Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow Quyển 2 - 5. Căn kết (huyệt căn và huyệt kết)
Quyển 2 - 5. Căn kết (huyệt căn và huyệt kết)
29/06/2017
Nội dung: Bàn về huyệt căn và huyệt kết và tác dụng của chúng. Căn là nơi kinh và khí hậu bắt đầu tương hợp, kết là nơi chúng sẽ quy kết, là nơi tương ứng của khí hậu 4 mùa và nội tạng, là sự thông suốt giữa trong ngoài, biểu lý, do tác dụng khai, hợp, khu của các kinh âm và dương. Thiên này nói tên và vị trí của các huyệt căn, huyệt kết của 3 kinh âm, 3 kinh dương, tác dụng khai, hợp, khu và bệnh tật của chúng, nêu cả các huyệt chính căn, lưu, trú, nhập của 3 kinh dương ở chân và tay. Dựa vào nguyên lý kinh chạy ngày đêm 50 chu kỳ, thảo luận về số lần mạch đập để phán đoán trạng thái của tạng phủ, đề xuất sự khác nhau giữa các cách châm nhanh, chậm, nông, sâu, nhiều, ít tùy thể chất người bệnh.

Kỳ Bá: Trời đất giao nhau nóng và lạnh cũng thay đổi nhau theo đạo (quy luật tiến hóa) của Âm Dương thì trong mỗi mùa, Âm Dương nhiều hay ít có khác nhau. Số âm chẵn, số dương lẻ. Mùa Xuân Hạ, âm khí ít, dương khí nhiều, với bệnh lý âm dương không điều hòa trong mùa này thì bổ tả như thế nào? Mùa Thu Đông, dương khí ít, âm khí nhiều, âm khí thịnh mà dương khí suy nên lá cây khô vàng chỉ còn thấp, nước nuôi gố cây mà thôi. Với bệnh lý âm dương thay nhau này thì bổ tả thế nào? Hư tà (kỳ tà) rời kinh đi sâu vào tạng phủ, sẽ gây nhiều bệnh cho tạng phủ, do chúng đi khắp nơi. Nguyên nhân là do không hiểu ý nghĩa huyệt căn, huyệt kết, không rõ tác dụng khai, hạp ra vào nông sâu của 5 tạng 6 phủ, làm cho cơ quan khai, hạp bị hỏng, để tinh khí tiết ra mất, khí âm và khí dương bị tổn hại lớn khó mà phục hồi được. Tác dụng của châm xem ở thiên "Chung Thủy". Hiểu rõ chung thủy sẽ hiểu rõ tác dụng kỳ diệu của châm. Và đó cũng là đạo lý của châm.

Kinh Thái dương huyệt căn ở Chí âm, huyệt kết ở Mệnh môn (Tình minh). Mệnh môn là mắt. Kinh Dương minh huyệt căn là Lệ đoài, huyệt kết ở tảng đại (Đầu duy) ở góc trán. Kinh Thiếu dương, huyệt căn ở Khiếu âm, huyệt kết ở Thính cung (song long) ở giữa tai. Thái dương là khai, Dương minh là hạp, Thiếu dương là khu. Nếu tác dụng khai (của Thái dương) bị mất thì sinh bệnh ở cơ khớp, gầy teo, mềm yếu và bệnh cấp. Vậy bệnh cấp, lấy huyệt ở kinh Thái dương, nếu thực thì tả hư thì bổ. Nếu tác dụng hạp (của Dương minh) bị mất thì không có chỗ nghỉ (chân khí bị tà khí ngăn lại) sinh chứng nuy (chân tay mềm dũ). Chữa nuy lấy huyệt ở kinh Dương minh, nếu thực thì tả hư thì bổ.

Nếu tác dụng khu (của Thiếu dương) bị mất thì cốt dao tứ khớp lỏng không đi được. Chữa bệnh này dùng huyệt của kinhTthiếu dương, nếu thực thì tả hư thì bổ.

Tóm lại phải dựa vào tác dụng khai, hạp, khu và triệu chứng của 3 kinh dương để có cách điều trị đúng.

Kinh Thái âm huyệt căn ở Ẩn bạch, huyệt kết ở Thái thương (Trung quản). Kinh Thiếu âm huyệt căn ở Dũng tuyền, huyệt kết ở Liêm tuyền. Kinh quyết âm, huyệt căn ở Đại đôn, huyệt kết ở Ngọc anh (Ngọc đường) liên lạc với Đản trung. Kinh Thái âm (là biểu của 3 kinh âm) là khai, kinh Quyết âm (là lý của 3 kinh âm) là hạp, kinh Thiếu âm (ở giữa) là khu. Nếu chức năng khai bị tổn thương thì kho lúa không biết vận chuyển ra sao (chức năng vận hóa rối loạn, không thể hấp thu chuyển hóa tinh hoa của thủy cốc), sẽ bị bệnh cách động (ở trên thì hoành cách bị tắc, ở dưới thì ỉa chảy không cầm được). Chữa chứng cách động (tắc ở hoành cách hoặc ỉa chảy không cầm) thì dùng huyệt của kinh Thái âm, hư thì bổ, thực thì tả. Chức năng khai bị tổn thương thì Can khí tuyệt (tắc ở trong).

Làm cho bệnh nhân bị quan, chữa bi quan dùng huyệt của kinh Quyết âm, hư thì bổ, thực thì tả. Nếu khu bị tổn thương  thì mạch (Thận) bị uất kết, hạ tiêu không thông. Chữa phải dùng huyệt kinh Thiếu âm, hư thì bổ, thực thì tả. Chứng có uất kết này thường thuộc chứng hư, cần phải bổ.

Kinh Thái dương bàng quang huyệt căn ở Chí âm (tỉnh) chảy đến Kinh cốt (nguyên) tưới cho Côn lôn (kinh) chảy vào Thiên trụ, Phi dương (lạc).

Kinh Thiếu dương đởm huyệt căn ở Khiếu âm, chảy đến Khâu khư (nguyên) tưới cho Dương phụ (kinh) chảy vào Thiên dung, Quang minh (lạc).

Kinh Dương minh vị, huyệt căn ở Lệ đoài (tỉnh), chảy vào Xung dương (nguyên) tưới cho hạ lăng (Túc tam lý - song ở đây phải là Giải khê - kinh) chảy vào Nhân nghinh, Phong long (lạc).

Kinh Thái dương tiểu trường, huyệt căn ở Thiếu trạch (tỉnh) chảy vào Dương cốc (nguyên) tưới cho Tiểu hải (hợp) (các kinh khác chảy vào huyệt nguyên - kinh này lại là hợp - tại sao?). Chảy vào Thiên song, Chi chính (lạc).

Kinh Thiếu dương tam tiêu huyệt căn ở Quan xung (tỉnh) chảy vào Dương trì (nguyên) tưới cho Chi câu (kinh) chảy vào đại dũ (Thiên dung) Ngoại quan (lạc).

Kinh Dương minh đại trường huyệt căn ở Thương dương (tỉnh) chảy đến Hợp cốc (nguyên) tưới cho Dương khê (kinh) chảy vào Phù đột, Thiên lịch (lạc).

Trên đây là 12 kinh. Nếu kinh lạc thịnh (thực) cần tả các huyệt trên.

Một ngày, đêm có 50 vòng tuần hoàn để vận hành tinh (khí) của ngũ tạng, nếu không ứng với số đó (thái quá hoặc bất cập) gọi là cuồng sinh. 50 vòng tuần hoàn để đảm bảo cho ngũ tạng có được tinh (khí). Cần đếm được số mạch ở thốn khẩu và nắm được (trạng thái thịnh suy) của nó. Nếu đập 50 lần đều đặn, không mất nhịp nào là ngũ tạng tốt. Nếu đập 40 lần thiếu một là một tạng không có khí, nếu đập 30 lần thiếu một là 2 tạng không có khí, nếu đập 20 lần thiếu một là 3 tạng không có khí, nếu đạp 10 lần thiếu một là 4 tạng không có khí, đập dưới 10 lần đã thiếu một là 5 tạng không có khí, là sắp chết. Ý nghĩa của vấn đề này đã được trình bày ở thiên chung thủy. Qua số lần đập là biết trạng thái ngũ tạng, có thể dự đoán được sống chết. Nếu đập 50 lần đều đặn là ngũ tạng bình thường. Còn mạch lúc nhanh lúc chậm rời rạc là sắp chết.

Hoàng đế: Ta biết châm nghịch thuận ở 5 loại hình người khác nhau là nói đến sự to hay nhỏ của xương khớp, chắc hay nhẽo của cơ, sự dầy hay mỏng của da, tình hình thanh trọc của huyết, trạng thái hoạt sáp của khí, sự dài ngắn của mạch, sự ít nhiều của huyết, số kinh lạc của người ta. Những điều đó thường ứng với người áo vải. Còn những bậc vương giả, đại nhân họ ăn nhiều, song thân thể mềm yếu, khí huyết mạnh (thịnh) hung, hoạt lợi thì việc châm nhanh, chậm, nông, sâu, nhiều ít so với trên có giống nhau không?

Kỳ Bá: Người to chắc và người cậu ấm cô chiêu có giống nhau không? Nguyên tắc chung khi châm là nếu khí hoạt lợi (đắc khí mạnh) thì rút kim nhanh, nếu khí sáp (chậm chạp, đắc khí yếu) thì rút kim chậm. Nếu khí hãm (mạch hung) (đáp ứng rất nhanh) dùng kim nhỏ châm nông. Nếu khí sáp trệ (đáp ứng rất chậm) dùng kim to, châm sâu. Châm sâu cần lưu kim, châm nông thì rút kim nhanh. Như vậy với người áo vải (to chắc) thì châm sâu và lưu kim, với những người đại nhân châm kim nhỏ, châm từ từ vì ở những người ấy khí mạnh hung, hoạt lợi (đáp ứng rất nhanh và sợ đau).

Hoàng đế: Làm thế nào phân biệt được cách chữa trạng thái bệnh phù hợp và không phù hợp với thể xác?

Kỳ Bá: Người bệnh có hình khí không đủ, bệnh tình rầm rộ là tà thắng (thịnh) phải tả gấp. Hình khí có thừa (thực) bệnh khí (chức năng của tạng phủ bị bệnh) không đủ, phải bổ gấp. Hình khí (thể xác, chức năng) đều không đủ là âm dương đều không đủ, không được châm, châm sẽ lại gây thêm không đủ như vậy âm dương đều kiệt, khí huyết đều tận, ngũ tạng sẽ bị hư và rỗng (không có tinh để tàng), gân xương tủy khô héo, người già từ suy đến kiệt rồi chết, người trai tráng khó hồi phục. Thể xác (hình), chức năng (khí) có thừa, nếu bệnh khí hữu dư (nặng) là âm dương đều thừa cần tả gấp tà khí, để điều hòa hư thực của bệnh nhân, cho nên nói: Thừa (thực) thì phải tả nó, thiếu (hư) thì phải bổ nó.

Nếu châm mà không biết sự thuận nghịch, tác dụng ngược nhau của bổ tả, sự đấu tranh giữa chính tà, đã đầy (thực) lại bổ thì âm dương sẽ trào ra 4 phía (tứ chi), trường vị đầy ắp, Can Phế bị ứ trướng ở trong (không thông), âm dương sẽ xa nhau (không cân bằng). Nếu hư lại tả thì kinh mạch sẽ hư và rỗng, huyết khí khô kiệt, khí ở trường vị tích tụ, da mỏng, lông khô sẽ dễ chết.

Do đó, mấu chốt của châm là biết điều hòa Âm Dương, Âm Dương điều hòa thì tinh khí sẽ sáng tỏ (đầy đủ), hoạt động của hình và khí hòa hợp (thể xác và chức năng hợp) thần sẽ tàng ở bên trong.

Cho nên thầy thuốc biết bình khí, thầy thuốc trung bình làm loạn mạch khí, thầy thuốc kém làm tuyệt khí và nguy đến tính mạng. Cần hết sức cẩn thận trước khi châm, phải xem xét bệnh tình của ngũ tạng, mạch trường tương ứng, trạng thái hư thực của kinh lạc, da khô hay nhuận, rồi mới lấy huyệt để chữa.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >