Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 11. Kinh nhánh (kinh biệt)
11. Kinh nhánh (kinh biệt)
27/07/2017
Nội dung: Giới thiệu đường đi của 12 kinh nhánh. Kinh nhánh là hệ thống cấu tạo bởi các nhánh tách ra từ 12 kinh mạch, đường đi của chúng ở sâu và dài, từ tứ chi vào nội tạng và sau đó ra đầu cổ. Hệ thống này ở trong phạm vi 12 kinh mạch, ở giữa sự phối ngẫu giữa các kinh âm dương có quan hệ biểu lý, nghĩa là thủ túc Thiếu âm hợp với thu túc Thái dương, túc Quyết âm hợp với túc Thiếu dương, thủ túc Thái âm hợp với thủ túc Dương minh, thủ Tâm bào hợp với thủ Thiếu dương gọi là 6 hợp. Xuất, nhập, ly, hợp làm đường nối thông mọi sự liên hệ ở trên đường đi, đó là tác dụng của các nhánh của kinh chính, nên gọi tẳt là kinh nhánh (kinh biệt).

Hoàng đế: Thân thể con người hợp với thiên đạo (Quy luật của tự nhiên), ở trong có ngũ tạng, để ứng với 5 âm (giốc, chủy, cung, thương, vũ), ngũ sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen), năm thời (Xuân, Hạ, cuối Hạ, Thu, Đông), năm vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn), năm phương (đông, nam, trung ương, tây, bắc); ở ngoài có 6 phủ ứng với 6 luật (là công cụ để định âm thanh - các loại sáo - 6 luật có: Hoàng trung, Thái tộc, Cô tẩy, Nhụy tân, Di tắc, Vô sạ. Ở âm có 6 lữ: Đại lữ, Hiệp chung, Trung lữ, Lâm chung, Nam lữ, Ứng chung. Âm phát ra từ 12 loại nhạc cụ này có âm, có dương ứng với 12 kinh mạch). 6 luật kiến các kinh âm dương, (xây dựng nên 3 kinh âm 3 kinh dương ở tay chân). 12 kinh mạch này hợp với 12 tháng, 12 thần (thìn - giờ cổ, mỗi giờ bằng 2 giờ hiện nay), 12 tiết, 12 kinh thủy, 12 thời. 12 kinh mạch là sự tương ứng của 5 tạng 6 phủ với thiên đạo (quy luật của tự nhiên).

Bị chú: 12 thìn: Từ thiên văn cổ, đại hỏa, triết mộc, tinh kỷ, huyền hiêu...Tên này đặt theo tên sao để đo chỗ mặt trời mặt trăng giao hội, và định tiết khí trong năm. Cũng có thể hiểu là Tý, Sửu, Dần, Mão Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, hợi.

12 tiết có hai ý:

1) Mỗi chân tay có 3 tiết, cộng 12 tiết (ở người)

2) Mỗi năm có 24 tiết khí. Mỗi tháng có 1 tiết và 1 khí. Như tháng giêng tiết Lập xuân, khí Vũ thủy, tháng 2 tiết Kinh chập, khí Xuân phân, tháng 3 tiết Thanh minh, khí Cốc vũ, tháng 4 tiết Lập hạ, khí Tiểu mãn, tháng 5 tiết Mang chủng, khí Hạ chí, tháng 6 tiết Tiểu thử, khí Đại thử, tháng 7 tiết Lập thu, khí Thử xử, tháng 8 tiết Bạch lộ, khí Thu phân, tháng 9 tiết Hàn lộ, khí Sương giáng, tháng 10 tiết Lập đông, khí Tiểu tuyết, tháng 11 tiết Đại tuyết, khí Đông chí, tháng 12 tiết Tiểu hàn, khí Đại hàn. 12 kinh thủy (12 loại sông ngòi): Thanh thủy, Vị thủy, Hải thủy, Hồ thủy, Nhữ thủy, Thằng thủy, Hoài thủy, Tháp thủy, Giang thủy, Hà thủy, Tế thủy, Chương thủy, so sánh với sự lưu thông củ 12 đường kinh.

12 thời trong một ngày có 12 đơn vị thời gian

Dạ bán - (Nửa đêm 23 - 01g)
Kê minh - (gà gáy 1 - 3g)
Bình đán - (bình minh 3 - 5g)
Nhật xuất - (mặt trời mọc 5 - 7g)
Thực thời - (giờ ăn cơm 7 - 9g)
Ngung trung - (đứng bóng 9 - 11g)
Nhật trung - (giữa ngày 11 - 13g)
Nhật điệt - (xế chiều 13 - 15g)
Bộ thời - (chiều 15 - 17g)
Nhật nhập - (mặt trời lặn 17 - 19g)
Hoàng hôn - (19 - 21g)
Nhân định - (giờ ngủ 21 - 23g)

Ở trạng thái sinh lý, 12 kinh mạch có tác dụng với sự sống của con người, ở trang thái bệnh lý là cơ sở cho bệnh sinh ra, chuyển biến, về mặt chữa bệnh là cơ sở để chuẩn đoán và chữa bệnh. Người bắt đầu học phải nắm được lý luận của nó, người nghiên cứu phải hiểu những tinh hoa của nó. Người thầy thuốc thường cho nó là dễ nắm, và coi thường, người thầy thuốc giỏi lại cho nó là khó mà tinh thông được các vấn đề cơ bản, tinh hoa của nó.

Xin hỏi tình hình ly hợp, ra vào của các kinh mạch như thế nào?

Kỳ Bá: Đây là vấn đề người thường dễ bỏ qua, người giỏi mới chú ý đến. Cụ thể như sau:

- Kinh túc Thái dương đi đến khoeo chân (tương đương Ủy trung), tách ra một đường đi lên đến dưới xương cụt 5 tấc (Thừa phù) tách một nhánh vào hậu môn, thuộc (về) bàng quang, phân tán ở thận, theo dọc cột sống đi lên rồi phân tán ở tim, đường thứ hai của nó đi thẳng từ xương cùng dọc lên vùng gáy, rồi đổ về kinh chính Thái dương thành một kinh.

- Kinh túc Thiếu âm đi đến khoeo, tách ra 1 nhánh đi theo kinh Thái dương rồi hợp với kinh này lên đến thận, ở đốt lưng 14 (thắt lưng 2) đi ra thuộc về mạch đới. Nhánh thẳng của kinh lên thẳng đến gốc lưỡi chạy vòng ra vùng gáy, hợp với kinh Thái dương (túc) để thành hợp thứ nhất. Đó là quan hệ kinh âm dương tương hợp các nhánh của kinh âm đều là các kinh dương chính (vì nhánh của kinh âm đổ vào kinh dương có quan hệ biểu lý).

- Kinh túc Thiếu dương đi tách từ kinh chính ra ở háng (Khí xung) vòng vùng mấu chuyển lớn vào lông mu hợp với Quyết âm. Nhánh của nó vào sườn, đi trong ngực thuộc (về) đởm. Phân tán ở Can, rồi xuyên lên kẹp ở bên họng, ra ở giữa vùng hàm, mang tai, phân tán ở vùng mặt, liên lạc với hệ mạch ở mắt, hợp với kinh Thiếu dương (chính) ở đuôi mắt. Kinh nhánh Quyết âm chân tách từ kinh chính ở mu chân lên đến lông mu, hợp với kinh túc Thiếu dương, rồi cùng kinh nhánh của Thiếu dương đi lên. Đây là hợp thứ hai.

- Kinh nhánh túc Dương minh tách từ kinh chính ở vùng háng, vào bụng thuộc Vị, phân tán ở Tỳ, lên thông với Tâm  dọc theo họng và ra ở mồm, lên sống mũi, liên lạc với hệ mạch ở mắt và hợp với kinh Dương minh (chính). Kinh nhánh Thái âm chân tách từ kinh chính ở háng, hợp với kinh Dương minh rồi cùng với kinh Dương minh đi lên kết ở họng, thông vào lưỡi. Đây là hợp thứ ba.

- Kinh thủ Thái dương tay đi từ ngón tay xuống đến vai tách ra từ kinh nhánh đi vào nách, vào Tâm, liên hệ với Tiểu  trường. Kinh nhánh thủ Thiếu âm tách từ kinh chính ở Uyên dịch giữa hai gân thuộc (về) Tâm, đi lên vào họng hầu ra ở mặt, hợp (với kinh thủ Thái dương tay) ở khóe trong mắt. Đây là hợp thứ 4.

- Kinh nhánh Thiếu dương tay, tách từ kinh chính ở đỉnh đầu, vào hố trên đòn đi xuống Tam tiêu, rồi tẩu tán ở trong ngực. Kinh nhánh Tâm bào tách từ kinh chính ở dưới nách 3 tấc và vào trong ngực, lần lượt đi vào Tam tiêu, rồi ra đi dọc lên họng, ra ở sau tai, hợp với kinh thủ Thiếu dương ở dưới xương chũm (hoàn cốt). Đó là hợp thứ 5.

- Kinh nhánh thủ Dương minh tách từ kinh chính ở Kiên ngung đi vào Trụ cốt (Đại chùy) đi xuống Đại trường, thuộc Phế, lên hầu, ra ở hố trên đòn để hợp với kinh Dương minh. Kinh nhánh Thái âm tay, tách từ kinh chính ở huyệt Uyên dịch, trước kinh Thiếu âm (Tâm) đi vào Phế, phân tán ở thái dương, lên ra ở hố trên đòn, dọc họng, hợp với kinh Dương minh. Đó là hợp thứ 6.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >