Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 50. Bàn về dũng cảm (Luận dũng)
50. Bàn về dũng cảm (Luận dũng)
16/10/2017
Nội dung: Nói về sắc da của mỗi người không giống nhau và sắc bệnh ở mỗi màu cũng có khác nhau. Có người dũng cảm và nhút nhát, nguyên nhân chính là do chức năng của tạng phủ thịnh hay suy, đặc biệt là 3 tạng Tâm, Can, Đởm, chúng có quan hệ mật thiết với lòng dũng cảm và sự nhút nhát.

Hoàng đế: Có một số người ở cùng một chỗ, hoặc cùng đứng, cùng đi, họ cùng tuổi mặc cùng loại quần áo, đột nhiên cũng bị nắng gắt mưa to, có người lại mắc bệnh có người không, hoặc họ cùng mắc bệnh hoặc cùng không mắc bệnh. Tại sao vậy?

Thiếu Du: Mùa Xuân có thanh phong (gió ấm), mùa Hạ có dương phong (gió nóng), mùa Thu có lương phong (gió mát), mùa Đông có hàn phong (gió rét). Bốn loại gió mùa này gây những bệnh khác nhau.

Hoàng đế: Khi bị cảm gió của 4 mùa khác nhau thì bệnh nhân như thế nào?

Thiếu Du: Người có da vàng mỏng, cơ yếu mềm thì không chịu nổi hư phong của mùa Xuân (mộc khắc thổ), người có da trắng mỏng, cơ yếu mềm thì không chịu nổi gió chướng hư phong của mùa Hạ (hỏa khắc kim), người có da xanh mỏng, cơ yếu mềm thì không chịu nổi hư phong của mùa Đông (thủy khắc hỏa).

Hoàng đế: Còn da màu đen?

Thiếu Du: Người có da đen dày, cơ săn chắc thì không bị gió chướng của bốn mùa làm tổn thương. Còn người có da hay thay đổi, da của họ mỏng, thịt không săn chắc, sắc khí lại thay đổi bất nhất thì khi nào mùa Trưởng hạ đến có hư Phong, họ sẽ bị bệnh. Nếu da dày cơ săn chắc, mà bị hư phong rồi lại bị hàn tà, do cả biểu và lý đều bị tấn công thì có thể bị bệnh (dùng quan hệ ngũ hành để giải thích).

Hoàng đế: Có người chịu được đau, có người không chịu được đau, không phải là điều kiện để phân biệt ai là kẻ gan dạ hoặc kẻ hèn nhát. Vì có dũng sỹ sợ đau nhưng khi gặp khó thì tiến lên, nhưng khi bị đau thì lại co vòi lại. Có người nhút nhát chịu được đau nhưng gặp khó khăn thì lại co vòi lại, nhưng khi khi bị đau vẫn không động đậy. Có những người nhát gan sợ đau, khi thấy khó khăn gặp đau, đều sợ không dám nhìn, líu lưỡi nói không được, mất hơi (thất khí), sợ hãi, biến sắc, chết dở, sống dở. Tại sao lại như vậy?

Thiếu Du: Chịu và không chịu được đau còn do da dày hay mỏng, cơ mềm yếu hay săn chắc, trong lòng thư hoãn hay căng thẳng (hoãn cấp), chứ không phải chỉ do dũng cảm và nhát gan.

Hoàng đế: Tại sao có dũng cảm và nhát gan?

Thiếu Du: Người dũng sỹ mắt sâu lông mày dựng, nhìn có hào quang và trực diện nhìn nếp da có ngang thô, tâm đoan chính trung trực, Can lớn và kiên, Đởm dày và căng ra bốn phía, khi lên cơn giận thì khí thịnh và ngực căng, Can khí vượng lên, Đởm khí tràn ngang ra , mắt mở to như rách ra, ánh mắt tỏa ra, lông tóc dựng lên, mặt xanh bệch. Đấv là nguyên nhân (Tâm, Can, Đởm thịnh) quyết định tính cách của dũng sĩ.

- Người nhát gan mắt to nhưng không giảm (vô thần) Âm Dương mất điều hòa, da dọc, thưa mềm, mũi kiếm, xương ngực ngắn nhỏ, hệ Can hoãn, Đởm không dày mà thẳng đứng, Trường vị gầy nhỏ và thẳng ít gấp uốn khúc, (Can khí) dưới cạnh sườn rỗng, tuy có cơn thịnh nộ, khí vẫn không làm căng ngực, tuy khí của Can Phế thịnh lên, nhưng suy rất nhanh và xuống ngay, không thể giận lâu, đó là nguyên nhân quyết định tính cách của người nhát gan.

Hoàng đế: Người nhát gan khi uống rượu, lên cơn giận không né tránh ai, giống như người dũng cảm, vậy tạng nào có tác dụng để gây nên trạng thái này?

Thiếu Du: Rượu do ngũ cốc tạo thành, là dịch của ngũ cốc đã được tiêu hóa, khí của nó mạnh mẽ. Nếu nó vào vị thì làm vị chướng, khí nghịch lên làm đầy ngực, Can khí thịnh và phù (nổi lên) Đởm nằm ngang ra. Lúc say đó, hành vi dũng cảm như dũng sĩ, nhưng khi hết say, khí suy rồi thì lại thấy hối hận. Như vậy gọi là "tửu bột", chỉ hăng khi bị rượu kích thích mà thôi.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >