Trang chủ arrow Văn hoá rượu arrow RƯỢU THUỐC
RƯỢU THUỐC
26/09/2006


 Rượu đã có từ rất lâu và có mặt trong tất cả các nơi từ cưới hỏi ma chay, lễ Tết, giỗ chạp. Sách xưa ghi Rượu có vị cay đắng ngọt, tính nóng và có thể thông huyết mạch. Chính vì thế mà người xưa đã biết dùng Rượu để chiết suất thuốc và dẫn thuốc trong cơ thể.

 

Như vậy là hàng loạt công thức ngâm Rượu đã ra đời như lấy của dong ngâm vào Rượu mà thành Hoàng Tinh tửu có tác dụng mạnh gân xương, ích tinh tuỷ, làm đen tóc; Rượu ngâm Ngũ Gia Bì chữa phong thấp tê liệt, mạnh cân cốt…

Để cho thuốc đạt độ chín thì Rượu ngâm thuốc phải mạnh, tối thiểu là phải trên 400 cồn. “Có thể thử độ mạnh của  bằng cách nhúng que có quấn bông vào , nếu đốt cháy là  mạnh”.

Rượu ngâm thuốc rồi thường hạ thổ cho nhuần và tốt thuốc. Có ba loại hạ thổ là Địa hạ tức chôn xuống đất, Thiên Lương là đặt vào chỗ mát trong nhà và Bán âm bán dương là chôn chum Rượu một nửa dưới đất. Người xưa biết ngâm rất nhiều loại thuốc như Rượu Vỏ Đào lợi tiểu, Rượu Quả Dâu sáng mắt, Rượu hoa Hồi chữa đau thận khí, Rượu Hoa cúc sáng tai mắt, tiêu bách bệnh…đến Rượu Xương Bồ chữa 36 chứng phong.v.v…

Đấy là những Rượu ngâm thực vật, còn về động vật thì có Rượu Nhung Hươu chữa dương hư yếu liệt, Rượu Hổ cốt chữa chân tay đau nhức.v.v…

Thường thì Rượu có thể ngâm độc vị như ngâm vị Ngưu Tất mà thành Rượu Ngưu Tất, ngâm Nam Đằng trị hư phong… Hay có thể ngâm thành bài theo công thức.

Ngoài Rượu ngâm để uống thì còn có loại Rượu ngâm để chiết suất thuốc dùng ngoài, không uống, gọi là “Cồn xoa bóp”. Loại này có thể dùng cồn công nghiệp ngâm thay cho Rượu nặng 60-700 với thuốc để ngâm thường là những vị có nhiều tinh dầu, nóng, ấm như: hồi, quế, phụ tử, gừng, ô đầu, tinh dầu bạc hà, màng tang, long não...; “Cũng có khi dùng các vị thuốc hạ huyết phá ứ như hồng hoa, địa liền, xuyên khung, huyết giác, kê huyết đằng, nhũ hương, mộc dược”...

“Để rửa và bôi các vết thương phần mềm, chấn thương sưng đau, có thể dùng các thuốc sau: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, xuyên khung, bạch chỉ, nghệ, mật gấu”.

“Để chữa sưng đau răng lợi, có thể dùng các vị đại hồi, tế tân, bạch chỉ, rễ tranh, hoàng liên”...

Trên đây là những hiểu biết thường thức về Rượu Thuốc và cách ngâm Rượu, một kiến thức cần trang bị trong thời đại uống Rượu chữa bệnh đã trở thành một nghệ thuật phổ thông của con người.

 

Nguyễn Hạnh (Theo tài liệu Đông Y)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >