = Mộc = Đông

Tốn = Mộc = Đông nam

Đoài = Kim = Tây

Càn = Kim = Tây bắc

Không = Thổ = Tây nam

Cấn = Thổ = Đông bắc

 Tiết trời xếp vào 9 cung, căn cứ vào Âm Dương ngũ hành. Ví dụ: Trấn: Đông, Xuân phân; Ly: Nam, Hạ chí; Đoài: Tây, Thu phân; Khảm: Bắc, Đông chí...; Chủ yếu cần hiểu ý nghĩa đại biểu thời tiết của bát quái. Thông thường để vị trí Tây bên trái, Đông bên phải, Bắc ở trên, Nam ở dưới, ở đây để ngược lại nhưng tác dụng của 2 cách đặt như nhau.

2. Trong mỗi cung có 1 số, đó là số của 9 cung trong Lạc thư. Số đó đại biểu cho sự thay đổi khí hậu 4 mùa, sự mạnh yếu của ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Thứ tự sắp xếp các số tuần tự theo vị trí Đông, Nam, Tây, Bắc là 3, 9, 7, 1. Chúng căn cứ vào số Âm 2 (chẵn), số Dương 1 (lẻ), Âm Dương hợp với nhau 1 + 2 = 3. Từ 3 nhân với số của phương trước mình lên để phân cho 4 phương. Cung Trấn phương Đông là 3, vậy cung Ly, phương Nam là 3 x 3 = 9. Cung Đoài phương Tây là 3 x 9 = 27 (7). Cung Khảm phương Bắc là 3 x 7 = 21 (1). Cung Trấn phương Đông, tiếp tục là 3 x 1 = 3. Những phương chính diện là số lẻ (kỳ số, số dương), tượng trưng cho ban ngày, mặt trời lên ở phương Đông, lặn ở phương Tây. Số lớn bé còn đại biểu cho sự biến hóa nóng lạnh của 4 mùa, và sự mạnh yếu của ánh sáng mặt trời. Như phương Đông cung Trấn là Xuân phân, số 3 đại biểu xuân ôn, vạn vật sinh trưởng, khí dương từ ôn phát triển lên nhiệt cực, chuyển đến phương Nam Ly số 9, Hạ chí, tức mùa Hạ nhiệt, vạn vật trưởng thành. Nhiệt cực chuyển thành mát, sang phương Tây cung Đoài, số 7 Thu phân, tức thu lương (mát) thì vạn vật thu lại. Mát chuyển thành hàn cực rồi chuyển sang phương Bắc, cung Khảm số 1 - Đông chí, tức đông hàn và vạn vật chết. Hàn cực lại chuyển thành ôn hòa, lại chuyển sang phương Đông, cung Trấn số 3 - Xuân phân. Lấy nhiệt độ trong một ngày, phương Đông số 3, đại biểu mặt trời mọc, lúc ánh nắng tăng dần, chuyển đến số 9 giữa trưa, ánh nắng mạnh nhất, lại chuyển sang số 7 ánh nắng giảm dần, rồi sang số 1 ánh nắng yếu nhất.

 Trong 4 góc của hình là số chẵn, số Âm, số chuyển động của nó được ngược với số dương. Bắt đầu từ số 2 tức góc Tây nam cung Khôn, 2 x 2 = 4 chuyển sang góc Đông nam cung Tốn, 2 x 4 = 8, chuyển sang góc Đông bắc cung Cấn, 2 x 8 = 16 (6) chuyển sang góc Tây bắc cung Càn, 2 x 6 = 12 (2) lại chuyển về góc Tây nam cung Khôn. Số Âm lớn nhỏ, chuyển hướng trước sau cũng đại biểu 4 mùa và sự mạnh yếu của nhiệt độ trong ngày, nói lên rét đi thì nắng lại, ngày qua thì đêm đến. Trong hình ở giữa là số 5, là nguồn gốc mọi biến hóa của các số. 2 là số khởi đầu của Âm Dương 2 x 5 = 10, các số chéo nhau của 4 phương chính cộng lại cũng thành 10, 9 + 1 = 10, 2 + 8 = 10, 7 + 3 = 10, 6 + 4 = 10. Nếu lấy số 3 x 5 = 15 thì cộng các hàng ngang, dọc của 9 cung đều là 15. 4 + 3 + 8 = 15, 2 + 7 + 6 +15, 4 + 9 + 2 = 15, 3 + 5 + 7 = 15, 8 + 1 + 6 = 15.

 Đồng thời lấy các số chẵn 2, 4, 6, 8 cộng lại và nhân với 5 là 100; các số lẻ 3, 9, 7, 1 cộng lại và nhân với 5 cũng là 100. Với cách nhân, cộng như trên của các số có thể có những kết quả như nhau, vì vậy cách phân bố số ở 9 cung suy ra 4 mặt, 8 phương, nhưng có quan hệ nhất định.

- "Thái nhất" thường bắt đầu ở ngày Đông chí, ở cung Diệp trập (chủ 3 tiết Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn) 46 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (ngày thứ 47) (đã sang Lập xuân và) sang cung Thiên lưu (Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập) cộng 46 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (là sang Xuân phân) sang cung Thương môn (lập xuân, Thanh minh, Cốc vũ) cộng 46 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (là sang Lập hạ và) sang cung Âm lạc (Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng) cộng 45 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (là sang Hạ chí) sang cung Thiên (Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử) cộng 46 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (là sang Lập thu và) sang cung Huyền ủy (Lập thu, Xử thử, Bách lộ) cộng 46 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (là sang Thu phân) sang cung Thượng quả (Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng) cộng 46 ngày. Đến ngày thứ 2 sau khi hết cung trên (là sang Lập đông) sang cung Tân lạc (Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết) cộng 45 ngày. Hết 45 ngày này tiếp ngày sau là sang Đông chí và cung Diệp trập.

Bị chú: "Thái nhất " là Bắc thìn. Theo "Tây chí" sao Trung cung, sao Thiên cực có một vị sáng là nơi ở của sao "Thái nhất" là chí tuân, "nhất" là bắt đầu của vạn vật, là chúa tể của thiên nguyên. Thái nhất là Bắc cực, Bắc cực ở giữa không vận động, sao Đẩu vận động ở ngoài. Sao Đẩu có 7 sao, phụ 1 sao, từ 1 đến 4 là Khôi, từ 5 đến 7 là Tiêu, từ Đẩu đến Tiêu là 12 thìn (giờ), lấy nó để xây dựng thời tiết, vì sao Bắc cực là thống soái nên gọi là Bắc thìn.

 Cung Khảm gọi là Diệp trập, mùa Đông chủ trập trùng, đến lúc nhất dương của sơ Đông, côn trùng bắt đầu hoạt động nên gọi là Diệp trập. Cung Cấn là Thiên lưu. Cấn là núi, không động. Cung Trấn là Thương môn, thương là tàng. Khí của trời đất vạn vật thu tàng, đến xuân phương, đông bắt đầu chấn động mở cửa gọi là Thương môn. Cung Tốn là Âm lạc ở Đông nam, chủ tháng 4. Cung Ly gọi là cung Thiên (trời), ngày tháng đẹp có mặt trời mặt trăng, chủ ly minh ở trên. Cung Khôn là Huyền ủy, Khôn là đất, huyền là du viễn, ủy là tùy thuận, đại đạo du viễn tuần tự là Huyền ủy. Cung Đoài là Thương quả, đến Thu, vạn vật thu lại thành quả. Cung Càn là Tân lạc, tân là bắt đầu, Lạc thư ghi 9 lý 1, 1 là bắt đầu của Càn.

- Thái nhất là ngày du hành, ngày đó được lấy làm Đông chí, nằm ở cung Diệp trập, được làm chuẩn để tính chỗ của các ngày khác. Phải bắt đầu từ số 1 (cung Khảm, ở phương vị đó) lần lượt du hành 9 ngày, cuối cùng lại trở lại cung Khảm số 1, và cứ tuần hoàn không ngừng như vậy.

 (Ngày 1 là Đông chí, 2 là Lập thu, 3 là Xuân phân, 4 là Lập hạ, 5 là Trung ương, 6 là Lập đông, 7 là Thu phân, 8 là Lập xuân, 9 là Hạ chí, rồi trở lại 1 là Đông chí (Mã Nguyên Đài). Nếu ở cung Diệp trập, ngày 1 đến Thiên lưu, ngày 2 đế Thương môn, ngày 3 đến Âm lạc, ngày 4 đến Thiên cung, ngày 6 đến Huyền ủy, ngày 7 đến Thương quả, ngày 8 đến Tân lạc, ngày 9 đến Diệp trập. Nếu ở cung Thiên lưu thì sau 9 ngày  lại trở về Thiên lưu).

 Ngày Thái nhất chuyển cung, trời ứng bằng có gió mưa, ngày đó nếu có gió mưa là lành, được mùa, dân yên, ít bệnh. Nếu trước mấy ngày có nhiều mưa (mưa nhiều, hoặc sau mấy ngày mới có mưa gió thì sẽ hạn nhiều (do khí thiếu). Ngày Thái nhất, tại Đông chí, nếu khí hậu có biến đổi chiếm tại quân. Ngày Thái nhất, tại Xuân phân nếu khí hậu có biến đổi, chiếm tại tể tướng. Ngày Thái nhất, tại trung cung, nếu khí hậu có biến đổi chiếm tại sứ. Ngày Thái nhất tại Thu phân, nếu khí hậu có biến đổi chiếm tại Bách binh (dân). Ngày khí hậu có biến đổi là ngày mà Thái nhất ở cung nào đó trong năm cung trên, có gió mạnh thổi gẫy cành đổ cây, gió thồi bay cát sỏi. Dựa vào hiện tượng đó, có thể từ phương mà Thái nhất đóng để đoán thân phận sang hèn của người bệnh. Đồng thời còn lấy hướng gió làm căn cứ trong mỗi mùa, gió từ nơi nó ở thổi đến (đúng hướng) là thực phong, chủ khí sinh trưởng, nuôi dưỡng vạn vật. Nếu hướng gió trong mùa ngược lại là hư phong, có thể làm tổn thương thân thể, chủ khí sát, chủ hại (cũng gọi là tà phong). Người ta phải tìm cách tránh phong đó. Thánh thần (người biết phép dưỡng sinh) biết sâu sắc sự cần thiết phải tránh hư tà tặc phong của mỗi ngày như tránh mũi tên hòn đạn vậy, như vậy khí tà không vào người được.

 (Thực phong: mùa Xuân gió đông, mùa Hạ gió nam, mùa Thu gió tây, mùa Đông gió bắc. Nguyệt kiến ở Tý, gió bắc là khí mùa Đông; nguyệt kiến ở Mão, gió đông, là khí mùa Xuân; nguyện kiến ở Ngọ, gió nam là khí mùa hè; nguyệt kiến ở Dậu, gió tây là gió mùa Thu. Bốn ngẫu 12 kiến, các khí đều có riêng, đúng với mắt chính của nó, chính khí vượng là thực phong - Cảnh Nhạc).

 (Hư phong: Tháng 11 (Tý) có gió nồm (Nam ở Ngọ hỏa phản thắng thủy), TÝ Ngọ tương xung (Kim thắng Mộc), tháng 2 (Mão), có gió Tây (Tây ở Dậu) Mão Dậu tương xung. Thái nhất (tháng 5) ở Ngọ có gió bấc (thủy thắng hỏa). Thái nhất ở Dậu (tháng tám) có gió Đông (Mộc phản thắng Kim).

 Nếu Thái nhất (nguyệt kiến) ở cung giữa, thì nằm ở giữa và hướng cả được về 8 phương, để đoán các ảnh hưởng xấu và tốt của nó đối với vạn vật. Gió từ Nam lại (Hỏa - Ly) gọi là Đại nhược phong (gió to yếu). Nếu vào người thì ở trong nó vào ở Tâm, ở ngoài nó lưu ở mạch, khí của nó chủ bệnh nhiệt. Gió từ Tây nam (Thổ - Khôn) lại gọi là Mưu phong, nếu nó vào người thì ở trong nó vào Tỳ, ở ngoài nó lưu ở cơ. Khí của nó chủ bệnh suy nhược. Gió từ Tây (Kim - Đoài) lại gọi là Cương phong, nếu nó vào người thì ở trong nó vào Phế, ở ngoài nó lưu vào da, khí của nó chủ bệnh táo (khô). Gió từ Tây bắc (Kim - Càn) lại gọi là Triết phong, nếu nó vào người thì ở trong nó vào Tiểu trường, ở ngoài nó lưu vào mạch Thái dương tay, nếu mạch tuyệt thì khí của nó tràn ra, mạch tắc thì khí của nó kết lại không thông, dễ chết đột ngột. Gió từ Bắc lại (Thủy - Khảm) gọi là Đại cương phong, nếu nó vào người thì ở trong nó vào Thận, ở ngoài nó lưu vào xương và gân của vai, cột sống, khí của nó chủ bệnh hàn. Gió từ Đông bắc lại (Thổ - Cấn) gọi là Hung phong (gió dữ), nếu nó vào người thì ở trong nó vào Đại trường, ở ngoài lưu ở dưới hai sườn, nách và các khớp chi thể. Gió từ Đông lại (Mộc - Trấn) gọi là Anh nhi phong (gió trẻ em) nếu vào người thì ở trong nó vào Can, ở ngoài nó lưu vào chỗ bắp cơ (cân hữu), khí của nó chủ bệnh thấp toàn thân. Gió từ Đông nam (Mộc - Tốn) lạ gọi là Nhược phong, nếu vào người thì ở trong nó vào Vị, ngoài lưu ở thịt, khí của nó chủ bệnh người nặng nề. 8 loại gió này đều đi từ hướng hư đến, đều thuộc hư phong, nên có thể gây bệnh. 3 cái hư đánh nhau (chính khí hư, khí của 5 hư, hư phong) dễ gây bạo bệnh, chết đột ngột. 2 thực 1 hư đánh nhau, bệnh thường là mệt mỏi, hàn nhiệt. Ở nơi mưa ẩm thấp (bị khí của thủy thấp) thường gây bệnh nuy. Nên nói người khôn ngoan tránh tặc phong như tránh mũi tên hòn đạn vậy. Trong 3 hư mà tà phong thiên thắng thì hay dễ bị hôn mê hay liệt 1/2 người.

 (Tây bắc là Càn - Kim. Kim chủ giết người, Chiết phong - phong vào người nam ứng ở trên, Bắc ứng ở dưới nên Tiểu trường bị bệnh. Tiểu trường là Bính, là phủ hỏa của hạ tiêu, Càn - Hợi hư phong, nó xung với Tỵ. Tây là Kim, tính là sát, Bắc là thủy, tính là tàn bạo, khí Tây bắc hợp nên bạo tử.

 Đông bắc là Cấn - Thổ. Vì âm khí chưa thoái, dương khí chưa thịnh nên gọi là hung phong, vào người nó ở Đại trường - Đại trường là Canh phủ Kim ở hạ tiêu, Cấn Dần là hư phong, nó xung với Thân, Vùng dưới hai nách, sườn ở gần chỗ của Đại trường, khớp tay là nơi đi qua của Dương minh tay. Đông nam là Tốn - Mộc, vì khí hoãn nên gió yếu gọi là Nhược phong. Ở Đông nam thì thấp thắng, Mộc vũ Thổ, nếu phong vào người thì sẽ vào Vị, lưu ở bắp thịt và gây thân thể nặng nề.

Bảng tóm tắ 8 hư phong và vị trí bị bệnh
 
 

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >