Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Phục khí
Phục khí
03/03/2017
Phục khí

Phục khí cũng gọi là phục tà, thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: "Mùa đông cảm phải hàn khí thì mùa xuân tất nhiên bị bệnh ôn; mùa xuân cảm phải phong khí, thì mùa hạ sinh bệnh ỉa sống phân; mùa hạ cảm phải thử khí thì mùa thu sinh bệnh sốt rét; mùa thu cảm phải thấp khí thì mùa đông sinh chứng ho". Đó là cảm phải tà khí lục dâm, ẩn nấp trong thân thể người ta, qua một thời kỳ rồi mới xuất hiện ra bệnh trạng. Sở dĩ có nguyên nhân của sự ẩn nấp ấy, một số là vì sự giữ gìn không cẩn thận, sức đề kháng của thân thể bị sút kém, hoặc là có một bộ phận nào trong thân thể bị suy yếu, ngoại tà nhân chỗ suy yếu ấy mà vào, cho nên nói:"chỗ nào hư nhiều thì đó là chỗ dung nạp tà". Ví dụ như về mùa đông, người lao động quá độ thì lỗ chân lông sơ hở, mồ hôi ra quá nhiều, hàn tà rất rễ nhân chỗ mồ hôi chẩy ra mà lẫn vào trong da thịt; hoặc người thận khí hư yếu, hàn tà nhân hư mà vào ẩn nấp ở kinh thiếu âm, những bệnh đó gọi là phục khí.

Bệnh phục khí thì nói chung là đến khoảng mùa xuân, mùa hạ, dương khí mở ra, nhân vì ngoại tà xúc động đến mà phát bệnh. Cũng có khi cảm thử tà mùa hạ, đến mùa thu gặp khí mát, mới phát bệnh, cũng có khi không nhân ngoại tà xúc động mà do phục khí tự động mà phát ra.

Sự phân biệt về phục khí và tân cảm

Khi lâm sàng chủ yếu là căn cứ vào quá trình mắc bệnh dài hay ngắn và chứng trạng nặng hay nhẹ để phân biệt, như thời gian phát bệnh và quá trình mắc bệnh đều ngắn, sức khỏe trở lại cũng dễ dàng thì đơn thuần thuộc về chứng tân cảm, nếu như tiếp sau chứng tân cảm đã xuất hiện, lại biến chứng lung tung, quá trình mắc bệnh kéo dài, tức là chứng "tân cảm" xúc động đến "phục tà". Nếu như bắt đầu không có chứng tân cảm, một khi phát bệnh thì biểu hiện chứng trạng nóng ở trong rất nặng, có chiều hướng hóa táo, đốt hao chân âm, tức là chứng đơn thuần tự phát của phục tà.

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >