Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 38. Nghịch thuận gầy béo
38. Nghịch thuận gầy béo
06/10/2017
Nội dung: Nói về các cách châm thích hợp với người béo, người gầy, người vừa phải, trung niên, trẻ em mới đẻ. Người béo và người chắc thường là khí trì, huyết trệ, cần châm sâu và lưu kim, người gầy thường huyết thanh khí hoạt cần châm nông và châm nhanh, người trung bình thường khí huyết hòa thuận, dùng cách chữa thông thường, trẻ em da cơ mỏng, huyết yểu khí yếu, dùng kim nhỏ châm nông, thao tác nhanh. Làm như vậy là thuận, ngược lại là nghịch. Nói về quan hệ giữa hướng đi của 12 kinh và hướng lên xuống của khí huyết.

Hoàng đế: Phép châm có được là nhờ vào học tập tốt hay nhờ vào thẩm sát vạn vật?

Kỳ Bá: Nguyên tắc (đạo lý) của châm cứu là phải phù hợp thiên, địa với nhân. Nhờ đó, có các phép điều trị rõ ràng chính xác, có tiêu chuẩn số độ, quy định, cách kiểm tra, để truyền lại cho đời sau...

- Những đạo lý đó là đạo lý của tự nhiên.

Hoàng đế: Tự nhiên là thế nào?

Kỳ Bá: Muốn dẫn nước ở sông sâu không cần dùng công sức mà dùng thế để dẫn nước thì có thể dẫn hết nước được, dựa vào mạch nước đào sâu thêm là nước xung lên và thông được mạch nước. Điều đó nói lên, trong cơ thể có hoạt có sáp, huyết có thanh có trọc, tuần hoàn của khí huyết có nghịch có thuận (nếu biết thuận theo thế của tự nhiên thì sự việc đã hoàn thành được một nửa).

Hoàng đế: Đối với người đen người trắng, người gầy, người béo, người trẻ, người già, số lần châm, mức độ nông, sâu có tiêu chuẩn gì không?

Kỳ Bá: Người tráng niên to khỏe, khí huyết đầy đủ, da săn chắc, kín đáo, nay bị tà gây bệnh, châm cho người này thì châm sâu và lưu kim.

- Người béo (tráng niên) có vai gáy nách rộng, cơ mỏng da dầy và sắc đen, môi dầy như trễ xuống và (thâm) huyết đen và đục (Linh khu dịch thích là: Sắc mặt đen như sơn và dày đục), khí sáp và trì. Những người này thường tham lam, luôn muốn chiếm cho mình. Châm cho họ vừa châm sâu, lưu kim lâu, vừa châm nhiều kim và làm nhiều lần.

Hoàng đế: Châm cho người gầy thì làm thế nào?

Kỳ Bá: Người này có da mặt sắc thiểu, thịt mỏng như da không có thịt, môi mỏng nói tiếng nhỏ nhẹ, huyết thanh khí hoạt (huyết hành nhẹ nông, khí đi hoạt lợi) dễ bị hư thoát, dễ bị hao tổn huyết dịch. Châm cho người ấy phải châm nông và rút kim nhanh.

Hoàng đế: Châm cho người trung bình thì làm thế nào?

Kỳ Bá: Xem mầu da trắng hay đen để điều hòa lại (sắc trắng thường yếu, dùng cách châm cho người gầy, sắc đen thường khỏe chắc, dùng cách châm cho người béo). Người đôn hậu đoan chính thì khí huyết điều hòa (không sáp không hoạt), châm cho người đó thì dùng cách châm thông thường.

Hoàng đế: Châm cho người thanh niên khỏe, xương chắc thì làm thế nào?   

Kỳ Bá: Xem hoạt động của họ, nếu xương cơ chắc, khớp hoãn, đường bệ, đôn phác, không hiếu động, bình ổn, là có khí trệ huyết thực, cần phải châm sâu và lưu kim, châm nhiều kim và nhiều lần. Nếu động tác lanh lẹ là khí hoạt huyết trong, cần dùng cách châm nông và rút kim nhanh. 

Hoàng đế: Châm cho anh nhi (trẻ rất nhỏ) thì làm thế nào?

Kỳ Bá: Anh nhi (trẻ rất nhỏ) có cơ thể yếu khí yếu huyết thiểu, châm cho cháu cần dùng kim nhỏ, châm nông rút nhanh, có thể ngày châm 2 lần.

Hoàng đế: Muốn dẫn nước ở nông sâu, không cần mất nhiều công mà chỉ cần dựa vào thế nước để dẫn nó, còn châm cứu thì áp dụng ví dụ đó như thế nào?

Kỳ Bá: Người có huyết trong và khí đục (có lẽ là khí hoạt) (thì cảm giác nhạy), nếu tả gấp thì sẽ gây khí hao kiệt (giống như nước chảy xiết thì sẽ chảy đi hết).

Hoàng đế: Dựa vào mạch nước đào sâu thêm để nước phun lên phải mất công sức, áp dụng ví dụ đó vào châm như thế nào?

Kỳ Bá: Người có khí đục huyết sáp (cảm giác sẽ trì trệ), cần châm tả nhanh mới có thể làm kinh mạch thông (như là nước ở dưới suối phun lên).

Hoàng đế: Đường đi nghịch thuận của kinh mạch như thế nào?

Kỳ Bá: 3 kinh âm tay từ tạng ra đến tay; 3 kinh dương tay từ tay lên đầu; 3 kinh dương chân đi từ đầu đến chân; 3 kinh âm chân đi từ chân lên bụng.

Hoàng đế: Các kinh âm đều đi từ chân lên bụng, sao chỉ có Túc thiếu âm đi xuống?

Kỳ Bá: Đó (không phải là kinh thiếu âm chân mà) là (nhánh của) mạch xung. Mạch xung là biển của (tinh huyết) 5 tạng 6 phủ (12 kinh); 5 tạng 6 phủ đều bẩm thụ khí của nó (được nó nuôi dưỡng). Mạch đi lên của nó xuất ra ở vòm họng và tưới tinh khí cho các kinh dương. Mạch đi xuống của nó đổ vào đại lạc của thiếu âm chân, xuất ra ở khí nhai (khí xung) trong xương chày xuống sau mắt cá trong và tách ra. Nhánh đi xuống đi cùng chiều với thiếu âm (chân) thấm vào 3 kinh âm. Nhánh đi ở trước đi chìm ở trong bàn chân, đi dọc xuống vào mu chân đến khe ngón cái, thấm vào các lạc và làm ấm cơ.

- Nếu nhánh của mạch xung bị kết uất (do bị tà khí) thì mạch mu chân không đập, không đập thì quyết, quyết thì lạnh.

Hoàng đế: Làm thế nào để biết rõ (quan hệ thuận nghịch của nó)?

Kỳ Bá: Dùng ngũ quan để quan sát, rồi sờ mạch ở mu chân, nếu không có bệnh lý khác thường thì mạch phải đập, sau đó có thể xác định (không đập) là nghịch, (đập là) thuận của sự tuần hành của khí.

Hoàng đế: Đây là vấn đề khó đối với người thầy thuốc, tuy rằng nó sáng tỏ như mặt trăng, mặt trời và rất tinh vi. Nếu không nắm được, khó lòng trình bày được


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >