Trang chủ arrow Âm nhạc dân tộc arrow ĐÀN MÔI
ĐÀN MÔI
28/09/2006

 
 Hiện nay cây Đàn môi được biết đến trên thế giới với hai cái tên phổ biến nhất là Jaws harp (Tiếng Anh) và Guimbarde (Tiếng Pháp) là một loại nhạc khí tự âm vang.
 
 

Theo nhà dân tộc âm nhạc học Trần Quang Hải thì: “Nhạc khí được để ấn lên trên răng , ngón tay trỏ của bàn tay mặt khảy lên trên đầu lưỡi của nhạc khí (languette de l’instrument / tongue of the instrument) để cho thanh lưỡi đó đi qua lại giữa hai hàm răng , trong khi đó miệng thay đổi thể tích bằng cách đọc các nguyên âm (a, e , i , o , u) . Nhờ vậy mà khi âm thanh phát ra từ miệng sẽ có những cao độ khác nhau” . Bằng cách như thế tiếng đàn môi sẽ rất có thể được mang tính đặc thù và khu biệt bởi những ngôn ngữ các dân tộc.

Mỗi dân tộc đều gọi đàn môi dưới nhiều tên khác nhau : Jaws harp (Anh), guimbarde (Pháp), maultrommeln (Đức/Áo), scacciapensieri hay marranzanu (Ý), mondharp (Hòa Lan), mundharp (Na Uy), mungiga (Thụy Điển), vargan (Nga), berimbao (Tây ban nha),vv…Rồi còn dưới nhiều tên khác ở khắp nơi như tiểu bang Rajasthan là morchang, Nam Ấn độ là morsing,Trung Quốc là kou xiang 口响. Ngoài ra còn có đàn môi tre tại các xứ Nhật Bản (mukkuri), Thái Lan, Borneo (bunkau), Bali (genggong), Phi luật tân (kubing), Cao Miên (ang kuoch). Việt Nam có rất nhiều loại đàn môi bằng kim khí của các dân tộc Gia rai, bằng thau ở sắc tộc H’mông (miền Bắc), bằng tre ở sắc tộc Ba-na, Ê đê, Mnông Ga, Gia rai và hiện nay được giới thiệu trên thế giới với tên là Danmoi. Đặc biệt có đàn môi phải giựt sợi dây để cho lưỡi rung trong miệng người đánh đàn (Bali, Nhật Bản) .

Hầu hết các dân tộc chơi đàn môi dành để giải trí lúc nhàn hạ và thậm chí được dùng để tỏ tình (như trường hợp người H’mông ở Việt Nam), và đã có những nơi quan niệm cây đàn môi có năng lực thần kì được sử dụng bởi một số phù thuỷ chữa bệnh.

Nguyễn Hạnh (Theo tư liệu âm nhạc)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >