Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 20, 2024, 04:04:03 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NHỮNG BÀI VIẾT VỀ VÕ THUẬT CỦA TRANG TỨ HẢI ĐƯỢC CÁC TRANG KHÁCH CÓP VỀ  (Đọc 3870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
gaixudua
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 29



Email
« vào lúc: Tháng Tư 16, 2009, 02:30:07 PM »




Nóc nhà thế giới và nền võ thuật Khương Tạng



Có một tộc người du mục sinh sống tại nơi được mệnh danh là nóc nhà thế giới , đó chính là người Tạng, những đứa con trên cao nguyên. Cao nguyên Thanh Tạng, xứ sở của những con người thần kì cũng như mảnh đất và nền văn hoá nơi đây đã dung dưỡng ra họ. Tất cả những điều ấy đã sinh ra một thứ võ thuật mà ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Từ thời Tần Hán xa xưa, những người Khương sinh sống trên cao nguyên Thanh Tạng, qua quá trình săn bắt và đấu tranh, dần dần sản sinh ra nghành quyền phổ đặc thù của dân du mục Khương thuật.

Năm 112 trước công nguyên, Các tộc Hung Nô liên minh với người Khương tấn công vào Lệnh Cư Trại, Hán Vũ đế sai Lí Tức đem 10 vạn tinh binh đàn áp người Khương, khiến họ phải chạy về vùng phía Tây hồ Thanh Hải. Nhà Hán nhân đó lập ra Tây Bình đình thay cho Tây Ninh đình ( Đơn vị hành chính theo qui chế nhà Hán, 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 làng), thay Lạc Đô bằng Phá Khương huyện, Hoàng Nguyên bằng Giám Khương huyện, lập ra cái gọi là “Hộ Khương hiệu uý” cố thủ biên trại. Trong vòng những năm công nguyên 136-165, chiến tranh giữa nhà Hán và người Khương nổ ra liên miên, kéo dài đến đến 10 năm, và chính thời gian ấy, Khương thuật cũng theo đó mà phát triển.

Vào đời Tấn, vùng đất trên bị tộc Tiên Ti Đột Dục Hồn (鮮卑吐谷渾, âm cổ, không đọc là Thổ Cốc Hồn) chiếm giữ, ưa sử dụng Khương thuật, hình thành nghệ thuật chiến đấu phù hợp với dân du mục. Đương thời chính quyền này đã ban bố sắc lệnh “Kị Xạ” không những khuyến cáo việc dùng vũ lực, luyện tập kĩ năng cưỡi ngựa bắn cung mà còn khuyến khích sáng tạo những phương pháp nhằm phát triển võ công. Sách “Thao Châu Vệ” ghi: “ Người Đột Dục Hồn, tính cách hung hãn, uống sữa thay cơm, yêu thích đua ngựa, sinh nhai bằng săn bắn.” Trong xã hội cổ đại đầy tính đấu tranh giai cấp và xung đột sắc tộc, võ thuật và quân sự luôn có một quan hệ mật thiết. Quan hệ này cũng tồn tại giữa võ thuật và tôn giáo sơ khai, âm nhạc và vũ đạo khi sức sản xuất phát triển tạo ra những điều kiện vật chất tất yếu. Qua đụng độ giữa các bộ lạc, sản sinh ra các phép cưỡi ngựa, bắn cung, quăng lưới, nhảy ngựa…các thuật giao đấu binh khí đến khinh công, đối luyện.v.v…

Sau thời Đường ngũ đại, vương quốc Thổ Phồn trở nên hưng thịnh, thôn tính nước Đột Dục Hồn, khuếch trương quân sự, từng thống trị miền Tây Bắc Trung Quốc, thông gia với Đại Đường. Văn Thành công chúa sang đất Tạng, đem nhiều võ sĩ tuỳ tòng, tạo điều kiện cho việc phát triển võ thuật của dân tộc Tạng. Theo nhu cầu, những người dân ở đây cũng đã nồng nhiệt tiếp thu Khương thuật, lấy ưu điểm kết hợp với quyền phổ thô bạo dũng mãnh bản địa, phát triển thành thứ võ thuật mang đậm tính dân tộc du mục của người Tạng nơi đây. Tiếng Tây Tạng gọi võ thuật là “Quyền ba”, cũng gọi là “Tắc Lâu”. Trong cung đình Tây Tạng, tại các nghi lễ hội hè, người ta không chỉ tổ chức biểu diễn ca múa, mà còn có tiết mục võ sĩ giác đấu. Theo bộ sách kinh điển tiếng Phạn “Nhu Nãi Nạp Oa” có ghi :

“ Trong Trát Long có Mỹ công ba và Long công ba. Mỹ công ba tức là phép luyện hoả công, lúc luyện cởi bỏ quần áo, luyện khí đan điền. Môn công phu này khi luyện thành, cơ thể phát sáng, mùa đông không biết lạnh, đốt không chảy, dìm không ngạt, đao thương không đâm thủng vào được. Long công ba lại là thuật hít thở, ngồi trên bồ đoàn miệng niệm thần chú, khoả thân nhảy nhót, chân đấm tay đá đến khi nào mồ hôi như tắm mới thôi. Lúc luyện thành công, thân thể nhẹ nhàng như chim én, có thể độn thổ ẩn thân”. Lễ “Vọng Quả Tiết” của dân tộc Tạng là một lễ hội có lịch sử lâu đời, theo sách ghi khi nhạn bay về phương Nam tránh rét là lúc dân chúng mừng hội được mùa, người ta lập võ đài thi đấu võ thuật, ai thắng cuộc thì được thưởng. Theo sách “Tây Tạng chí” chép rằng: “Vào rằm tháng riêng, sau khi người Tạng cử hành nghi lễ tôn giáo thì có tổ chức thi đua ngựa, đấu vật và biểu diễn võ thuật…, lại đeo mặt nạ nhảy múa mừng việc tốt lành. “Cốc tràng tuần hành”, “Thiên hạn cầu vũ” hay trong lễ tế “Nga Bác”, trên thảo nguyên bao la, người người nghe tiếng tù và kéo đến, sau lễ tế là những cuộc đua ngựa, bắn tên, đấu võ, đánh vật diễn ra…Với việc thay thổi “Khương địch” bằng đánh trống cổ vũ, vua Thổ Phồn còn ra lệnh các võ sĩ chế tác những quả cầu hay tạ đá để tập luyện võ công. Đương thời Tây Tạng xuất hiện rất nhiều Câu tùng ba tức bảo tiêu, họ có tài giấu đao, cung, súng bắn đá, lao dây…

Ngày nay, trong ngôn ngữ của người Tạng vùng Thanh Tạng, có rất nhiều danh từ riêng có liên quan đến khí giới như Cổ lãng (giấu ngựa), Đả thập cát hậu ( Roi ngựa), Lạt chích (Đoản kiếm), Đa thập cát hậu (Dây thừng), Tắc tùng mộc đông (Tam soa), Đa hi hầu (Chuỳ dây), Đông (Mâu), Đại y (Cung tên), Ai thập kháp (Pháo đá), Đa nhật kết (Chày đuổi ma).v.v…

Như vậy qua đây chúng ta thấy lịch sử võ thuật Khương Tạng có một truyền thống lâu đời nhưng ngặt một nỗi là do khuyết thiếu văn tự ghi chép cho nên hiểu biết về sự thay đổi phát triển còn hạn chế, những đội ngũ nghiên cứu như thế cần nỗ lực hơn nữa để ngày càng đi sâu hơn vào lãnh vực này.


(Hữu Phước )

Nguồn: Tuhai.com.vn



Bài này lấy từ phần TƯ LIỆU VÕ THUẬT của trang TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN VIÊN VÕ THUẬT VIỆT NAM:
 
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn