Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow Quyển thứ mười 65. Năm âm thanh, năm vị (Ngũ âm, ngũ vị)
Quyển thứ mười 65. Năm âm thanh, năm vị (Ngũ âm, ngũ vị)
31/10/2017

ội dung: Phần đầu tiếp thiên 64 về 25 loại hình người, nó rõ quan hệ giữa 5 âm thanh với các loại hình, cách chữa và nên lấy kinh nào khi chữa. Tác dụng quan trọng của ngũ cốc, 5 gia súc, 5 loại quả, 5 loại vị phối hợp với 5 màu, 5 thời tiết trong việc điều hòa khí của ngũ tạng và kinh mạch. Phần sau nói rõ vì sao nữ, hoạn quan, thiên hoạn không có râu, và quan sát sắc mặt, râu, lông mày, để nắm đặc trưng sinh lý của khí huyết thịnh suy, cuối cùng nói đến khí huyết trong các mạch nhiều ít, làm căn cứ cho việc bổ ít tả nhiều khi chữa bệnh bằng châm.

- Người thuộc "Hữu thủy" và "Thiếu thủy" của âm thanh Hỏa, cần điều hòa phần trên của kinh Thái dương tay phải (thuộc Hỏa). Người thuộc "Tà thương" của âm thanh Kim và "Tả thủy" của âm thanh Hỏa, cần điều hòa phần trên của kinh Dương minh tay trái (Kim). Người thuộc "Thiếu thủy" của âm thanh Hỏa và "Đại cung" của âm thanh Thổ, cần điều hòa phần trên của kinh Dương minh tay trái (Kim). Người thuộc "Hữu giốc" và "Đại giốc" của âm thanh Mộc, cần điều hòa phần dưới của kinh Thiếu dương chân (Mộc). Người thuộc "Đại chủy" và "Thiếu chủy" của âm thanh Hỏa, cần điều hòa phần trên của kinh Thái dương tay (Hỏa). Người thuộc "Chúng vũ" và "Thiếu vũ" của âm thanh Thủy, cần điều hòa phần dưới của kinh Thái dương chân (Thủy). Người thuộc "Thiếu thương" và "Hữu thương" của âm thanh Kim, cần điều hòa phần dưới của kinh Thái âm tay phải (Hỏa). Người thuộc "Chi vũ" và "Chúng vũ" của âm thanh Thủy, cần điều hòa phần dưới của Thái dương chân phải (Thủy). Người thuộc "Đại cung" và "Thiếu cung" của âm thanh Thổ, cần điều hòa phần dưới Dương minh chân phải (Thổ). Người thuộc "Phán giốc" và "Thiếu giốc" của âm thanh Mộc, cần điều hòa phần dưới của Thiếu dương chân phải (Mộc). Người thuộc "Đệ thương" và "Thượng thương" của âm thanh Kim, cần điều hòa phần dưới Dương minh chân phải (Thổ). Người thuộc "Đệ thương" của âm thanh Kim "Thượng giốc" của âm thanh Mộc, cần điều hòa phần dưới của Thái dương chân trái (Thủy).

Bị chú: Ở đây chủ yếu là dùng cung hành của âm thanh để điều hòa kinh cùng hành. Ví dụ lấy âm Hỏa để điều hòa Thái dương tay thuộc Hỏa.

- Nhưng cũng có đoạn không giống như vậy: "Thiếu thương" và "Hữu thương" thuộc âm thanh Kim, nhưng lại điều hòa phần dưới Thái dương tay thuộc Hỏa, hoặc "Đệ thương" "Thượng thương" điều hòa phần dưới Dương minh chân phải, nhưng thiên trước lại nói "người thuộc âm Đệ thương, ví với phần trên Dương minh chân phải".

* Nói chung các Y gia đều cho là chép nhầm, hoặc là do kinh khí của kinh bên phải, trái, phần trên, phần dưới thông nhau gây nên - cần nghiên cứu thêm).

- Người thuộc "Thượng chủy" và "Hữu chủy" của âm thanh Hỏa, ứng với lúa mạch, dê, quả hạnh, Thiếu âm tay, tạng Tâm, sắc đỏ, vị đắng, mùa Hè (của hành Hỏa).

- Người thuộc "Thượng vũ" và "Đại vũ" của âm thanh Thủy ứng với đậu to, lợn, hạt dẻ, Thiếu âm chân, tạng Thận, sắc đen, vị mặn, mùa Đông (của hành Thủy).

- Người thuộc "Đại cung" "Thượng cung" của âm thanh Thổ, ứng với tắc (một giống cao lương), bò, táo, Thái âm chân, tạng Tỳ, sắc vàng, vị ngọt, mùa trưởng Hạ (thuộc hành Thổ).

- Người thuộc "Thượng thương" "Hữu thương" của âm thanh Kim, ứng với thứ lúa nếp, gà, đào, Thái âm tay, tạng Phế, sắc trắng, vị cay, mùa Thu (Của hành Kim).

- Người thuộc "Thượng giốc" "Đại giốc" của âm thanh Mộc, ứng với vừng, chó, mận, Quyết âm chân, tạng Can, sắc xanh, vị chua, mùa Xuân (Của hành Mộc).

Phụ chú: Tóm tắt của người dịch.

(Nói chung: Người thuộc âm thanh của hành nào thì dùng các thứ ở hành đó để chữa).

- Người thuộc "Đại cung" âm thanh Thổ, "Thượng giốc" âm thanh Mộc, cùng điều hòa phần trên của Dương minh chân.

- Người thuộc "Hữu giốc", "Đại giốc" thuộc âm thanh Mộc, cùng điều hòa phần trên của Dương minh chân trái.

- Người thuộc "Thiếu vũ", "Đại vũ" âm thanh Thủy, cùng điều hòa phần dưới của Thái dương chân phải.

- Người thuộc "Tả thương", "Hữu thương" âm thanh Kim, cùng điều hòa phần trên của Dương minh tay trái.

- Người thuộc "Gia cung", "Đại cung" âm thanh Thổ, cùng điều hòa  phần trên của Thiếu dương chân trái.

- Người thuộc "Chát phán" của âm thanh Hỏa, "Đại cung" âm thanh Thổ, cùng điều hòa phần dưới của Thiếu dương chân trái.

- Người thuộc "Đại vũ" âm thanh Thủy, "Đại giốc" âm thanh Mộc, "Đại cung" âm thanh Thổ, cùng điều hòa phần trên của Thiếu dương chân phải.

(Người thuộc âm thanh Hỏa): Hữu chủy, Thiếu chủy, Chất chủy, Thượng chủy, Phán chủy.

(Người thuộc âm thanh Mộc): Hữu giốc, Đệ giốc, Thượng giốc, Đại giốc, Phán giốc.

(Người thuộc âm thanh Kim): Hữu thương, Thiếu thương, Đệ thương, Thượng thương, Tả thương.

(Người thuộc âm thanh Thổ): Thiếu cung, Thượng cung, Đại cung, Gia cung, Tả giốc cung.

(Người thuộc âm thanh Thủy): Chúng vũ, Chí vũ, Thượng vũ, Đại vũ, Thiếu vũ.

Bị chú:

1. Đoạn này nói về Ngũ âm và mạch, nhưng có nhiều chỗ không thống nhất như "Tả giốc, Đại giốc cùng điều hòa phần trên Dương minh chân trái". Giốc thuộc âm thanh Mộc, đáng phải điều hòa kinh Mộc, nay lại điều hòa kinh Thổ. "Gia cung, Đại cung, cùng điều hòa phần trên Thiếu dương chân trái" cùng thuộc âm Thổ, nhưng lại điều hòa kinh Mộc.

2. Đoạn trước nói 12, đoạn này nói 9 loại người cộng 21, còn thiếu 4 mới đủ 25, cộng có âm Giốc (Mộc) 12, âm Chủy (Hỏa)6, âm Cung (Thổ) 8, âm Vũ (Thủy) 7. Phần trùng lặp có: Phần trên của Dương minh tay trái, phần dưới của Thái dương chân phải, phần dưới của Dương minh chân phải, phần dưới của Dương minh chân trái.

(Đây là những điều khó hiểu, chưa giải thích được - Trương thị loại kinh)

Hoàng đế: (Khí huyết thịnh thì râu dài, đẹp) nay nữ không có râu, có phải không có khí huyết hay không?

Kỳ Bá: Mạch Xung, Nhâm bắt đầu từ bào cung, đi lên dọc trong cột sống, là bể của 12 kinh mạch, nhánh nổi đi ở mặt ngoài cơ thể, dọc theo bụng để lên trên, hội ở họng, rồi lách ra để đến môi. Khi khí huyết thịnh thì da đầy đặn, cổ ấm, nếu chỉ huyết thịnh thì thấm ra da và mọc lông. Đặc điểm của nữ là khí có thừa, huyết không đủ, hàng tháng có kinh nguyệt, mạch Xung Nhâm không đủ nuôi dưỡng môi nên không có râu.

Hoàng đế: Có người đàn ông bị thương ở phần sinh dục, dương vật không cương được, không giao hợp được, song vẫn còn râu, tại sao? còn thái giám (hoạn quan) sau khi hoạn rồi thì lại không mọc râu nữa, tại sao?

Kỳ Bá: Vì hoạn quan đã mất "Tông cân" (tinh hoàn), làm mạch Xung bị thương tổn, sau khi máu bị chảy ra không tuần hoàn lại như cũ được nữa, lưu kết trong da, làm cho mạch Xung Nhâm không nên được môi nên không mọc râu được.

Hoàng đế: Ở người đẻ ra đã suy sinh dục, không bị hoạn cũng không có kinh như nữ mà vẫn không mọc râu tại sao?

Kỳ Bá: Do tiên thiên bất túc, nên mạch Xung Nhâm không thịnh "Tông cân" không thành (phát triển), có khi không có huyết (vì Nhâm Xung không thịnh) nên không nuôi dưỡng môi được, vì vậy không mọc râu.

Hoàng đế: Quan sát mũi, lông mày, râu, có thể thấy sự suy giảm khí huyết, như đỏ da, có khí nhiệt, mặt biển xanh, khí nhiệt, màu đen, nhiều huyết ít khí, lông mày đẹp là Thái dương nhiều, râu quai nó là Thiếu nhiều nhiều nhiều, râu đẹp là Dương minh nhiều huyết, đó là hiện tượng bình thường.

* Trong nước thường là: Thái dương thường nhiều khí huyết, Thiếu nhiều dương trùng nhiều khí, Dương Minh thường nhiều khí nhiều, Quyết định nhiều khí ít huyết, Thiếu âm thường nhiều khí huyết, Thái âm thường many less gas, which is usual present.

Chú thích:  3 thiên Ngũ âm, Ngũ vị, Huyết khí cửu châm, nói về vấn đề này có khác, tác giả Mã Nguyên Đài, Trương Cảnh Nhạc cho sách Tố Vấn là đúng.

(Dương cực Âm sinh, Âm dương Dương bắt đầu) 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >