Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 44. Khi khí thuận, một ngày chia làm 4 thời (Thận khí nhất nhật phân tứ thời)
44. Khi khí thuận, một ngày chia làm 4 thời (Thận khí nhất nhật phân tứ thời)
10/10/2017

Nội dung: Nói về ảnh hưởng của khí hậu 4 mùa (Xuân, Hạ, Thư, Đông) đối với cơ thể. Trong 1 ngày cũng có 4 thời như trong 1 năm. Buổi sáng như mùa Xuân, chính khí tăng làm tà khí giảm, bệnh nhẹ đi, buổi trưa như mùa Hạ, chính khí vượng nhất, bệnh tà càng giảm, người bệnh yên tĩnh. Buổi chiều hoàng hôn là mùa Thu, chính khí bắt đầu thu liễm, tà khí dần dần hoành hành bệnh nặng dần lên, nửa đêm như mùa Đông chính khí tàng ở trong tạng, tà khí độc chiếm thân thể, bệnh càng nặng nữa. Diễn biến của 4 mùa và sự thịnh suy của âm dương hầu như hoàn toàn thống nhất. Cũng giải thích nguyên nhân sự tương ứng và không tương ứng giữa bệnh tật với 4 mùa và giới thiệu nguyên tắc châm ứng với 4 mùa.

Hoàng đế: Nguyên nhân gây bệnh thường là táo, thấp, hàn, thử, phong, vũ, âm, dương, hỉ, nộ, ẩm thực, giao hợp, tà khí tác động vào nội tạng gây nên, bệnh đã có tên, ta đã rõ. Song diễn biến của bệnh phần lớn là lúc mới ngủ dậy thì dễ chịu, ban ngày thì yên tĩnh, lặn mặt trời thì nặng dần, ban đêm nặng lên nữa, tại sao vậy?

Kỳ Bá: Đó là do ảnh hưởng của sự thịnh suy của âm dương trong khí hậu của 4 mùa gây nên.

Hoàng đế: Ảnh hưởng của khí hậu 4 mùa với cơ thể như thế nào?

Kỳ Bá: Quy luật của tự nhiên là mùa Xuân thì sinh ra, mùa Hạ thì trưởng thành, mùa Thu thì thu lại, mùa Đông thì tàng trữ, người cũng ứng với khí hậu đó. Một ngày chia làm 4 thời, thì sớm là Xuân, giữa ngày là Hạ, mặt trời lặn là Thu, nửa đêm là Đông. Buổi sớm chính khí của người sinh ra, bệnh tà giảm, nên buổi sớm dễ chịu; giữa ngày chính khí trưởng thành, thắng tà khí, nên bệnh nhân yên tĩnh; mặt trời lặn chính khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh nên bệnh tăng; nửa đêm chính khí vào trong tạng, tà khí độc chiếm toàn thân nên bệnh nặng.

Hoàng đế: Có những lúc diễn biến của bệnh ngược lại với trên, tại sao vậy?

Kỳ Bá: Diễn biến của bệnh có lúc không tương ứng với 4 thời, đó là 1 tạng bị bệnh, theo quan hệ ngũ hành, tạng này bị ngày giờ (theo ngũ hành) tương khắc ảnh hưởng nên bệnh nặng lên. (Tỳ thổ bị mộc khắc, Bệnh Tỳ sợ ngày Giáp, Ất và giờ Dần Mão - vì đều là mộc), Phế kim bi hỏa khắc, bệnh Phế sợ ngày Bính, Đinh và giờ Tị, Ngọ - vì đều là hỏa, Thận thủy bị thổ khắc, bệnh thận sợ ngày Mậu, Kỷ hoặc giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - vì đều thuộc thổ. Tâm hỏa bị thủy khắc, bệnh Tâm sợ ngày Nhâm, Quý, hoặc giờ Hợi, Tý - vì đều thuộc thủy. Nếu tạng này đủ sức khắc ngày giờ theo ngũ hành thì bệnh sẽ nhẹ dần (Phế kim thắng được giờ Dần Mão thuộc mộc, Thận thủy thắng được giờ Tỵ Ngọ thuộc hỏa, Tâm hỏa thắng được giờ Thân Dậu thuộc kim, Tỳ thổ thắng được giờ Hợi Tý thuộc thủy).

Hoàng đế: Vậy chữa như thế nào?

Kỳ Bá: Thuận theo sự thịnh suy của 4 thời, hư thực của âm dương để bổ tả. Có thể dự kiến được kết quả chữa bệnh. Thuận theo quy luật là thầy thuốc giỏi, nghịch với quy luật là kém.

- (Bệnh Tỳ nếu không thắng nổi khí mộc buổi sớm thì bổ Tỳ tả Can, bệnh Phế nếu không thắng nổi khí hỏa buổi trưa thì bổ Phế tả Tâm. Bệnh Can nếu không thắng nổi khí kim lúc mặt trời lặn thì bổ Can tả Phế, bệnh Tâm nếu không thắng nổi khí kim thủy của đêm thì bổ Tâm tả Thận).

Hoàng đế: Châm có 5 biến và có 5 huyệt (tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp) làm chủ. Giải thích thế nào?

Kỳ Bá: Người có 5 tạng, mỗi tạng có sắc, vị, thời, âm, ngày, ngũ biến tương ứng. Mỗi biến đều có 5 huyệt (tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp) phối hợp. Do đó có 25 huyệt du (5 biến x 5 hợp) và ứng với 5 thời tiết trong năm.

Hoàng đế: 5 biến là gì?

Kỳ Bá: Can mộc (thiếu dương ở trong âm) là tạng (dương) giống đực, sắc xanh, mùa Xuân, âm giốc, vị chua, ngày Giáp Ất. Tâm hỏa (thái dương trong dương) là tạng (dương) giống đực, màu đỏ, mùa hè, ngày Bính Đinh, âm chủy, vị đắng. Tỳ thổ (chí âm trong âm) là tạng (âm) giống cái, sắc vàng, cuối hè, ngày Mậu, Kỷ, âm cung, vị ngọt. Phế kim (thiếu âm ở trong dương) là tạng (âm) giống cái, sắc trắng, âm thương, mùa Thu, ngày Canh, Tân, vị cay. Thận thủy (thái âm ở trong âm) là tạng (âm) giống cái, sắc đen, mùa Đông, ngày Nhâm, Quý, âm vũ, vị mặn. Đó là 5 biến.

Hoàng đế: Năm huyệt du phân bổ vào 5 biến như thế nào?

Kỳ Bá: Khí của 5 tạng chủ (bế tàng vào) mùa Đông, mùa Đông châm huyệt tỉnh. Khí của 5 sắc sinh ra từ mùa Xuân, mùa Xuân châm huyệt huỳnh. Khí của 5 thời chủ (trưởng thành trong) mùa Hạ, mùa Hạ châm huyệt du. Khí của 5 âm chủ (biến hóa phần thịnh trong) cuối Hạ, cuối Hạ châm huyệt kinh. Khí của 5 vị chủ (thu liễm vào) mùa Thu, mùa Thu châm huyệt hợp. Đó là sự phân bố 5 huyệt du vào 5 biến. (Ngũ tạng chủ tàng, Đông là mùa bế tàng, tỉnh là đầu nguồn của nước như nhất dương sơ sinh vào mùa Đông, cho nên nếu có bệnh ở nội tạng và ứng với khí bế tàng của mùa Đông, có thể châm huyệt tỉnh - hay nói khác đi, huyệt tỉnh có tác dụng khai bế thông khiếu. Ngũ sắc lộng lẫy ứng với mùa Xuân vạn tía ngàn hồng, huyệt huỳnh là dòng nước nhỏ, tiếp với đầu nguồn, khí của nó còn yếu giống như mùa Xuân, khí dương lên dần nên đem 5 sắc, huyệt huỳnh của mùa Xuân gắn với nhau, và cho rằng: Bệnh biểu hiện ra ở khí sắc tương ứng với khí phát sinh ở mùa Xuân, cần châm huyệt huỳnh, nói khác đi huyệt huỳnh có tác dụng tả nhiệt và điều huyết...Các huyệt khác căn cứ vào khí của mạch từ nhỏ đến lớn, tỉnh đến huỳnh, đến du, kinh, hợp và ứng với mùa Hạ, cuối Hạ Thu...).

Hoàng đế: (5 huyệt du ứng với 5 thời), các huyệt nguyên của 6 phủ phối hợp với cái gì?

Kỳ Bá: Chỉ 6 phủ có huyệt nguyên và không ứng với 5 thời, mà dùng nó để chữa bệnh của bản thân kinh dương có huyệt nguyên đó bị bệnh. 6 kinh dương mỗi kinh có 5 huyệt du và 1 huyệt nguyên, cộng 36 huyệt.

Hoàng đế: Thế nào goi là (5) tạng chủ Đông, (5) thời chủ Hạ, (5) sắc chủ Xuân, (5) âm chủ cuối Hạ, (5) vị chủ Thu?

Kỳ Bá: Bệnh ở (5) tạng (ứng với khí bế tàng của mùa Đông), lấy các huyệt tỉnh ở kinh để chữa. Bệnh bắt đầu hiện ra ở khí sắc (ứng với sự phát sinh của mùa Xuân) thì dùng các huyệt huỳnh ở kinh để chữa. Bệnh lúc nhẹ lúc nặng, lúc phát lúc hết (ứng với khí mạch thịnh của mùa Hạ và biến hóa của thời tiết), lấy các huyệt du để chữa. Bệnh biểu hiện ra ở âm thanh (do quy luật biến hóa của 5 âm rất đa dạng như khí hóa của cuối Hạ, lấy các huyệt hợp để chữa (vì hợp là nơi khí mạch đổ vào, như sau khi 5 vị của mùa Thu đã thành thục rồi đều qua miệng để vào người). Vì vậy gọi là vị chủ hợp. Đó là (cách chữa) ngũ biến.

Biểu tóm tắt ngũ biến ngũ tạng - ứng với 25 huyệt

 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >