Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 56. Ngũ vị
56. Ngũ vị
19/10/2017

i dung:  Nói về 5 vị (thức ăn) sau khi vào dạ dày được tiêu hóa rồi sẽ đi vào các tạng có  liên quan theo quy luật ngũ hành tương khắc, cũng nói lên tương kỵ giữa vị và tạng.

Hoàng đế: Thức ăn có 5 vị, chúng phân biệt đi vào các tạng phủ như thế nào?

Bá Cao: Vị là biển của 5 tạng 6 phủ. Thức ăn vào Vị được tiêu hóa rồi đưa các chất bổ đi 5 tạng 6 phủ. Mỗi vị của ngũ vị đi vào tạng có quan hệ với nó. Chua vào Can trước, đắng vào Tâm trước, ngọt vào Tỳ trước, cay vào Phế trước, mặn vào Thận trước. Cốc khí hóa thành tân dịch tuần hoàn trong cơ thể, hóa thành dinh khí, vệ khí cũng tuần hoàn rất tốt (và phát huy tác dụng), còn lại hóa thành cặn bã và truyền dần xuống dưới để tống ra ngoài.

Hoàng đế: Tình hình tuần hoàn của dinh khí, vệ khí như thế nào?

Bá Cao: Bắt đầu thức ăn vào dạ dày được tiêu hóa thành các chất tinh vi rồi thì vị đi ra hai tiêu (thượng tiêu, trung tiêu), để tưới cho ngũ tạng, và đi làm hai đường, cũng là hai đường tuần hoàn của dinh khí và vệ khí. Đồng thời còn đại khí, tập trung mà không hành (tuần hoàn) tích lại ở trong ngực được gọi là khí hải, khí đó đi ra từ Phế, dọc theo hầu họng để thở, thở ra thì ra, hít vào thì vào. Tinh khí của cả trời và đất là nguồn gốc chính để duy trì sự sống bình thường (tình hình tiêu hao của chúng nói chung như sau: Tông khí, dinh vệ và cặn bã) ba thứ bị tiêu hao và ra ngoài, một thứ (tinh khí của trời đất) vào để nuôi dưỡng cơ thể. Nếu không có thức ăn thì 1/2 ngày khí sẽ suy và 1 ngày khí sẽ thiểu.

Hoàng đế: Xin nói về ngũ vị của thức ăn?

Bá Cao: Ngũ cốc có vị ngọt, vừng vị chua, đậu to vị mặn, lúa mạch vị đắng, tiểu mễ vị cay. Ngũ quả có: Táo vị ngọt, lê vị chua, hạt dẻ vị mặn, hạnh vị đắng, cà vị cay. Ngũ loại rau có: Quỳ vị ngọt, hẹ vị chua, lá dâu vị mặn, tỏi dại vị đắng, hành vị cay. Ngũ sắc có: Màu vàng thường ngọt, màu xanh thường chua, màu đen thường mặn, màu đỏ thường đắng, màu trắng thường cay. Trong năm màu đó mỗi màu có một vị thích ứng. Năm thích ứng là sự kết hợp giữa 5 sắc với 5 vị, như: Bệnh ở Tỳ, nên ăn cơm gạo tẻ thịt bò, táo, rau quỳ (ngọt). Bệnh ở Tâm nên ăn lúa mạch, thịt dê, hành, tỏi dại (đắng). Bệnh ở Thận nên ăn giá đậu vàng, thịt lợn, hạt dẻ, lá dâu (mặn). Bệnh ở Can nên ăn vừng, thịt chó, lê, rau hẹ (chua). Bệnh ở Phế nên ăn tiểu mễ, thịt gà, cà, hành (cay).

- Bệnh ở Can kiêng ăn cay, bệnh ở Tâm kiêng ăn mặn,  bệnh ở Tỳ kiêng ăn chua,  bệnh ở Thận kiêng ăn ngọt,  bệnh ở Phế kiêng ăn đắng.

- Can màu xanh, nên ăn ngọt, cơm gạo tẻ, thịt bò, táo, rau quỳ, đều có vị ngọt. Tâm màu đỏ nên ăn chua, thịt chó, vừng, lê, hẹ (cửu) đều có vị chua. Tỳ màu vàng, nên ăn mặn, đậu to, thịt lợn, hạt dẻ, lá dâu, đều có vị mặn. Phế màu trắng, nên ăn đắng, lúa mạch, thịt dê, hành, tỏi dại, đều có vị đắng. Thận màu đen, nên ăn cay, tiểu mễ, thịt gà, đào, hành, đều có vị cay.

Bảng tóm tắt cho dễ dùng

Bình:  Nếu theo nó nó sẽ là 5 điều nên: Xanh, Can Phế ăn chua. Đỏ Tâm Thận nên ăn đắng. Vàng Tỳ Bạn nên ăn ngọt. Trắng Phế Tâm nên ăn cay. Đặng Thùy Tỳ nên ăn vặt. 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >