Trang chủ arrow Trang chủ
Đường
01/05/2017
Vua Đường Thái Tông sai sứ sang nước Ma Yết Đà (Behar) (một nước nhỏ của Ấn Độ, ở phía na sông Hằng Hà), khảo cứu phép chế ra đường. Rồi hạ chiếu cho các nhà trồng mía ở Dương Châu, theo đúng phép ấy mà ép mía lấy nước nấu đường, sắc và hương đường ở Tây Vực. Đường của Trung Quốc có từ đấy.

Năm Đại Lịch, đời vua Đại Tông nhà Đường (766 - 780), có một hòa thượng (nhà sư cao cấp) họ Trâu đến đất Toại Ninh, lên ở Tiểu Khê, núi Tản Sơn, dậy một người dân họ Hoàng phép chế đường phèn, gọi là "Sương đường, hay Băng đường". Phép chế đường ở Trung Quốc có từ đấy trước.

Sách Đường phả, của Hồng Mại, đời Tống, nói rằng "Đường có bốn sắc".

1. Hồng giá: đường đỏ, chỉ để ăn.

2. Phân giá: đường mía thơm, mà trong bản thảo gọi là địch giá (mía de, hay mía lau), có thể dùng làm đường cát.

3. Tây giá (mía Tây Vực) thì làm đường phèn, sắc lạt, người địa phương không quý

4. Đỗ giá: sắc tía, mềm, rất ngọt, chỉ để làm đường phèn.

Sách Quảng Đông tân ngữ nói: Nay, người ta thường dùng mía trắng để chữa chứng cách nhiệt; mía tía gọi là mía Côn Lôn, để tiếp xương bị gẫy, và bó chân tay bị gẫy.


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >