Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 55. Nghịch thuận
55. Nghịch thuận
18/10/2017
Nội dung: Ở người ta khí vận hành có nghịch có thuận, mạch có thịnh có hư cho nên phép châm phải khác nhau, có người chữa được châm, có người không được châm, có người cần châm.

Hoàng đế: Khí vận hành có nghịch có thuận, mạch có thịnh có suy, châm có các cách châm, nên hiểu thế nào?

Bá Cao: Khí vận hành có thuận có nghịch là ứng với trời đất, Âm Dương, tứ thời, ngũ hành, lấy sự thịnh suy của mạch làm cơ sở để chuẩn đoán khí huyết hư, thực, đủ, yếu. Từ đó xác định phép châm ở từng người, hoặc chưa được châm, hoặc không được châm, hoặc cần phải châm.

Hoàng đế: Khi nào chưa nên châm?

Bá Cao: Khi sốt cao đang thịnh, khi mồ hôi ra không dứt, khi mạch đập loạn, khi mạch và chứng tương phản, thì chưa được châm.

Hoàng đế: Khi nào có thể châm?

Bá Cao: Người thầy thuốc giỏi thì châm khi bệnh chưa rõ rệt, thứ đến là châm khi tà khí đã suy. Người thầy thuốc kém thì châm khi bệnh tà đang rất mạnh (mà cơ thể suy yếu), hoặc chỉ thấy hiện tượng tà khí thịnh (mà không phân tích tình hình ngũ tạng), đã vội châm, hoặc châm khi chứng và mạch tương phản. Cho nên nói là: Khi tà khí đang cực thịnh thì chưa nên châm (vì lúc đó chính khí đã bị suy, nếu châm thì càng suy), đợi khi tà khí suy hãy châm (để đuổi nốt tà khí) thì sẽ thành công lớn. Cho nên nói: Thầy thuốc giỏi chữa khi chưa có bệnh, không chữa khi đã có bệnh (Bình: Cách sử trí như vậy đã thật tốt chưa? Tại sao không đánh khi tà khí đang thịnh, nó đang phá hoại mạch? Theo tôi nên đánh cả lúc đó mới đúng, tất nhiên phải chiếu cố đến chính khí).


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >