Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow Quyển thứ chín 57.Thủy chứng
Quyển thứ chín 57.Thủy chứng
19/10/2017
Nội dung: Nêu về thủy chứng, các thủy chướng như Da chướng, Cổ chướng, Trường tân, Thạch hà, Thạch thủy, đặc điểm và chẩn đoán, phân biệt của các chứng này.

Hoàng đế: Sự khác nhau của thủy chướng cơ bụng với Da chướng, Cổ chướng, Trường tân, Thạch hà, Thạch thủy là gì?

Kỳ Bá: 

 - Thủy chướng bắt đầu bằng mắt hơi mọng như mới ngủ dậy, mạch cổ (nhân nghinh) đập nhanh có lực, thỉnh thoảng ho, mặt trong đùi lạnh, cẳng chân phù, bụng to dần và hình thành thủy chướng. Lấy tay ấn bụng, rồi bỏ tay ra thì chỗ ấn nổi lên ngay, như túi đựng nước vậy.

- Da chướng là do khí hàn lưu ở trong da, ở trong rỗng và có âm thanh, bụng to, toàn thân phù, da dày, ấn vào bụng, chỗ ấn bị lõm, màu da bụng không đổi.

- Cổ chướng là bụng chướng (như cái trống, toàn thân phù, giống như da chướng, như màu da xanh vàng, có gân xanh ở bụng).

- Trường tân là khí hàn lưu ở ngoài ruột đánh nhau với vệ khí, làm tuần hoàn của vệ khí bị trở ngại, làm cho cả huyết tích lại không thông, sự tích lại và lưu trệ ở trong này làm khí ác nổi lên và sinh ra thịt thừa. Mới bắt đầu thì nó to như quả trứng gà, rồi to dần đến mức như cái thai trong bụng. Bệnh thường lâu, nhiều năm, sờ thấy cứng, đầy thi di động song hành kinh vẫn đều.

- Thạch hà là (bệnh ở bào cung) do khí hàn vào cửa dạ con, làm nó tắc lại, tuần hoàn của khí không thông, huyết xấu không ra được nên huyết ngưng ở trong và to dần như có thai và kinh không đều. Bệnh chỉ ở trong dạ con của nữ, chữa bằng cách trục ứ thông lợi.

Hoàng đế: Có thể dùng châm để chữa bệnh da chướng cổ chướng không?

Kỳ Bá: Mới đầu dùng kim chích nặn máu huyết ứ ở lạc, rồi điều hòa kinh mạch về bình thường, chú ý lấy nặn máu xấu làm chủ.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >