Trang chủ arrow Văn hoá rượu arrow RƯỢU CẦN TÂY NGUYÊN
RƯỢU CẦN TÂY NGUYÊN
26/09/2006

 

 Rượu cần là cách gọi những loại rượu hút bằng cần trúc. Có nhiều nơi uống rượu cần với những phong cách khác nhau.

 
 Thế nhưng ấn tượng hơn cả là rượu cần của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Ở đây rượu cần đã trở thành một thức uống theophong tục có nguồn gốc lâu đời, thành nét văn hóa trong đời sống của họ. Với đồng bào Tây Nguyên, ché ủ rượu là một vật vô cùng thiêng liêng. Rươụ cần có mặt trong tất cả các lễ hội truyên thống của đồng bào Tây Nguyên và để có những ché rượu này, những người con của buôn làng đã phải trải qua một thời gian chuẩn bị thật kĩ càng.
 
Rượu cần  thường làm bằng  sắn hoặc gạo tẻ, khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp. Phương pháp chế rượu không hề phức tạp bắt đầu từ khâu nấu cơm rồi rãi trấu, dàn mỏng đem phơi. Nếu như ở một số nơi trên thế giới người ta dùng cây hublon thì rượu được người dân tộc chế từ vỏ cây Hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, bột gạo hoà nước và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thật khô, sau đó để  khoảng nửa tháng bóp vụn rắc lên  cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá chuối khô ủ kín. Sau một tháng đem ra dùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần cắm xuyên qua các tầng lá xuống đáy ché như thể ta cắm ống hút vào chè Trân Châu vậy, uống cạn lại chế thêm nước lã . Rượu cần dùng trong các bữa ăn, một bữa rượu,  một bữa tiệc, một ngày hội. Các lễ hội lớn người ta ủ rượu trước hàng tháng trời. Mỗi dân tộc đều có loại ché riêng như người ÊĐê thường dùng các loại ché Tuk, ché Tang, ché ba. Còn người M’nông thì dùng các loại ché mà họ gọi là Yang Bung, R’ Lungman…. Chỉ cần nhìn chiếc ché là có thể đoán được lễ này có quan trọng hay không. 
"Khác với các dân tộc khác, người Êđê và M’nông chỉ dùng một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng khác, khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau: Chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già,… nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Tại sao sau khi chúng ta uống phải lấy tay bịt đầu cần rồi truyền cho người khác? Có 2 cách giải thích:
Cách 1: Nếu chúng ta uống như thế thì nước miếng của chúng ta không nhiễu xuống ché rượu.
Cách 2: Người dân tộc sợ bùa vì mọi người nơi đây tin bùa ngãi nên nếu chúng ta uống không bịt cần lại thì họ cho rằng chúng bỏ bùa vào ché rượu.
Người Êđê có câu: đàn ông uống như cột nhà, đàn bà uống như cột bếp, nghĩa là đàn ông thông thường phải uống 4 ly giống như 4 cây cột của ngôi nhà và đàn bà uống 3 ly giống như 3 cái kiềng bếp".
Với các cư dân Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng, mỗi năm có một mùa ăn chơi thường diễn ra sau mùa thu hoạch từ tháng một đến tháng ba. Đây là thời gian giao thời giữa 2 mùa, là thời gian con người như nhàn nhã hơn, có dịptạ ơn và cầu xin các thần linh phù hộ cho mùa lúa mới đầy may mắn. "Đây chính là mùa của lễ hội, “mùa ăn năm, uống tháng” của đồng bào. Hãy đến với Tây Nguyên, cho núi rừng nổi trống, cho rượu cần mềm môi.

Để tỏ lòng hiếu khách, người Tây Nguyên hay mời rượu cần. Cách uống rượu cần của người Tây Nguyên thể hiện tính cộng đồng cao, khi uống  bao giờ cũng có những qui định theo phong tục. Những người có uy tín nhất là chủ nhà hoặc chủ lễ uống trước. Điều này vừa có tính chất tôn trọng, song cũng có ý nghĩa thông báo với mọi người đây là ché rượu tốt, hoàn toàn vô hại, không có độc.Đây là dấu vết của những buổi uống rượu giảng hoà của các bộ tộc xưa. Sau đó, người chủ nhà hay chủ lễ mời khách uống rồi mới tới lượt các thành viên trong cộng đồng. Tùy vào điều kiện gia đình của người tổ chức, cuộc rượu, có thể họ mời khách uống 1 ché, 3 ché, 5 ché, 9 ché, rất ít cuộc rượu mà có số ché chẵn. Đây chính là một đặc trưng trong phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên.
 
Nguyễn Hạnh
(Theo tư liệu  văn hoá các vùng dân tộc)

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >