Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 3. Giải thích về cách châm kim nhỏ (Tiểu châm giải)
3. Giải thích về cách châm kim nhỏ (Tiểu châm giải)
21/06/2017
Nội dung:  Chủ yếu giải thích giới thiệu những vấn đề của kim nhỏ (tiểu châm).

- Mấu chốt của việc dùng châm nhỏ, nói thì dễ, nhưng những vấn đề tinh vi của nó thì khó làm người khác hiểu. Thầy thuốc thông thường thì dùng nó một cách máy móc. Thầy thuốc giỏi thì tiến hành bổ tả trên cơ sở phân biệt được sự thừa thiếu của khí huyết. Thần là chính khí. Khách là tà khí. Tà khí đi (trong cơ thể) qua các nơi mà chính khí ra vào. Nếu chưa chẩn đoán rõ chính tà gây bệnh ở kinh nào thì làm sao biết được nguồn gốc của bệnh. Vì vậy  cần phải rõ trạng thái (hư thực) bệnh của kinh rồi mới quyết định dùng kinh huyệt nào để chữa.

- Tác dụng kỳ diệu của châm là ở chỗ (nắm được thủ pháp tiến kim rút kim) nhanh hay chậm. Thầy thuốc thường, chỉ biết dùng một số huyệt ở khớp tứ chi mà không biết trạng thái động tĩnh tiến thoái (thịnh suy) của khí huyết, tà khí và chính khí. Thầy thuốc giỏi biết giữ khí (hiểu được tính quan trọng của giữ khí).

Hoạt động của (khí) cơ không tách rời được huyệt (nếu hiểu điều đó) thì trước hết phải định (trạng thái) hư thực của khí rồi mới định thủ thuật nhanh hoặc chậm (bổ, tả). Hoạt động khí cơ ở huyệt rất thanh tịnh và nhỏ. Khi châm dật đắc khí rồi cần phải giữ khí, không được để mất. Khi khí đến không được đón nó, tức là khí thịnh không được dùng phép bổ. Khi khí đi không được đuổi theo, tức là khí suy không được dùng phép tả (khi châm đại đắc khí rồi cần vận dụng thủ pháp ngay). Không được để một sai sót nhỏ nào, nếu không thì sẽ mất ngay. Đánh vào nó mà nó không phát (phản ứng) là không biết bổ tả vậy, dù châm có làm cho khí huyết hao tổn vẫn không trừ được tà khí.

Biết được sự vãng lai của khí cũng là biết quy luật thịnh suy thuận nghịch của khí. Biết lúc nào lấy huyệt để châm có nghĩa là biết thời cơ thích hợp nhất để châm. Thầy thuốc thường thì không phát hiện rõ điều cơ mật (và tác dụng diệu kỳ của sự tuần hành) của khí. Người thầy thuốc giỏi ngược lại hiểu rõ tầm quan trọng của châm ý (đắc khí và thủ thuật châm). (Tà) khí đi là nghịch, nghĩa là khí hư và nhỏ gọi là nghịch. (Chính) khí đến là thuận nghĩa là hình (thái). Khí bình, bình gọi là thuận. Hiểu rõ quan hệ thuận nghịch (của khí hành) thì có thể chọn được huyệt thích đáng và biện pháp điều trị tốt. Châm kim ngược với chiều đi của kinh mạch là tả. Châm kim xuôi chiều kinh mạch là bổ.

"Hư tắc thực chi" là mạch khí ở thốn khẩu yếu thì dùng phép bổ. "Mãn tắc tiết chi" là mạch khí ở thốn khẩu thịnh thì dùng phép tả (để tiết tà khí). "Uyển trần tắc trừ chi" là dùng phép tả huyệt (nặn máu) để trừ bệnh tà lưu cữu tích lại ở huyết mạch. "Tà thắng tắc hư chi" là những kinh mạch có tà khí thịnh phải dùng phép tả để tà khí theo châm tiết ra ngoài. "Từ nhi tật tắc thực" tức là châm tiến kim chậm và rút kim nhanh là thuộc phép bổ làm cho thực. "Tật nhi từ tắc hư" tức khi châm tiến kim nhanh và rút kim từ từ, là thuộc phép tả tà. Khí từ thịnh thành hư, nói thực và hư là nói như có như không. "Thực giả hữu khí" là dùng phép bổ để làm chính khí thịnh (lúc châm bệnh nhân có cảm giác nóng). "Hư giả vô khí" là dùng phép tả để làm tà khí hư (lúc châm bệnh nhân có cảm giác lạnh, không còn cảm giác nóng do tà khí thịnh gây nên). Quyết định dùng phép tả hay bổ phải dựa vào sự quan sát trước sau xem tà khí còn (thịnh) hay đã rút (hư) để rồi dùng phép bổ, tả (dùng phép bổ để làm khỏe chính khí, là làm cho bệnh nhân được cảm thấy được thêm, dùng phép tả để trừ tà khí để làm cho bệnh nhân trở lại bình thường.

"Tà khí tại thượng" là tà khí xâm nhập vào cơ thể bắt đầu ở đầu. "Trọc khí tại trung" là thủy cốc vào vị, tinh hoa tưới lên phế, trọc khí lưu ở trường vị. Nếu thời tiết nóng lạnh không thích hợp, ăn uống không điều độ, sinh bệnh ở trường vị gọi là trọc khí tại trung. "Thanh khí tại hạ" là thấp khí của đất xâm nhập vào người bắt đầu từ chân. Nếu tà khí ở trên đầu châm hãm mạch huyệt ở kinh bị bệnh ở trên đầu sẽ làm tà khí theo kim ra hết. Nếu trọc khí tại trung, thì lấy huyệt hợp (Túc tam lý) của kinh Dương minh để làm trọc khí ra ngoài.

Bệnh ở biểu không được châm sâu, vì nếu châm sâu thì tà khí sẽ theo vào trong sâu. Da, cân, nhục, mạch mỗi thứ có một vị trí riêng, đó là những vị trí mà triệu chứng cả kinh mạch biểu hiện ra và cũng là nơi tiến hành điều trị. Nếu bệnh ở 5 tạng lại có trung khí bất túc (nguyên khí kiệt) mà vẫn dùng phép tả các kinh âm của 5 tạng thì có thể chết (gây nguy hiểm). Nếu chẳng tính thực hư gì, cứ tả hoài 3 kinh dương của 6 phủ thì sẽ làm cho khí tận, khó mà hồi phục. "Đoạt âm giả tử" là tả huyệt Ngũ lý làm cho tạng khí kiệt mà chết. "Đoạt dương giả cuồng" là nếu châm nhầm 3 kinh dương có thể làm thành cuồng. Xem sắc, xem thay đổi của mắt, có thể đoán sự tốt xấu của bệnh. Nhìn hình, xem mạch, biết mạch tiểu, đại, hoãn, cấp, hoạt, sáp vv... thì có thể nắm được trạng thái bệnh tật. Cần phải phân biệt chính tà, biết rõ chính, tà tức nhân lao lực ra mồ hôi mà cảm phong tà hoặc hư tà tức cảm thụ tặc phong của 4 mùa. Khi châm cần đắc khí, rồi dùng thủ thuật bổ hoặc tả để điều khí, rồi mới ngừng châm, rồi tay phải tiến kim, tay trái giữ kim để xuất nhập. Mấu chốt của điều khí là hai mặt ở chung thủy (kết thúc và bắt đầu sự vận động gốc ngọn, kết căn, khai hạp vv...để có thể thống nhất trong ngoài) thầy thuốc phải nắm chắc vấn đề mới dùng một cách linh hoạt được. Chỗ giao của của khớp toàn thân có 365 hội (huyệt) đó là nơi các lạc mạch tưới cho các khớp vậy.

- Khí của ngũ tạng ở trong đã tuyệt là chỉ mạch trọng án vô lực, phải lấy mạch ở nông (phù và rất tế, thuộc âm hư, tủy kiệt, tinh thương) lúc đó nếu châm lại dùng huyệt hợp của kinh dương, lưu kim để bổ khí ở ngoài, dương khí sẽ vượng và càng làm tổn hao âm, làm cho tạng đã kiệt lại càng kiệt, sẽ chết. Khi sắp chết vì khí đã kiệt nên yên tĩnh.

- Khí của ngũ tạng ở ngoài đã tuyệt là chỉ mạch ngoài huyệt (vì lẽ như có như không), nếu lại lấy các huyệt ở đầu chi và lưu kim để bổ khí âm ở trong. Âm ở trong tăng thì dương khí đã rất ít ở ngoài lại phải vào trong nữa thành càng kiệt, sẽ sinh ra huyết nghịch, sẽ chết. Trước khi chết, dương vào với âm, âm khí có thừa thành hiện tượng phiền táo.

- Cho nên, nhìn mắt bệnh nhân có thể thấy được 5 sắc tươi nhuận vì khí của 5 tạng 6 phủ đều tưới lên mắt. Mắt tươi sáng thì tiếng sẽ vang và tiếng vang này không giống lúc bình thường.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >