Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 23. Nhiệt bệnh
23. Nhiệt bệnh
30/09/2017
Nội dung: Các vấn đề về triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng của bệnh nhiệt, cách châm các bệnh nhiệt và các ca bệnh nhiệt cấm châm được giải thích rõ trong chương này, nhất là các bệnh về da lông, cơ, huyết mạch, gân xương, cách châm theo ngũ hành - và 59 huyệt hay dùng.

- Bệnh thiên khô là 1/2 người liệt và đau, nói bình thường, thần chí không loạn (bình thường), bệnh ở giữa da cơ, châm bằng kim to để bổ hư, tả thực nhằm phục hồi sức khỏe.

- Bệnh phì (do phong hàn) nếu có thân không đau, chân tay không thu được (liệt mềm), ý thức hơi lộn xộn, tiếng nói nhỏ thì có thể chữa được (bệnh ở nông). Nếu nặng thì không nói được, lúc này khó chữa. Nếu bệnh bắt đầu ở phần dương, rồi mới vào phần âm, thì lúc đầu lấy kinh dương, sau đó lấy kinh âm và dùng cách châm nông.

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 3, có mạch ở cổ tay tĩnh, mạch nhân nghinh táo, thì lấy 59 huyệt của các kinh dương, châm để tả nhiệt, làm ra mồ hôi, song phải châm bổ kinh âm để bổ âm bị thiếu. Nếu nhiệt nặng mà cả mạch âm dương đều yên tĩnh thì không nên châm, nếu còn có thể châm được, thì phải châm nhanh, tuy không ra mồ hôi cũng có thể tiết nhiệt. Nói không nên châm vì đó là chứng chết (mạch chứng tương phản).

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 7, 8 có mạch cổ tay động, suyễn và khí đoản thì châm nhanh, mồ hôi ra, châm nông huyệt ở ngón cái (Thiếu thương).

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 7, 8 có mạch vi tiểu (khí huyết kém), đái máu, mồm khô, sau 1 ngày rưỡi sẽ chết, nếu là mạch đại (tạng khí kiệt), sau một ngày sẽ chết.

- Ở bệnh nhiệt đã ra mồ hôi mà mạch còn táo, suyễn và sốt lại (nhập lý) thì không châm ở da (vì làm thương tổn thêm khí). Nếu suyễn nặng thì có thể chết.

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 7, 8 mà mạch không táo, hoặc có táo nhưng không tán mà sắc, sau 3 ngày nữa sẽ có mồ hôi thì ngày thứ 4 có thể chết, tuy không có mồ hôi cũng không được châm ở da (để giải biểu - vì chính khí đã suy, châm cũng vô ích).

- Ở bệnh nhiệt mà bắt đầu da đau, mũi tắc, mặt nặng (bệnh thuộc Phế nhiệt) thì lấy cách châm nông ở da bằng loại kim thứ nhất (sàm châm), chọn trong số 59 huyệt. Nếu ở mũi có chẩn nhỏ thì châm ở da (tả) (Phế chủ bì mao, khai khiếu ở mũi), có thể châm ở kinh Phế. Nếu không có hiệu quả thì châm (bổ) kinh thuộc hỏa tức kinh Tâm (Hỏa vượng sẽ làm kim suy).

- Ở bệnh nhiệt mà bắt đầu có thân thể mỏi mệt không linh hoạt và sốt, tâm phiền, môi mồm họng khô (do tà khí vào huyết mạch), lấy chữa da làm chính (nên là lấy huyết mạch là chính - tả). Dùng loại kim thứ nhât (sàm châm), chọn trong số 59 huyệt để châm. Nếu da căng trướng, mồm khô, ra mồ hôi lạnh, vẫn chữa huyết mạch làm chính, tức là chữa kinh Tâm. Nếu không có hiệu quả, châm bổ thêm kinh thủy tức kinh Thận (thủy vượng sẽ làm hỏa suy).

- Ở bệnh nhiệt mà họng khô uống nhiều, hay sợ, nằm không dậy được (do tà vào cơ), lấy chữa cơ làm chính (tả), dùng loại kim thứ 6 (viên lợi châm), chọn trong 59 huyệt (những huyệt có quan hệ với cơ), nếu khóe mắt có mầu xanh (mộc khắc thổ, vẫn châm cơ là chính (vì Tỳ chủ cơ) nên phải châm kinh Tỳ. Nếu không có hiệu quả, châm bổ thêm kinh mộc, tức kinh Can (mộc vượng sẽ làm thổ suy).

- Ở bệnh nhân có mặt xanh, não đau, tay chân buồn phiền (do tà vào cân), lấy chữa cân làm chính (tả), dùng lọai kim thứ 4 (phong châm) để chữa tay chân quyết nghịch. Nếu chân yếu không đi được, chảy nước mắt, vẫn chữa cân là chính, (Can chủ cân) nên châm kinh Can. Nếu không có hiệu quả châm (bổ) thêm kinh Kim, tức kinh Phế (kim vượng mộc sẽ suy).

- Ở bệnh nhiệt thường có co giật, chân tay co giật như cuồng (do tà vào Tâm), lấy chữa huyết mạch làm chính, có thể dùng loại kim thứ 4 (phong châm) tả gấp phần (nhiệt tà) hữu dư. Nếu bệnh điên (cuồng thuộc dương, điên thuộc âm, ở đây dương cực âm hư, cuồng chuyển thành điên), có lông tóc rụng, vẫn chữa huyết mạch là chính (vì Tâm chủ huyết mạch)- phải chữa kinh Tâm.. Nếu không có hiệu quả thì châm (bổ) thêm kinh thủy, tức kinh Thận (bổ Thận thủy để chế Tâm hỏa).

- Ở bệnh nhân có xương đau, người nặng nề, tai điếc (thần khí nghịch), hay nhắm mắt thì lấy chữa xương làm chính, dùng loại kim thứ 4 (phong châm) và chọn trong số 59 huyệt (chữa bệnh nhiệt và các huyệt chữa bệnh Thận) để châm xương (tả). Nếu bệnh nhân không muốn ăn (Thận khí thực), nghiến răng (nhiệt thực), tai xanh, ta vẫn chữa xương là chính (Thận chủ xương) nên phải châm kinh Thận. Nếu không có hiệu quả châm (bổ) thêm kinh thổ, tức kinh Tỳ (Tỳ thổ khắc Thận thủy).

- Có bệnh nhiệt mà không biết đau ở đâu (tà ở ngoài vào) tai điếc, chân tay liệt mềm, mồm khô (Thận nhiệt), khí dương thịnh thì sốt cao, lúc âm thịnh thì rất lạnh (dương nhiệt đánh với tà ở phần âm), là nhiệt đã vào tủy xương (nhiệt tà đánh với âm). Đó là chứng chết.

-  Bệnh nhiệt có đau đầu, thái dương và mắt căng, mạch đau, hay chảy máu cam là do nhiệt tà giao với Can, nhiệt quyết nghịch lên đầu, chữa nó dùng loại kim thứ 3 (để châm), và phải căn cứ vào trạng thái hư thực, nếu thực thì tả, nếu hư thì bổ, nó gây chứng hàn nhiệt trĩ.

- Bệnh nhiệt mà người nặng nề (tả ở Tỳ), dùng lọa kim thứ 4 (phong châm) để châm huyệt du của Tỳ, Vị (Thái bạch, Hãm cốc), và các huyệt ở kẽ chân (Bát phong, Trương Chí Thông: Lệ đoài, Ẩn bạch), còn lấy huyệt lạc của kinh Vị (Phong long) để sơ tiết tà ở Tỳ, Vị.

- Ở bệnh nhiệt đau cấp hai bên rốn, sườn ngực đầy (tà khí ở Tỳ, Thận) thì lấy huyệt Dũng tuyền và Âm lăng tuyền, dùng loại kim số 4 (phong châm) có thể châm Liêm tuyền (Thái âm, Thiếu âm - đều đến cổ họng).

- Ở bệnh nhiệt có ra mồ hôi, mạch thuận, vẫn dùng phép hãn (để khử nhiệt), châm huyệt Ngư tế, Thái uyên, Đại đô, Thái bạch (huyệt huỳnh và huyệt du của 2 kinh Thái âm). Tả thì giải được nhiệt tà, bổ thì làm ra mồ hôi. Nếu mồ hôi ra quá nhiều thì châm mạch ngang trên mắt cá trong thì cầm (Phục lưu - LK dịch thích: Tam âm giao).

- Bệnh nhiệt có mồ hôi, tà khí rút mà mạch táo thịnh là mạch âm cực (là chứng cô dương, không có âm) sẽ chết. Nếu ra mồ hôi mà mạch yên tĩnh (chính khí phục hồi) thì sống.

- Bệnh nhiệt mạch táo thịnh mà không ra mồ hôi, đó là mạch dương cực (âm kiệt không biến thành mồ hôi) sẽ chết. Nếu mạch thịnh táo, ra mồ hôi rồi, mạch yên tĩnh thì sống.

Có 9 loại bệnh nhiệt không thể dùng châm:

1. Không ra mồ hôi, gò má đỏ, nấc nghịch, sẽ chết (Tỳ bại).

2. Ỉa chảy mà bụng Trướng nặng sẽ chết (Tỳ bại).

3. Mắt mờ (tinh khí kiệt) nhiệt không dứt sẽ chết.

4. Người già, trẻ em có nhiệt mà bụng trướng sẽ chết.

5. Không ra mồ hôi, nôn máu (âm hư bị tổn thương) sẽ chết.

6. Lưỡi loét nhiệt không hết sẽ chết (ba âm bị thương).

7. Ho, chảy máu cam, không có mồ hôi hoặc ra mồ hôi không đến chân, sẽ chết (âm kiệt).

8. Tủy nhiệt sẽ chết (Thận khí nhiệt).

9. Nhiệt và co giật sẽ chết, hoặc thắt lưng ưỡn, chân tay co giật, hàm cắn chặt (nhiệt cực sinh phong, tổn thương âm huyết).

9 chứng trên không được dùng châm.

- 59 huyệt chữa chứng nhiệt phía trong và ngoài: 2 bàn tay mỗi bên 3 là 12 (Thiếu trạch, Quan xung, Thương dương, Thiếu thương, Trung xung, Thiếu xung). Khe ngón tay mỗi bên 4 là 8 (Bát tà), khe ngón chân mỗi bên 4 là 8 (Bát phong). (Cảnh Nhạc - 8 huyệt ở tay: Hậu khê, Trung chữ, Tam gian, Thiếu phủ. 8 huyệt ở chân: Thúc cốt, Lâm khấp, Hãm cốc, Thái bạch). Trên chân tóc 1 tấc từ giữa ngang ra 3 phân, mỗi bên có 3 là 6 (Ngũ xứ, Thừa quang, Thông thiên). Trên chân tóc 3 tấc, 2 bên mỗi bên 5 là 10 (Lâm khấp, Mục song, Chính doanh - Thừa linh, Não không). Trước sau tai hai bên, dưới miệng, giữa gáy mỗi chỗ 1 là 6 (Thính hội, Hoàn cốt, Thừa tương, Á môn. Đỉnh đầu (Bách hội), Thóp (Tín hội), trên chân tóc (Thần đình). Liêm tuyền, Phong trì, Thiên trụ, Phong phủ. Cộng 59 huyệt.

- Nếu khí nghịch đầy ngực, gây suyễn thì lấy đầu ngón cái kinh Túc thái âm (Ẩn bạch), cách móng 1 lá hẹ, hàn thì lưu kim, nhiệt thì châm nhanh, đến khi khí giáng xuống thì thôi (bệnh ở trên châm ở dưới).

- Ở bệnh thoát vị Tâm (Tâm sán do Tâm khí tích uất gây nên), có đau đột ngột, châm huyệt lạc của kinh Túc thái âm, quyết âm và nặn máu.

- Hầu tý, lưỡi rụt, mồm khô, Tâm phiền, Tâm đau, mặt trong cánh tay đau, không giơ tay lên đầu được, lấy huyệt Quan xung ở dưới móng tay một lá hẹ để chữa.

- Chữa phong kính có thân uốn vặn, trước hết lấy huyệt giữa khoeo (Ủy trung) và huyệt lạc của Túc thái dương (Phi dương), chích nặn máu. Nếu trung (tiêu) có hàn lấy huyệt Tam lý, nếu bí tiểu tiện nên lấy huyệt Âm kiều (Chiếu hải), chòm lông ngón cái (Đại đôn) và huyệt lạc ở đó chích xuất huyết.

- Mắt đỏ đau bắt đầu từ đầu mắt (hội của Thái dương, Âm kiều, Dương kiều) lấy Âm kiều (Chiếu hải) để chữa.

- Ở nam bị cổ độc (sán hà), ở nữ nôn mửa, thai nghén, thân, thắt lưng rất khó chịu như rời rã, không muốn ăn, trước hết lấy Dũng tuyền, nếu huyết lạc ở mu chân thịnh, cũng có thể chích nặn máu.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >