Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 09:20:31 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐĨA THAN  (Đọc 10355 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
CẦU VỒNG LỬA
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 6



Email
« vào lúc: Tháng Tám 01, 2008, 07:31:39 AM »

Thú chơi đĩa than ở Hà Nội 



Tôi còn nhớ lời mẹ kể ông ngoại mê nhạc lắm. Tiền bộ đội phục viên cộng cả đồng lương công nhân nhà máy cao su “đều đi ra bách hóa mà nhạc nhẽo cả”, ấy là bà vẫn thường kêu ca thế. Máy hát của ông được cả nhà gọi đùa là “hoa loa kèn”. “Loa kèn” cứ đều đặn mỗi tối ôm một cái đĩa nhựa đen sì vào lòng rồi nhả ra những giai điệu trầm buồn trùm lên không gian cả gian nhà ở khu phố lao động. Mỗi lúc như thế, mặc mẹ tôi hờn tủi mũi dãi: “ứ ừ,vô tuyến cơ!”, ông ngoại chỉ lặng im trên chiếc ghế gập đan bằng vải dứa cũ kỹ mà đung đưa nhẹ… (Bakrok, Dz, Papilrock) Tạp chí Phong cách Việt
 

Ngày cả nhà khó khăn, tất cả trông vào gánh cơm nắm lá nếp muối vừng của bà. Ông ốm nằm giường. “Hoa” chẳng được ngó ngàng. Chẳng bao lâu nó bị mang ra bán cho mấy ông xe đạp đi mua đồ điện cũ. Cũng chẳng còn nhớ được số đĩa nhựa của ông sau đó đã đi về phương nào. Có lẽ chúng đã lũ lượt bị đẩy đi lót đáy TTTg chim hết thảy.



Đĩa than và máy quay đĩa ở Hà Nội trải qua thăng trầm ngụp lặn hệt như lịch sử đất kinh kỳ. Từ chỗ vô giá thành ra …vô giá trị, rồi cũng từ “đáy TTTg, đáy sọt” mà lại trở về với vị trí được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Không một ai mê thứ âm thanh analog này mà lại không đau con xót của khi nhìn những chiếc đĩa hằng yêu quý bị vứt đi không thương tiếc hay nằm yên vị trong quang gánh của một cô hàng đồng nát nào đó. Đấy là vào những năm 70, thời điểm thoái trào của đĩa than, băng cối bắt đầu, để đến những năm 90 anh chàng hào nhoáng “đi – di - tờ” (Digital) ào ạt xuất hiện.

Những ai không còn chịu được cái kỳ công, tốn kém của đĩa than đều quay ra với băng cát sét, đĩa Compact. Giới trẻ nhanh chóng cặp kè với anh chàng đi – di – tờ hợp mốt. Dần dà, đĩa than trở thành một hình ảnh đại diện cho ngày xưa cũ.

Có thật là đĩa than đã hết thời?

Chính những âm thanh analog mộc mạc đã tự quyết định số phận của mình trong thế giới high-end audio ngày càng hiện đại. Những người đam mê thú chơi đĩa than không hề biến mất. Ở cuộc đời, sự thăng trầm vốn chỉ là thử thách cho những tình yêu đích thực. Họ có thể là những người chơi đĩa than riêng lẻ hoặc tụ họp lại với nhau trong những diễn đàn. Âm thầm nhưng mạnh mẽ.

Ở Việt Nam bây giờ, đĩa than thuộc vào hàng hiếm. Trong những bộ sưu tập đĩa đa phần là những chiếc đĩa cổ, hầu hết đã không còn nghe được mà chỉ còn lại giá trị kỷ niệm. Những người chơi đĩa than nếu may mắn thì được thừa hưởng những chiếc đĩa ngày xưa từ bậc cha chú hoặc trong một ngày đẹp giời, vớ được một “mớ” đĩa ở …hàng bán chim cảnh hay đồng nát.


Nếu nghĩ đĩa than, máy quay đĩa chỉ có đồ cổ mà không có đồ mới thì quả là sai. Các dòng nhạc hiện đại đều không thể thiếu được sự góp mặt của loại đĩa này. Các nghệ sỹ vẫn phát hành tác phẩm của mình dưới dạng đĩa vinyl bên cạnh đĩa CD, DVD,… Chỉ có điều ở Việt Nam thì người chơi ít có cơ hội được lựa chọn mà thôi. Thế nên mới có chuyện người mê đĩa than không biết có thể tìm mua thứ mình yêu thích ở đâu. Anh bạn tôi vốn cũng là người yêu thích đĩa than kể: “Có cụ còn ngớ người khi mình bảo mình đi mua đĩa than. Cụ ý hỏi lại: “Thế hóa ra vẫn có chỗ bán đĩa à?” “.

Hà Nội có hai địa chỉ mà dân chơi đĩa than tín nhiệm đó là Phong Drum (77B Hai Bà Trưng) và Hải (44 Đoàn Trần Nghiệp). Vốn trước đây, hai địa chỉ này là một vì anh Phong và anh Hải cùng buôn đĩa than chung tại số 44 phố Đoàn Trần Nghiệp. Sau này hai người tách ra, anh Phong Drum chuyên biệt với mảng đĩa nhạc Rock và đủ các loại đầu quay đĩa, đầu băng cối, loa và phụ tùng chơi đĩa như kim đĩa, chổi carbon, nước rửa đĩa, máy rửa…

Cửa hàng 77B Hai Bà Trưng của vợ chồng anh Phong Drum không bề thế như các cửa hàng đồ chơi âm thanh trên phố nhưng cũng khá dễ tìm. Hỏi ra mới biết, ông chủ trước đây là một tay trống trong một ban nhạc Rock nên mới có cái tên thành ra “thương hiệu” như bây giờ. Anh thì đi lấy hàng quanh năm nên cửa hàng và công việc buôn bán một mình chị vợ quán xuyến. Tôi có hỏi lí do vì sao anh chị không quảng cáo cửa hàng trên báo đài thì chị cho biết “chỉ cần phục vụ khách quen thôi, ai biết tiếng thì đến”, hơn nữa “anh nhà không thích lên báo”. Hữu xạ tự nhiên hương, chị chủ đặc biệt niềm nở với khách đến cửa hàng. Kể cả những ông khách chỉ đến để nhìn ngắm cho thỏa cơn thèm, thậm chí nếu chưa đủ tiền để tậu đĩa cũng sẵn sàng được cửa hàng cho nợ. Hầu như khách nào của cửa hàng chị cũng nhớ tất tần tật, nhắc đến tên là nhớ. Số lượng đĩa than của Phong Drum khá lớn, mỗi lần có đợt đĩa mới về là “cửa hàng chật kín vì khách xếp hàng”. Nguồn đĩa của anh chị thường là ở các nước châu Âu.


Anh Hải ở 44 Đoàn Trần Nghiệp thì lại có phong cách kinh doanh khác, khi mua đĩa than của anh thường khách phải tự ngồi nhặt nhạnh, tìm được chiếc đĩa mong muốn đã là cả một niềm hạnh phúc nhưng đĩa có còn nghe được hay không thì …lại là chuyện khác. Anh Hải có khá nhiều đĩa cổ, nguồn đĩa của anh cũng có cả khu vực loanh quanh Việt Nam.

Những chiếc đầu quay đĩa có giá ngót nghét 1000 đô la là chuyện bình thường ở Phong Drum, giá đĩa than thì giao động từ 100 nghìn đồng đến trên 700 nghìn đồng, chỉ riêng lọ nước rửa đĩa thôi cũng đã vài trăm nghìn (với những người người chơi không quá cầu kỳ, nước rửa bát cũng là một giải pháp ứng chiến không tệ!).   

Ở thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm kinh doanh đĩa than có tiếng là Audiophile của anh Nguyễn Anh Tuấn trên đường Đinh Tiên Hoàng. Về thâm niên thì Audiophile bước vào lĩnh vực kinh doanh đĩa than muộn hơn nhiều so với hai đồng nghiệp ngoài Bắc.

Chơi đĩa than tốn kém là vậy, bảo quản đĩa than trong điều kiện khí hậu của Việt Nam lại càng đòi hỏi sự kỹ lưỡng, khéo léo, chỉ cần đĩa biến dạng là coi như bỏ đi. Tuy nhiên khó khăn, nhọc công trong nghề chơi lại càng chứng tỏ sức quyến rũ của đĩa than. Người nào trót ham mê thì không dễ mà rứt ra được. Âm thanh “mộc” trung thực là nét nổi bật nhất của loại đĩa này nhưng cũng còn một yếu tố khiến đĩa than càng thêm quyến rũ đó là chiếc vỏ bìa đĩa. Đặc biệt là đĩa than cổ, trước khi công nghệ in hiện đại được ứng dụng như bây giờ, mỗi chiếc vỏ bìa giống như một tác phẩm nghệ thuật thủ công cầu kỳ. Có cả những chiếc vỏ đĩa với những nét vẽ tay mềm mại. Bìa đĩa lại càng có giá trị sau khi chất lượng đĩa không còn như cũ. 

Đĩa than nay đã …hết than!

Nhìn vào việc kinh doanh của Phong Drum, những ai đã từng lo lắng không biết chiếc đĩa có khả năng chứa đựng âm thanh của thời gian này  rồi sẽ “đi đâu về đâu” ắt hẳn sẽ yên lòng. Không những tồn tại được mà cộng đồng chơi đĩa than còn đang phát triển, đã có những bộ sưu tập lên đến hàng triệu chiếc đĩa than của một kiến trúc sư trẻ ở Hà Nội đấy thôi!


Chơi đĩa than không hẳn là hoài cổ mà còn là một nhu cầu thưởng thức âm thanh chất lượng cao của những con người có cá tính. Đam mê không dừng lại ở những bậc cha chú mà cuốn hút cả những người còn rất trẻ. Thú chơi đĩa than cũng không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức thưởng thức âm nhạc, nó còn chứa đựng cả những giá trị nhân văn sâu sắc.

Tất cả đã được chứng minh ở sức sống lâu bền của chiếc đĩa than – một trong những hình thức ghi lại âm thanh sớm nhất của con người.

Đôi nét nhìn về quá khứ:

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Thế kỷ 16 ở phương Tây, những chiếc đồng hồ phát ra tiếng nhạc đã có mặt trong các cung điện hoàng gia để mua vui cho các bậc vua chúa. Nguyên lý tạo ra âm thanh của những chiếc đồng hồ phát nhạc cũng như máy quay đĩa sau này là có một chiếc kim đè lên rãnh của đĩa xoay.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Vào năm 1796, một người thợ sửa đồng hồ người Thụy Sĩ có tên là Antoine Favre đã giới thiệu về khái niệm “chiếc hộp âm nhạc” (music box). Từ đó, âm nhạc đã được mang ra ngoài phạm vi hoàng cung để cả người bình dân cũng có thể nhảy múa và thưởng thức những điệu nhạc đơn giản tại nhà. Tuy vậy, thiết bị này không có khả năng ghi lại được âm thanh mà chỉ phát ra những điệu nhạc định trước.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Đến năm 1877, Thomas Edison đã phát minh ra quá trình thu âm. Edison quấn các lá thiếc quanh ống trụ, nhờ một mũi kim giao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh nông sâu khác nhau trên lá thiếc. Bài hát được ông dùng để thử nghiệm là một bài hát thiếu nhi: “Mary got a little lamb”, đây là bài hát được ghi âm lại đầu tiên trên thế giới.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Năm 1887, âm thanh được ghi lại trên đĩa thay vì trên ống trụ có quấn lá thiếc. Thiết bị thu âm sử dụng đĩa này lại là phát minh của một người Mỹ khác là Emile Berliner. Đĩa ghi âm chính thức ra đời từ đây. Quá trình sản xuất thương mại bắt đầu với máy hát ống quay hình trụ của Edison và máy hát đĩa của Berliner. Với sự tiện lợi của đĩa hát, máy hát ống quay hình trụ dần không còn được sản xuất nữa. Ngành công nghiệp sản xuất đĩa hát chính thức chào đời.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Năm 1948, đĩa rãnh siêu nhỏ được hãng Columbia Records chính thức giới thiệu, cho phép thời gian ghi âm kéo dài hơn. Chiếc đĩa này được làm bằng nhựa vinyl (nên đến giờ nhiều người vẫn hay gọi đĩa than là đĩa vinyl). Và vì thời gian thu âm được kéo dài hơn nên tên gọi “Long Play” (LP) cũng xuất hiện.
Logged
CẦU VỒNG LỬA
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 6



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tám 01, 2008, 07:36:30 AM »

Dân Sài Gòn chơi đĩa than



Dân Hà Nội chơi đĩa than như thế nào thì Đoàn Bách cũng đã thể hiện 1 phần rồi. Vậy dân Sài Thành có chơi đĩa than không & máu mê đến chừng nào? Cái này chỉ có người Sài Gòn – Chợ Lớn mới biết & hiểu cho hết lẽ. Và cũng phải xem bạn có quan tâm không nữa chứ? Nếu thích thú hãy dành vài phút với bài viết về thú chơi đĩa than của Phan Hoàng Thái (Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM) dành riêng cho rockviet.com.vn.
 
Tôi hiện đang sở hữu 6 mâm đĩa nhựa , 1 hộp kim shure 6 cái loại B và khoảng 500 đĩa nhựa cũ các loại. Đó là món “trang sức “ mà tôi có thể “khoe” trước khi giới thiệu bài viết chơi máy hát đĩa nhựa, cuộc chơi xem ra rất tốt kém và công phu.


Không cần hỏi lại “chơi đĩa nhựa có tốn kém và công phu không?” bởi máy hát phono (tên nguyên gốc tiếng Anh của nó là thế) tự sàng lọc đối tượng chơi. Một điều cam đoan là những người chơi đĩa nhựa hiện nay đặc biệt tại khu vực TP HCM không nhiều, thế nhưng tuổi tác họ khá nhiều và vốn liếng chắt chiu cho máy hát, kim và đĩa… đã lên tới tiền tỉ.

Tôi biết anh Tiến “phono” nhà ở Quận Bình thạnh (gần chợ Bà chiểu) vào dịp gặp nhau tại 1 tiệm đĩa trên đường Võ Văn Tần . Cũng là tình cờ, chúng tôi bắt “nhãn” nhau cũng chỉ tại chiếc DVD mới của Steve Ray Vaughan. Sau đó mới biết cả 2 cùng mê chơi đĩa nhữa lâu rồi. Thế là lên đường về nhà anh xem cũng bộ đôi đĩa nhựa của SRV. Câu chuyện xung quanh đĩa nhựa đã ngốn thời gian của chúng tôi quá nhiều. Tạm bỏ qua những câu chuyện của cái thời “đĩa nhựa ve chai” đầy đường khu vực Lê Văn Sĩ, Nguyễn Chí Thanh ( mà tôi cũng là người  trong cuộc). Nói 1 chút về những món đồ chơi của anh Tiến phono, anh đang sở hữu 2 mâm pioneer size 45, là loại kích thước phổ biến giai đoạn máy địa nhựa thịnh hành ở Sài gòn. Cũng là loại hand automatic, các thao tác trên máy đều phải dùng tay, mở cần bằng tay, lắp kim bằng tay, chọn track cũng bằng tay. Tất nhiên, muốn không nghe nữa cũng phải cầm tay lấy nó ra.
Kim đĩa nhựa, báu vật “dưới lòng đại dương”.

Nói gì cũng phải phân trần kể lể một chút về cái gọi là là công phu của trò chơi mâm cổ. Thực ra đối với tôi, chơi máy hát đĩa nhựa thực ra là sự trở lại. Ba tôi đã nghe nó từ lúc tôi bé xíu, đĩa 33 vòng dạng cải lương, nhạc trẻ sài gòn và 1 vài đĩa jazz thập niên 30 đem ra vẽ đồng hồ, dán tường. Lúc biết mê nhạc, cũng là lúc tôi mê sưu tầm âm li, đầu câm, đầu CD (nội địa). Và đúng là cái thời của tôi chỉ có thế! Trở lại với câu chuyện chơi kim đĩa nhữa mới là gian nan. Nếu bạn không may có mâm máy hát có kim dính cần thì gần như vô phương cứu chữa, kim mất hột kim cương giống như mắt không con ngươi, nếu lỡ để vào nghe thì coi như đĩa đang bị cày xới. Nếu bạn sở hữu mâm có cần kim rời, khi chẳng may kim hư bạn phải cất công tìm kiếm đồ quí hiếm ở chợ Nhật tảo. Có lần kim máy của tôi hư , tiền thì chưa đủ 500, tôi phải cầu cạnh anh Hùng Loa, 1 tay săn mâm phono từ thời những chiếc mâm Nhật bày bán đợt cuối tại Sài gòn những năm 1980. Gỏi và đam mê Vật lý với sức hấp dẫn từ dàn máy phono, anh Hùng mua lại những chiếc máy cũ, máy hư với đủ nhãn hiệu, lúc này theo anh có 3 thị trường về đây là Nhật ,Mĩ và Liên xô. Hiện anh Hùng đang giới thiệu show room trưng bày “đồ chơi” của mình ở đường Lạc Long Quân với hơn 100 mâm đã tu sửa như mới. Có mâm trong tay nhưng chưa phải là tất cả, kim mới quyết định. Nhưng cái chính là sài kim gì? Nhãn hàng phổ biến hiện nay vẫn là Shure với hột đọc loại kim cương, giá mềm 500.000 đồng/cái. Ngày nay, nếu bạn “tự tin” vào túi tiền của mình, có thể tìm đến tiệm H trên đường Huỳnh Thúc Kháng để sở hữu những cây kim chất lượng trị giá trung bình 200 USD.

Đĩa nhựa –nhân tố chính

Chẳng hiểu sao, tôi rất tự hào khi đi ngoài đường trên tay có cầm vài cái đĩa nhựa. Và có lúc cái niềm tự hào kiểu lỗi thời ấy lại được đến bù bằng việc gặp được ý trung nhân. Chương hỏi đĩa Beatles băng qua đường mua ở đâu vậy?  và còn nữa The Killers của Alice Cooper có còn nghe được không? Khi nó kéo đĩa ra và nhìn vào mặt đĩa. VÀ thực ra trong khoảng 30 đĩa rock ưng ý của tôi trong đó Aerosmith 76, Kansas, Sabbath.. tôi phải bỏ ra cũng bộn tiền (Trung bình cứ 100.000 đồng / cái mua tới). Có lần lên tận “ổ” của 1 ông buôn hàng từ Hà nội vào, cầm chắc trên tay cái MSG- Rock will nenver die rồi, vậy mà vuột. Có ông anh chơi ban nhạc rock, nay định cư  ở Mỹ gọi điện về báo “đĩa nhiều lắm nhưng rock chẳng còn bao nhiêu, giá sole khoảng 5 đô”.

Những quán cà phê dành cho đĩa nhựa

Từ 10 năm trước ERA là tên 1 quán cà phê nhỏ nằm trên đường Trần Quốc Thảo chuyên mở đĩa nhựa cho khách vào uống, coun try và 1 số đĩa pop đương thời là sở trường ở đây. Sau này chẳng ai nghe, Hùng (chủ quán ) vác mâm size 77 về nhà và lôi cặp loa kèn tới . Ngày nay, hiếm hoi và cũng là khiếm khi thấy 1 chiếc mâm phono trong quán cà phê. Và chủ quán Nguyệt Ca ở số 413/47A Lê Văn Sĩ đang muốn tìm lại cảm xúc và cảm giác của ngày xưa bằng việc kê 2 mâm phono và mở âm nhạc của thời Elvis, Frank Sinatra..


Chơi, nghe đĩa nhựa ngày nay,  có còn thời ?

Không rõ những chổ khác thế nào, nhưng ở Sài gòn với những người  mà tôi biết được thì họ vẫn còn yêu chuộng nghe đĩa nhựa vào mỗi buổi sáng, hay tối. Cái cảm giác riu riu như nghe ai hát , hay nói với mình mới thú vị làm sao. Đặt cái mâm kim xuống, nhìn những vòng quay để cảm nhận cuộc đời. Quá khứ , hiện tại hay tương lai, đôi khi lại hiện ra từ chính những vòng quay. 
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn