Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 28, 2024, 07:36:07 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài hay copy trên facebook  (Đọc 9376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Năm 21, 2020, 08:44:20 AM »

Nguyễn Bảo Sinh
19 tháng 5 lúc 07:57

PHẬT TỔ NHƯ LAI



Vạn pháp không từ đâu tới
Vạn pháp không đi về đâu

Thường người ta hiểu: Như Lai là danh xưng, còn Phật Tổ là đức Phật có đầu tiên. Tổ thường được hiểu là tổ tiên, tổ nghề…

Thật ra có nhiều chư Phật như A Di Đà…đều có trước Phật Tổ Như Lai, nhưng sao ta lại gọi Như Lai là Phật Tổ?
Đạo Phật có thể nôm na tạm chia thành hai phần: phần tôn giáo và phần triết học. Phần tôn giáo thì đạo Phật cũng như các tôn giáo khác coi con người có hai phần: phần thể xác và phần linh hồn.

Đạo Phật quan điểm: “tề đồng vật ngã” – người và vật đều là một. Từ một vật vô tri là hòn đá có thể biến thành vật hữu hình là con khỉ, thành Đại Thánh, thành đấu chiến thắng Phật. Nghĩa là Phật có thể do hòn đá sinh ra. Các Phật đều bình đẳng. Đạo Hồi có một đấng tiên tri duy nhất của Thượng đế, người thông thiên giữa trời và người.

Trong Thiên Chúa giáo, con chiên đắc đạo cao nhất là hiển thánh, chứ không trở thành đạo quả ngang đức chúa Jé-su.
Chính vì quan điểm “tề đồng vật ngã” của đạo Phật, cho nên, đạo Phật không chủ trương tiêu diệt các đạo khác mà hoàn toàn có thể cộng sinh.

Còn về phần triết học, ít ai biết được đạo Phật không công nhận có linh hồn.

Các đệ tử Thích Ca đi giảng đạo bị trách cứ rất nhiều vì không có chính kiến về linh hồn. Có lần, các đệ tử quay lại yêu cầu Thích Ca giải thích về vấn đề này, nếu không sẽ bỏ đạo. Các đệ tử yêu cầu có chính kiến:

1. Linh hồn có.
2. Linh hồn không có.
3. Linh hồn vừa có, vừa không.

Thích Ca thuyết giảng: “Này! Các con đến học đạo chưa bao giờ ta hứa sẽ giải thích cho các con về vấn đề này. Ta nói với các con, nếu có kẻ bị mũi tên tẩm thuốc độc bắn trúng, mọi người cứ khăng khăng đòi ta giải thích mũi tên này bắn từ đâu, tẩm loại thuốc độc gì và kẻ bắn nhằm mục đích gì…nếu ta giải thích cho họ hiểu thì nạn nhân phải chết, tốt nhất nên cấp cứu ngay”.

Đạo ta cũng vậy. Đời là bể khổ. Ta có bát chánh đạo để cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu khổ. Còn bàn về linh hồn có, không thì khác gì:

“Dã tràng xe cát biển Đông
Như ta phân biệt có, không ở đời”

Cách giải thích về linh hồn có vẻ như lúng túng của Thích Ca là phần hay nhất và lý thú nhất của đạo Phật:

Đố ai cân được linh hồn
Để ta bàn chuyện dại khôn ở đời.

Chính nhờ vào phần triết học này mà thế giới dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ của đạo Phật.

So sánh với đạo Gia tô thì khác hẳn. Khi các vị trưởng lão đạo Do Thái bắt giữ Jé-su, có đặt ba câu hỏi. Họ đưa ra đồng tiền Xê-za và hỏi:

- Đồng tiền này của ai?

Jé-su đáp:

- Cái gì của Xê-za, trả lại cho Xê-za, cái gì của Chúa, trả lại cho Chúa.

Các vị trưởng lão cho là câu trả lời rất hay, rồi hỏi tiếp:

- Con người phải đối xử với nhau ra sao?

Jé-su đáp:

- Con người được tạo ra theo hình của chúa, thương yêu con người là kính yêu chúa.

Các trưởng lão tán thành và hỏi tiếp:

- Ai là chúa tể muôn loài?

Jé-su đáp:

- Đức Jé-hô-va (chúa trời) đưa ta xuống cai quản muôn loài.

Vì câu này mà đức chúa Jé-su bị đóng đinh câu rút.

Còn khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử hỏi Thích Ca:

- Khi chết con tìm thầy ở đâu?

Thích Ca hỏi:

- Thế khi thầy sống, các con định nghĩa thầy là gì?

Học trò im lặng, Thích Ca dậy tiếp:

- Các con hãy gọi ta là Như Lai, Như Lai nghĩa là không từ đâu đến và không đi về đâu.

Các đệ tử hoát ngộ và đồng thanh tán dương bài thuyết pháp hay nhất cuối cùng của Phật. Các đệ tử nói:

- Vạn pháp giả hợp không tự có mà do nhân duyên hợp thành. Vạn pháp không từ đâu đến, vạn pháp cũng không đi về đâu. Tất cả chúng sinh đều là Như Lai. Thích Ca Mầu Ni là Phật đầu tiên tìm ra định luật Như Lai cho nên Thích Ca Mầu Ni gọi là Phật Tổ Như Lai, chứ không có nghĩa Như Lai là vị Phật có trước tất cả các chư Phật như một số người thường nghĩ.

Triết học này của đạo Phật cũng là sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo Phật và các loại tôn giáo khác. Theo Thiên Chúa giáo thì chúa tạo ra mọi loài, con người có bản ngã, cho nên hình ảnh chúa Jé-su chết thẳng đứng trên cây thánh giá có ý nghĩa là muốn phục sinh thì phải đóng đinh cái bản ngã lại. Hình tượng Thích Ca nhập Niết Bàn nằm ngang là hòa cùng trời đất là Như Lai – không từ đâu đến và không đi về đâu – là sự sống liên lỷ, liên hồi mà không cần đóng đinh câu rút.

Hay có thể giải thích chữ Như Lai theo định luật Lô-mô-nô-xốp: vật chất không tự sinh ra, không tự mất đi, vật chất chỉ biến từ dạng này sang dạng khác.

Thế giới ngày nay là thế giới phẳng. Francois Jullien -Viện trưởng triết học Pháp đã dùng triết học phương Đông để giải thích khoa học phương Tây, dùng khoa học phương Tây để giải thích triết học phương Đông. Bằng thiền định ta đã hiểu được các tiên bay lơ lửng theo định luật của sức hút NewTon. Bằng thiền định ta đã thấy được thời gian co giãn theo tốc độ: Từ Thức nhập thiên thai một ngày bằng một năm nơi hạ giới. Thuyết tương đối của Anhxtanh nằm trong thuyết sắc sắc không không của Phật pháp. Sự quân bình Đông Tây sẽ tạo ra cách tu thiền thấy chân như sẽ cứu rỗi nhân loại khỏi biển khổ.

Descartes: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại.
Gớt: Khởi nguyên là hành động.
Jesus: Khởi nguyên là lời, lời là lời của chúa.
Phật tổ Như Lai: Vạn pháp không từ đâu tới, Vạn pháp không đi về đâu.

TRÍCH HUYỀN NGÔN
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 24, 2020, 11:58:24 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 24, 2020, 11:52:35 AM »

Nguyễn Bảo Sinh
3 giờ

Huệ Năng


Đại sư Huệ Năng

Công án Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Lâm Tế, Hoàng Bá, Huệ Năng và Jesus Christ

Bồ Đề Đạt Ma - thái tử, tổ thứ 28 ngành thiền Ấn Độ - sang Trung Hoa thành Sơ Tổ Thiền. Bồ Đề Đạt Ma gặp Lương Vũ Đế một vị vua quy mộ Phật pháp đã độ hàng vạn tăng ni, xây hàng ngàn chùa. Lương Vũ Đế phán:

- Trẫm độ tăng xây chùa vậy có công đức gì không?

Đạt Ma đáp:

- Không công đức gì.

Đạt Ma không có duyên gặp Vũ Đế nên đã lên Thiếu Lâm Tự 9 năm ngồi nhìn vách đá. Mọi người gọi Đạt Ma là Bích Diện Bà La Môn.

Nhiều khi Đạt Ma xếp đá xung quanh đứng thuyết pháp. Bài thuyết pháp của Đạt Ma khiến đá cũng phải gật đầu cảm thụ.

Sau đó Huệ Khả giữa trời bão tuyết đến cửa động Thiếu Lâm xin làm đồ đệ. Nhưng không được Đạt Ma thu nhận. Huệ Khả đã chặt một cánh tay mình để tỏ quyết tâm tôn sư trọng đạo.

Đạt Ma truyền y bát nhị tổ thiền cho Huệ Khả và hỏi:

- Con đến gặp thấy làm gì?

Huệ Khả đáp:

- Con đến để cầu thầy an tâm cho con.

Đạt Ma bảo:

- Con hãy đưa tâm ra cho ta xem.

Huệ Khả:

- Con không biết tâm ở đâu.

Đạt Ma bảo thế là con đã hoát ngộ.

Để không bị chấp vào lời, phái thiền Lâm Tế - Hoàng Bá…

Dùng tiếng hét và gậy để giác ngộ đệ tử.

Đạo Phật tại Ấn Độ dần dần thiếu tính chất thực dụng. Có thực mới vực được đạo. Từng đoàn khất sỹ đi khất thực. Đất nước Ấn Độ không đủ sức nuôi các tăng đoàn nên dân Ấn Độ quay lưng với đạo Phật. Cuối cùng đạo Phật ở Ấn Độ bị đạo Hồi tiêu diệt.

Đạo Phật sang Trung Quốc kết hợp với tính thực dụng đạo Khổng, đạo Lão cho nên phát triển mạnh mẽ. Đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng thành Tam Giáo Đồng Nguyên cội nguồn tâm linh thiền học Trung Hoa đã phát triển mạnh mẽ.
Thiền học Trung Quốc chia làm 2 phái: Bắc Tông và Nam Tông. Đại diện Bắc Tông là Thần Tú còn Nam Tông là Huệ Năng, cả hai đều là đệ tử của Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn.

Huệ Năng không biết chữ chuyên làm việc giã gạo trong chùa. Một hôm thấy các tăng ni xúm lại xem bài kệ của Thần Tú:

“Thân là cây bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Phải luôn siêng lau chùi
Chớ để dính bụi bặm”

Huệ Năng thấy đông cũng xúm lại xem và hỏi các sư huynh có việc gì? Sư huynh bảo ngũ tổ Hoàng Nhẫn bảo ai làm được bài kệ hay sẽ truyền y bát cho. Thượng tọa Thần Tú đã viết bài kệ đạt được xương tủy thiền chắc chắn sẽ thành lục tổ thiền. Huệ Năng bảo sư huynh đọc hộ bài kệ cho nghe. Nghe xong, Huệ Năng bảo mình cũng muốn viết bài kệ nhưng không biết chữ, nhờ sư huynh viết hộ. Mọi người cười giễu cợt rồi cũng đồng ý viết theo lời đọc của Huệ Năng:

“Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Bụi bẩn dính vào đâu”

Ngũ tổ Hoàng Nhẫn thấy sân chùa xôn xao vội rẽ vào xem. Đọc xong bài kệ của Huệ Năng thì bảo lấy vôi xóa đi và gõ vào đầu Huệ Năng 3 cái.

Đúng canh ba đêm ấy, Huệ Năng đến gõ cửa tìm thầy. Hoàng Nhẫn bảo ta trao y bát cho đệ tử, sở dĩ ta phải xóa ngay bài kệ này đi kẻo sẽ bị kẻ đố kị sát hại và ngay đêm nay Huệ Năng phải trốn về phương Nam. Ngũ tổ mang thuyền chèo chở Huệ Năng qua sông. Huệ Năng cầm chèo từ tay ngũ tổ Hoàng Nhẫn để chở thầy và bảo:

“Khi mê thầy độ
Ngộ rồi con tự độ”

Sáng sau các đệ tử thấy y bát không còn liền hỏi thầy. Ngũ tổ Hoàng Nhẫn bảo: “Ta đã trao y bát cho Huệ Năng rồi”. Thế là các sư huynh trong chùa vượt sông, phi ngựa đuổi theo để đoạt lại y bát. Trong đó Đại Minh đuổi kịp Huệ Năng.
Huệ Năng bảo: “Nếu vì pháp thì hãy theo ta, nếu vì y bát thì cứ việc lấy”. Đại Minh định cầm y bát lên thấy nặng như núi Thái Sơn thì quỳ sụp dưới chân Huệ Năng tôn làm sư phụ và đổi pháp danh là Huệ Minh. Cả hai thầy trò về ở ẩn tại núi Tung Sơn, cạnh dòng suối Tào Khê 10 năm mới bắt đầu lộ diện thuyết pháp. Tiếng tăm Huệ Năng lan toàn quốc. lúc này Thần Tú đã trở thành quốc sư. Một buổi họp triều đình, nữ hoàng Võ Tắc Thiên muốn mời một vị cao tăng nhất nước đến thỉnh giáo. Thần Tú tiến cử Huệ Năng. Võ Tắc Thiên sai sứ thần đến triệu Huệ Năng vào cung. Huệ Năng không đi và bảo:

- Thầy ta bảo ta chỉ trụ trì và hoằng dương đạo pháp ở phương nam thôi.

Nhẽ ra Huệ Năng chống chiếu chỉ phải mắc tội chém đầu. Song hoàng đế Võ Tắc Thiên phán:

- Không đến tức là đã đến.

Ở đây chúng ta cần bàn xuất phát điểm từ bài kệ và là cương lĩnh của thiền học Trung Hoa:

“Truyền riêng ngoài giáo
Không ghi văn tự
Chỉ thẳng vào tâm
Thấy tánh thành Phật”

Phật pháp xuất phát từ các bậc đế vương như Tất Đạt Đa, như Bồ Đề Đạt Ma đều là những người thông kim bác cổ khác với đạo Hồi, đạo Thiên Chúa – Jesus xuất thân từ công nông binh nên giáo lý đạo thiên chúa lấy tình thương làm cội nguồn.

Vì vậy đạo Phật xuất phát từ bậc đế vương thông kim bác cổ lại nói là thiền không dựa vào kinh sách – ngoài kinh Lăng Nghiêm – thực ra là thiền vượt lên kinh sách. Thiền chống lại những kẻ:

“Đọc quá nhiều sách vào mình
Không tiêu hóa được cũng thành vô minh”

Những kẻ hủ nho:

“Nhai văn nhá chữ buồn ta
Con giun còn biết đâu là cao thâm”

Còn văn tự, kinh sách của thiền nói đúng được cái lý của vũ trụ, lý của vũ trụ ngoài kinh sách là vô ngôn chứ không phải là thiền không xuất phát từ kinh sách như Phật dạy: “Lời dẫn ta tới chân lý nhưng lời không phải là chân lý, nhiều khi lời che cả ánh sáng của tâm”.

TRÍCH THIỀN DÂN GIAN
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 24, 2020, 11:57:46 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Sáu 05, 2020, 11:13:18 PM »

Thiền dân gian


• Tôn giáo không phải là thông tin, nó không thể được dạy bởi vì tôn giáo là cách sống. Sự hiện diện của thầy là sự đồng cảm. Đạo sư và môn đệ đối diện đồng cảm trực tiếp. Đạo sư là người nhận biết. Người rao giảng là người tự nhận là nhận biết. Người rao giảng có thể trao đổi thông tin từ kinh sách hoặc truyền thống.

• «Khi môn đệ sẵn sàng người thấy xuất hiện».

Môn đệ không thể tìm được người thầy. Chỉ người thầy, người biết chính họ mới có thể tìm ra môn đệ.

Khi bạn sẵn sàng, toàn bộ vũ trụ bắt đầu giúp đỡ bạn.

• Nếu bạn cởi mở với sự tầm thường, bạn sẽ khép kín với điều cao cả.

• Bạn dễ mở cửa đón nhận điều tầm thường – tham, sân, si – nhưng bạn rất khó mở cửa với điều cao cả như tình yêu … Bạn luôn nghi ngờ.

Cha dạy: Guzdjieff: Bất kỳ ai tức giận với con, con đừng phản ứng tức thì, chờ đợi sau 24 giờ sau mới trả lời.
Phật : «Đừng tin bất kỳ điều gì mà tâm trí bình thường của bạn nghĩ là có thể tin» Nếu ta bảo người này tốt hơn thì bạn do dự. Nếu ta bảo tên này là dâm tặc thì ta tin ngay. Nhưng nếu bạn không tin người nào đó tốt hơn bạn thì bạn không thể sâu sắc hơn.

Nietzsche tuyên bố «Thượng đế chết» nghĩa là ông ta tuyên bố không có điều cao cả và ông ta trở thành người điên nếu không ông ta có thể trở thành phật. Vua Tịnh Phạn cũng không tin là Tất Đạt Đa tinh khiết như phật : Nó là con ta, ta không tin nó quá tinh khiết. Ông không tin và ngăn cấm con ông trở thành phật.

Phật nói với vua Tịnh Phạn không con không phải là vật sở hữu của cha. Con cảm ơn vì cha là đường dẫn.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Sáu 26, 2020, 10:51:56 PM »

FB: Ngoi Sao Lap Lanh

Ý NGHĨA LINH ẢNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP


1. Các kí hiệu viết bằng tiếng Hy Lạp trong hình

- Mẹ Thiên Chúa ('MP-ΘΥ i.e. Μήτηρ Θεού).

- Tên Cực Thánh Giêsu Kitô (Iς-Xς --- Ἰησοῦς Χριστόc).

- Tổng lãnh Thiên thần Micae (OAM).

- Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel (OAΓ).

2. Ngôi sao

- Mẹ chính là ánh sáng loan báo Tin mừng Chúa Giêsu đến trong thế gian - Tượng trưng cho vai trò của Mẹ trong mầu nhiệm của Thiên Chúa và Giáo hội.

- Ngôi sao cũng chỉ cho chúng ta biết Mẹ là người duy nhất dẫn chúng ta đến với Chúa.

3. Mắt

- Chan chứa tình yêu và lòng Trắc ẩn, luôn dõi theo chúng ta là con cái của Mẹ nơi trần thế.

- Là nguồn an ủi và hy vọng bất tận của chúng ta - mắt Mẹ có sức hút mãnh liệt mỗi khi chúng ta nhìn lên Mẹ, để hướng về mầu nhiệm Cứu Chuộc là chính Chúa Giêsu mà Mẹ đang bồng trên tay.

- Mắt của Mẹ thì mở to, luôn hướng nhìn về phía chúng ta.

4. Tổng lãnh Thiên thần Micae

- Ngài cầm trong tay một ngọn giáo, một khúc lau dài và một bình dấm.

- Những vật dụng này sẽ xuất hiện trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.

- Tay của Ngài được phủ bởi một tấm vải nhằm khắc ghi và tôn kính những vật linh thánh.

5. Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel

- Ngài nắm cây Thánh Giá với các mũi đinh trên tay - biểu trưng cho giờ lâm tử sắp đến. Điều này khiến Hài Nhi Giêsu ôm lấy Mẹ của mình để được nâng đỡ, chở che.

- Tay của Ngài được phủ bởi một tấm vải nhằm khắc ghi và tôn kính những vật linh thánh.

6. Áo Choàng

- Màu đỏ là màu áo các trinh nữ đã mặc trong thời đại của Đức Kitô, biểu trưng cho sự đồng trinh.

- Màu xanh thẫm thiên chức làm Mẹ - màu các bà mẹ Palestine mặc trong thời đó.

- Màu sắc trên áo Mẹ còn tượng trưng cho xuất thân hoàng gia (dòng dõi vua David) của Mẹ.

7. Đôi bàn tay Mẹ

- Hai tay của Chúa Con đặt trọn vào lòng bàn tay phải của Đức Mẹ như một điểm tựa vững chắc để chỉ ra rằng : Mẹ đang giới thiệu Chúa Giêsu – Con của Mẹ tới tất cả chúng ta.

- Bàn tay phải của Mẹ hướng trực tiếp vào Thánh Tâm và hướng lên cây Thánh giá của Thiên Thần Gabriel.

- Vị trí bàn tay trái cùng chiều với bàn tay phải, đặt Chúa Giêsu lên Trái tim Mẹ hướng về phía chúng ta - những người đang chiêm ngưỡng bức ảnh và nhắn nhủ: “Hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).

8. Khuôn mặt Chúa Giêsu

- Hài nhi Giêsu lo sợ nhìn về phía Thập giá với ánh nhìn xa xăm - vì đó là giá để cứu chuộc nhân loại.

- Trong khi mang trong mình hình hài của một trẻ thơ, thì khuôn mặt của Chúa Giêsu toát lên sự trưởng thành, chín chắn tượng trưng cho đức khôn ngoan vượt trên tuổi tác.

9. Bàn tay của Chúa Giêsu

 Bàn tay của Chúa Con bám chặt lấy bàn tay của Đức Mẹ biểu thị mối tương quan nghĩa thiết giữa ý muốn của Mẹ với ý muốn của Người Con để tất cả nên một trong người Con, như vậy Mẹ đã tham gia vào chương trình Cứu chuộc nhân loại.

10. Màu sắc trên trang phục của Chúa Giêsu

- Áo choàng màu xanh lá tượng trưng cho hai bản tính con Người và bản tính Thiên Chúa.

- Đai lưng màu đỏ tượng trưng cho: Chúa Kitô đổ máu đào để cứu rỗi nhân loại thoát khỏi tội lỗi.

- Chiếc áo choàng vàng là biểu tượng của sự Phục Sinh - Chúa sẽ sống lại từ cõi chết.

- Như vậy, màu sắc trên trang phục của Ngài hòa quyện với nhau  là sự tuyên bố chắc chắn về mầu nhiệm Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô.

11. Miệng

- Miệng nhỏ trên khuôn mặt của Mẹ dạy chúng ta bài học thinh lặng trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

12. Đôi giày và bàn chân Giesu

- Chiếc giầy rơi khỏi chân nói lên Thiên Chúa đã trở thành con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi.

- Gót chân của Thiên Chúa được tỏ hiện rõ ràng: suy ra từ lời hứa của Đức Chúa trích sách Sáng Thế: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó" (St 3,15).

13.  Màu vàng nền của bức tranh

- Màu vàng đại diện cho Thiên Đàng vĩnh cửu và ánh sáng huyền siêu của sự Phục Sinh chiếu tỏa qua y phục của Chúa Giêsu và Mẹ Maria để ban ơn cho những ai cầu nguyện trước linh ảnh này.

- Nguồn gốc: Bức ảnh này được sơn trên gỗ, các họa sĩ đã thiết kế bằng sự pha trộn các màu sắc. Tỷ lệ bức ảnh: Chiều cao 21 inch, chiều rộng 7 inch.

14. Bàn tay trái đỡ Chúa Giêsu của Mẹ

- Bàn tay trái của Đức Mẹ đỡ nâng trẻ Giêsu - Mẹ là Mẹ của Người. Đó là bàn tay êm ái cho tất cả mọi người tìm đến bên Mẹ.

Chuyển ngữ & Biên tập: Văn Hiệp - Văn Tú.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:17:06 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Bảy 15, 2020, 08:17:57 AM »

FB: Bảo Sinh

ĐẠO CƠ ĐỐC, ĐẠO DO THÁI, ĐẠO TIN LÀNH, ĐẠO HỒI VÀ ĐẠO PHẬT

“Chỉ sờ một chỗ mà thôi
Thầy bói định nghĩa được voi là gì
Nếu hiểu đủ lẽ huyền vi
Sẽ không định nghĩa được gì về voi”

Đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành, đạo Hồi đều coi Thiên Chúa tạo ra muôn loài, nhưng cũng có điểm khác biệt.

Đạo Do Thái thờ kinh Cựu Ước. Kinh Cựu Ước là bản giao ước giữa Đức Chúa Trời và trần thế. Đạo Cơ Đốc thờ kinh Tân Ước. Kinh Tân Ước là bản giao ước giữa Đức Chúa Jesus và trần thế. Đạo Tin Lành cũng thờ kinh Tân Ước, nhưng con chiên có thể thông thiên, rửa tội trực tiếp với Đức Chúa Jesus mà không thông qua các linh mục. Đạo Hồi thờ kinh Coran và chỉ có một nhà tiên tri duy nhất với thánh Ala – Thiên Chúa – là Môhamét. Đạo Hồi coi Jesus chỉ là một trong những nhà tiên tri, chứ Jesus không phải là con Đức Chúa Trời.

Chính vì đạo Do Thái không công nhận kinh Tân Ước và Jesus là con Đức Chúa Trời nên trong thế chiến thứ Hai, Hítle đã tiêu diệt người Do Thái vì coi là phản Chúa.

Đạo Phật thuyết pháp tề đồng vật ngã – vật và người bình đẳng: Hòn đá đủ cơ duyên cố thể thành con khỉ, thành Tề Thiên Đại Thánh, thành Đấu Chiến Thắng Phật. Vậy Phật và hòn đá bình đẳng.

Trong giai đoạn sau, đạo Phật nghiên về kinh viện, xa lánh đời sống xã hội nên đã bị đạo hồi xâm lược. Đạo Phật theo lẽ vô thường đã kết hợp giữa pháp Đại Thừa và Ấn Độ giáo thành Mật Tông, dùng chân ngôn, thần chú để hoằng dương đạo pháp.

Các đạo đều là cách nhận biết vũ trụ ở các góc độ khác nhau nên dễ hiểu lầm nhau, gây ra các cuộc thánh chiến, tổn hại muôn triệu sinh linh.

Bản thể của các đạo chỉ là một, chỉ lời khác thôi. Chỉ vì cực đoan nên xảy ra chiến tranh. Chiến tranh thế kỉ 21 là chiến tranh tâm linh.

“Sờ đuôi, sờ đít, sờ đầu
Thầy bói định nghĩa được voi là gì
Vì cho chân lý là lời
Cho nên thế loài người đánh nhau”

TRÍCH THIỀN DÂN GIAN
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:21:32 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Tám 03, 2020, 10:33:28 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

“Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”
“Tri nhân tri diện bất tri tâm”

THIỀN VÀ SỐ MỆNH

Số, chỉ một chữ thôi cũng đủ tạo thành thế giới tâm linh. Chữ số huyền diệu, như câu “A men” của đạo Thiên Chúa”, “Nam Mô” của đạo Phật. Chữ số cứu rỗi loài người ra khỏi biển khổ trầm luân a tỳ kiếp, “lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”. Chữ số cũng có thể dìm con người vào cõi u mê, tiêu diệt khí phách, đầu hàng số phận, nhắm mắt buông xuôi vào kiếp khổ ải để “mặc xem con tạo xoay vần tới đâu”.

Cái gì cũng có hai mặt. Có lợi tất có hại. Dao nào cũng có hai lưỡi. Mặt tích cực đề cao “đức năng thắng số”, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Mặt tiêu cực cũng làm hại ta vô cùng: “Ngẫm hay muôn sự tại trời, trời kia đã bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”, phủ định vai trò của con người, đổ tại tất cả cho số phận:

“Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”

Ta cần hiểu hai mặt của chữ số. Số mệnh nằm ngoài ý muốn con người, nhưng ý muốn con người cũng nằm ngoài ý muốn. Ta có thể hiểu chữ số theo quan điểm của đạo Sỹ, hoặc hiểu chữ số theo quan điểm của đạo Phật.

ĐẠO SỸ

Đạo Sỹ khởi nguồn từ Lão Tử. Lão Tử và Thích Ca Mầu Ni cùng gốc đạo, lấy thuyết vô vi làm khởi nguồn của vạn pháp. Song, Lão khác Thích chỉ ở phương pháp. Lão chỉ cho thấy vô vi, Phật dậy ta cách đạt vô vi. Người kế thừa đạo Lão xuất sắc là Trang Tử. Bằng những truyện ngụ ngôn siêu ngắn tuyệt vời, Trang Tử đã nhập đạo Lão vào tâm linh sâu thẳm của loài người. Vì đạo Lão chỉ cho thấy vô vi, không bày cách đắc đạo vô vi nên đạo Lão bị biến tướng thành mọi thứ tạp nham, thành đạo Sỹ, thành đủ các loại thầy tướng, thầy số với lủng củng chân gà, mu rùa. Cuối cùng, chẳng hiểu sao, Lão Tử lại biến thành Thái Thượng Lão Quân luyện linh đơn ở cung trời đậu suất.

Cách xem tướng số của đạo Sỹ một phần dựa vào kinh dịch, đa phần dựa vào một vài chi tiết của hình tướng, nên dễ đánh giá chân lý bộ phận thành chân lý toàn thể.

Không có gì vớ vẩn bằng chỉ căn cứ vào một nét vân tay, một giờ sinh mà hiểu được toàn bộ mệnh số con người. Cùng ngày, giờ, năm sinh với Phật Tổ Như Lai, có kẻ bị tử hình. “Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”. Xem tướng số kiểu “thầy bói xem voi” thành đoán quàng xiên, cúng bái lung tung, “bói ra ma quét nhà ra rác”.

“Số cô chẳng giầu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”

“Hồn rằng hồn thác ban ngày
Thương cha, nhớ mẹ hồn rầy thác đêm”

Thầy địa lý thành đề tài tiếu lâm:

“Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”

Các thầy “xem bói ra ma” để kiếm tiền, lừa người lại hoá lừa mình:

“Đom đóm bay qua
Thầy tưởng là ma
Thầy ù thầy chạy
Ba thằng ba gậy
Đi đón thầy về
Bắt con lợn sề
Cho thầy chọc tiết
Bắt con cá giếc
Cho thầy xem mang
Bắt con tôm càng
Cho thầy bóc vỏ”

Rồi chuyện tiếu lâm về ông thầy bói, thầy cúng ỉa vào mồm nhau, bóc mẽ nhau, bói bậy, cúng bái quàng xiên.
Nói chung, số mệnh con người không thể chỉ do một chi tiết quyết định. Một quả không do một nhân tạo thành. Số mệnh con người do màn nhân duyên trùng trùng, hợp hợp dệt nên. Muốn đoán số mệnh con người cần quán triệt thuyết thập nhị nhân duyên.

“Tướng tuỳ tâm sinh
Tướng tuỳ tâm diệt”

ĐẠO PHẬT

Thiền nhân muốn tâm tịnh phải hiểu bản chất, tự tánh của số phận:

“Chỉ thẳng vào tâm
Thấy tánh thành Phật”.

Thiền gọi là xem tướng theo “tánh không”. Không ở đây không phải là không và có, mà số mệnh không tự có, số mệnh do nhân duyên tạo nên:

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng”

Muốn tìm hiểu cội nguồn của tướng số thiền, đầu tiên ta phải hiểu đạo Phật. Mà cội nguồn của thiền là Phật Tổ Như Lai.

PHẬT TỔ NHƯ LAI

Thường người ta hiểu: Như Lai là danh xưng, còn Phật Tổ là đức Phật đầu tiên. Tổ thường được hiểu là tổ tiên, tổ nghề…

Thật ra, có nhiều chư phật như A Di Đà… đều có trước Phật Tổ Như Lai, nhưng sao ta lại gọi Như Lai là Phật Tổ?
Đạo Phật có thể nôm na tạm chia làm hai phần: phần tôn giáo và phần triết học. Phần tôn giáo thì đạo Phật cũng như các tôn giáo khác coi con người có hai phần; phần thể xác và phần linh hồn.

Đạo Phật quan điểm: “tề đồng vật ngã” – người và vật là một – từ một vật vô tri là hòn đá có thể biến thành vật hữu hình. Nghĩa là Phật có thể do đá sinh ra. Các Phật đều bình đẳng. Đạo Hồi có một đấng tiên tri duy nhất của Thượng đế, người thông thiên giữa trời và người.

Trong Thiên Chúa giáo, con chiên đắc đạo cao nhất là hiển thánh, chứ không trở thành đạo quả ngang đức chúa Je-su.
Chính vì quan điểm “tề đồng vật ngã” của đạo Phật, cho nên đạo Phật không chủ trương tiêu diệt các đạo khác mà hoàn toàn có thể đồng nhất.

Còn về phần triết học, ít ai biết được đạo Phật không công nhận có linh hồn.

Các đệ tử Thích Ca đi giảng đạo bị trách cứ rất nhiều vì không có chính kiến về linh hồn. Có lần các đệ tử quay lại yêu cầu Thích Ca giải thích về vấn đề này, nếu không sẽ bỏ đạo. Các đệ tử yêu cầu có chính kiến:

1. Linh hồn có.
2. Linh hồn không có.
3. Linh hồn vừa có vừa không.

Thích Ca thuyết giảng: “Này! Các con đến học, chưa bao giờ ta hứa sẽ giải thích cho các con về vấn đề này. Ta nói với các con, nếu có kẻ bị mũi tên tẩm thuốc độc bắn trúng, mọi người cứ khăng khăng đòi ta phải giải thích mũi tên này từ đâu, tẩm loại thuốc độc gì và kể bắn nhằm mục đích gì… nếu ta giải thích cho họ hiểu thì nạn nhân phải chết, tốt nhất là nên cấp cứu ngay”. Đạo ta cũng vậy. Đời là bể khổ. Ta có bát chánh đạo để cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu khổ. Còn bàn về linh hồn có, không thì khác gì:

“Dã tràng xe cát biển Đông
Như ta phân biệt có, không ở đời”

Cách giải thích về linh hồn có vẻ như lúng túng của Thích Ca là phần hay nhất và lý thú nhất của đạo Phật.
Hay có thể giải thích chữ Như Lai theo định luật Lô-mô-nô-xốp: “Vật chất không tự sinh ra, không tự mất đi, vật chất chỉ biến từ dạng này sang dạng khác”.

Phật dậy: “Thiện tai! Thiện tai!”, không làm việc thiện sẽ gặp tai hoạ. Dựa vào luật nhân quả: ác giả, ác báo. “Những người bạc ác tinh ma, mình làm mình chịu kêu mà ai thương”. Đoán số mệnh con người bằng luật nhân quả, thiền nhân biết cội nguồn của tướng số.

Luật nhân quả không chỉ ở kiếp này mà ở cả kiếp quá khứ và vị lai. Những tai hoạ của kiếp này do từ kiếp trước gây nên. Phúc đức ta hưởng, là kết quả tu hành từ mười đời. ác báo cũng không chỉ ở kiếp này mà còn: “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Dân gian thường nói: “trời có mắt”, con mắt soi thấu luật nhân quả, lưới trời thưa mà khó lọt. Những kẻ giả đạo đức: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao” có thể thoát khỏi luật pháp, song không thoát khỏi luật nhân quả. Sống thật thà vô tư hoặt mưu mô xảo trá không qua được con mắt thiền.

“Vải thưa không che được mắt thánh”. Thiền lấy chữ tâm làm gốc. Nên có truyện một vị thiền sư qua đò, mọi người chỉ trả một quan, còn cô lái đò đòi thiền sư hai quan vì tội đã ngắm cô. Lần sau qua đò, thiền sư nhắm mắt lại. Lần này, cô lái đò đòi mười quan vì bảo thiền sư ngắm cô bằng tâm. Thiền coi vạn sự đều do tâm sinh ra.

Tất cả số mệnh do tâm sinh. Thay tâm sẽ đổi tướng.

Một đứa trẻ lên ba, nếu vô tình đái vào tượng thần, thì không biết không có tội. Nếu thần mà làm tội đứa trẻ thì đấy không phải là thần. Khi ta làm việc thiện cần gì phải chọn giờ? Làm việc ác thì làm gì có giờ đẹp?. Có hai thiền sư thấy một cô gái chết đuối. Một thiền sư nhẩy xuống vớt cô gái lên bờ, rồi cởi quần áo ra làm hô hấp nhân tạo. Một thiền sư thấy cô gái loã thể vội bỏ chạy. Thiền sư bỏ chạy hỏi thiền sư cứu nạn: “Thầy nghĩ gì khi thấy cô gái loã thể?”. Thiền sư cứu nạn đáp: “Chỉ nghĩ đến cứu người, còn hình ảnh cô gái loã thể thì nằm trong óc thầy”.

Cũng một người khi làm việc thiện thì đôi mắt sẽ có thần, khi biết mình đang làm việc ác sẽ thất thần. Tâm thay tướng đổi.

Hiểu luật nhân quả, dân gian ta thấy được trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ - tái ông thất mã tam tri phi phúc- họ thiền ngay trong cả cái hoạ. Thiền nhân hiểu số mệnh nên sống ung dung tự tại trong cuộc đời đầy hỗn loạn. Hiểu được luật nhân quả, biết nếu “có đức mặc sức mà ăn”. Số mệnh do cái đức sinh ra, “cứu một người phúc đẳng hà sa”. Chân tướng của số mệnh nằm ở tu nhân,  tích đức. Thiền lấy cái bất biến trong tâm để ứng với cái vạn biến. Cũng như ông giám đốc công ty xổ số bình chân như vại, mặc cho kẻ mua vé số có xao động gì đi chăng nữa. “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân đến chỗ Kiều tự tử ở sông Tiền Đường là hết. Vì muốn chứng minh luật nhân quả ngay trong kiếp này, nên Nguyễn Du phải viết thêm đoạn tái hồi Kim Trọng để đáp ứng nguyện vọng của dân gian “ở hiền gặp lành”. Số mệnh do tâm quyết định. Tâm thay tướng đổi. Tính tích cực này nâng đạo Phật lên tối thượng thừa của cách hiểu số mệnh. Tất nhiên, dân gian cũng hiểu không có nội dung nào không biểu hiện ra hình thức:

“Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon”:
“Những người ti hý mắt lươn
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người
Những người mặt nạc đóm dầy
Mo nang trôi xấp biết ngày nào khôn”

“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con
Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày”

Thuý Kiều và Đạm Tiên đều “xem trong sổ đoạn trường có tên”. Nhưng với “đức năng thắng số”, mặc dầu “ngẫm hay muôn sự tại trời, trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao, mới được phần thanh cao”. Cuối cùng vẫn “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” và “đoạn trường sổ rút tên ra, đoạn trường thơ phải đem mà trả nhau”. Đúng như:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Hiểu được luật nhân quả, ta sẽ tự quyết định lấy số phận của mình. Nhân là bất biến, nhân truyền từ đời này sang đời khác, cũng như Gen trong học thuyết Đac-uyn. Cũng như định luật một vật đứng yên thì không bao giờ tự chuyển động nếu không có cái búng của Niutơn. Nhân cũng vậy, nhân muốn thành quả phải hợp đủ cơ duyên. Không có quả nào chỉ do một duyên mà thành. Ta không thay đổi được nhân, nhưng ta có thể thay đổi được quả, bằng cách không tạo nên duyên thì nhân không thể thành quả được. Ví dụ, ta có cô vợ lẳng lơ, lẳng lơ là cái nhân, dân gian hiểu cái nhân không thể thay đổi:

“Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu chữa được con người lẳng lơ”

“Rằng quen mất nết đi rồi
Dở hay cũng bởi tính người biết sao”

Cái nhân lẳng lơ, muốn tạo ra cuộc ngoại tình thì phải hợp đủ cơ duyên, ta chỉ cần cắt duyên, nhân sẽ không thể thành quả. Ta tạo cho cô vợ một môi trường ít tiếp xúc với lẳng lơ. Cũng như ta nên tạo ra môi trường trong sạch – cơ duyên – thì mọi người sẽ không tạo ác nghiệp.

Giả Bảo Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng” quyết tìm cách chữa bệnh ghen cho Đại Ngọc. Thiền sư bốc cho mười thang thuốc, bảo cứ mười năm uống một thang sẽ khỏi. Bảo Ngọc cười và ngộ ra ghen không chữa được, nếu uống đủ mười thang thuốc thì Đại Ngọc đã bốc mộ mấy lần rồi. Dân gian cũng có câu:

“Con cóc ăn trầu đỏ môi
Có ai lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc móc mề ăn gan”

Hiểu số mệnh theo luật nhân quả, nên khi sứ giả Khổng Minh tiết lộ việc thừa tướng làm việc tận tuỵ, ngày quên ăn, đêm quên ngủ thì Tư Mã Ý  đoán ngay: mệnh của Khổng Minh sắp hết. Khổng Minh cũng biết vậy nên làm lễ dâng sao giải hạn mà không thành. Luật nhân quả trời cũng không qua nổi.

Nhân là bất biến, sẽ tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác, cả phần hồn lẫn phần xác. Còn gien thì chỉ truyền kiếp trong thể  xác.

LUẬT BÙ TRỪ

Mở đầu truyện Kiều, Nguyễn Du đã nêu lên thuyết tài mệnh tương đố:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Ngay cả ông trời cũng cò đố kỵ, ghen tuông với chính vưu vật mà mình tạo ra:

“Tinh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn năm bạc mệnh một đời tài hoa”

Dân gian ta cũng ngộ được luật bù trừ. Thấy “phúc là chỗ nấp của hoạ, hoạ là chỗ nấp của phúc” nên đã viết:

- Hồng nhan đa truân.
- Hồng nhan bạc mệnh.
- Ngu si hưởng thái bình
- Đen bạc đỏ tình.
- Ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy.
- Mèo mù vớ cá rán.
- Dao hai lưỡi.
- Yêu nhau lắm cắn nhau đau.
- Ghét của nào trời trao của ấy.

Hiểu được luật bù trừ, dân gian thanh thản:

“Có bao nhiêu kẻ yêu ta
Kẻ ghét đếm đủ cũng là bấy nhiêu
Khi biết ghét cũng là yêu
Ân oán sẽ hết, mọi điều sáng trong”

Người có tài, có hoạ. Con chim chết vì bộ lông đẹp. Con hươu, con nai chết vì thịt thơm ngon, “mỹ nhân bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân”, “ngu si hưởng thái bình”, “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, kẻ nghèo khổ “ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy". Vua ngủ với cung tần mỹ nữ trong màn loan chướng huệ không sướng hơn gì kẻ ăn mày ngủ với nhau nơi đầu đường xó chợ. Trạng Quỳnh bắt nhà vua nhịn đói gần chết, nên khi cho ăn món mầm đá thấy ngon hơn sơn hào hải vị.

Hoạ phúc luôn bù trừ nhau như truyện “Ngựa tái ông”: lần thứ nhất mất ngựa tưởng hoạ, lại thành phúc vì con ngựa cái rủ ngựa đực về thành đôi. Được ngựa là thành hoạ, vì anh con trai cưỡi ngựa lại bị đá què chân. Cũng vì đá què chân, anh con trai không bị đi lính. Trong khi đó trai làng đều bị chết trận.

Luật bù trừ là công bằng tuyệt đối. Cái áo cuối cùng loài người mặc không cần có túi để mang theo danh vọng và tiền tài xuống âm phủ:

“Áo quan không túi không quần
Mặc đều vừa vặn không cần số đo”

Con người trần truồng ra đời, rồi cũng trắng tay ra đi:

“Vua Ngô 36 cái tàn vàng
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm uống rượu tì tì
Chết xuống âm phủ chẳng có gì mà mang”

Tỉnh say, sống chết, buồn vui chỉ là một hằng số, chỉ vì không hiểu luật bù trừ nên có nhiều người sinh mê lú. Cái chết, đó là sự công bằng, sự bù trừ tuyệt đối của tạo hoá. Hãy ngắm những ngôi mộ bầy ra như hộp lịch ta sẽ thấy hết tánh không của bù trừ.

LUẬT VÔ THƯỜNG

Hê-ghel luận biện chứng Pháp, đạo Phật bàn về lẽ vô thường. Lão Tử nói: “ta vô vi mà dân tự hoá”. Triết gia Hy Lạp bảo: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Nội dung kinh dịch chỉ trong chữ thời: “Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ kém ai. Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.

Số mệnh con người cũng vô thường, cũng diễn biến theo thời. Cứ mười năm một lần số mệnh có thể chuyển từ hung sang cát. Mệnh nước ba mươi năm thay một lần. Tư Mã Ý tâu với Tào Phi: “Ba mươi năm trước ta thua Thục, thì nay ta sẽ thắng Thục”. Lịch sử cận đại Việt Nam cũng có cột mốc: năm 1930, Xô Viết Nghệ Tĩnh; năm 1960, cột mốc “chào 61 đỉnh cao muôn trượng”, “dân có ruộng dập dìu hợp tác, lúa mượt đồng ấm áp làng quê”; cột mốc năm 1990, xoá bỏ bao cấp, khoán sản phẩm. Nhân dân cũng viết:

“Ai giầu ba họ, ai khó ba đời”

“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi cơn qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”

“Đêm dài nhiều mộng”

“Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”

“Để lâu cứt trâu hoá bùn”

Không hiểu lẽ vô thường, cho nên có kẻ đi thuyền rơi kiếm, đã vạch dấu vào mạn thuyền, để đến bến thì mò. Hai người yêu nhau, họ chân thật thề sống với nhau đến thuở bạc đầu. Khi ghét, họ lại chân thật thề bỏ nhau càng nhanh càng tốt.

Kant – nhà triết học siêu hình Đức - định lấy vợ. Ông suy nghĩ mãi về lợi và hại. Đến khi ông quyết định lấy vợ, thì người yêu đã có chồng và bốn con. Tạo hoá biến đổi từng giây, mặt trời hôm nay không giống mặt trời hôm qua. Phan Bội Châu: “Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân”, kẻ sỹ ba ngày gặp nhau phải thấy điều mới, “nhất hồi niêm xuất, nhất hồi xuân”.

Hôm nay, cô gái đồng ý lấy ta, không có nghĩa chắc chắn ngày mai cô đó bất biến, vì đêm dài lắm mộng. Hiểu lẽ vô thường “đêm dài lắm mộng”, dân gian dậy ta phải tự quyết định ngay số mệnh mình:

“Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

Mọi sự đều vô thường. Người khôn đừng cho là mãi mãi sẽ khôn, biết đâu lẽ huyền vi, sự biến đổi “khôn ba năm, dại một giờ” đến nỗi thân bại danh liệt. Và cái gì cũng sẽ biến động, cùng tắc biến, biến tắc thông. “Hết khôn dồn đến dại”, “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Số mệnh luôn biến hoá từ hung sang cát, con người phải hiểu để tuỳ thời hành xử.

Hiểu lẽ vô thường, vạn pháp do âm dương tạo thành, hoạ phúc cũng do âm dương biến hoá mà ra:

“Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo thuyền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu cứt gà
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu”

Niêu cứt gà đổ vào nhà này, cũng như tai hoạ của nhà kia, lúc nào cũng sẵn sàng đến với ta. Hãy bình tĩnh đón chờ cái ngẫu nhiên trong tất nhiên. Biết vậy thì “cười người chớ có cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”. Và “ăn mày là ai, ăn mày là ta, vì chưng đói cơm rách áo hoá ra ăn mày”. Đấy là mệnh trời.

Số mệnh con người lấy tâm làm gốc, còn tất cả chỉ là ngoại vi. Người làm chính trị tìm cái bên ngoài, đạo học tìm cái bên trong.

Khi tâm lệch, mệnh số sẽ ngả nghiêng.

Dân gian hiểu số do tâm, làm việc thiện thì giờ nào cũng là giờ đẹp, làm việc ác thì không có giờ đẹp. Và hẹn ngày không bằng gặp ngày. Cưới xin chọn giờ để chạy tang là đạo đức giả.

Hai người đi kiện đều chọn giờ đẹp để cùng thắng (!). Vậy ai thua? Còn ông quan nhận tiền hối lộ đâu có chọn giờ mà đều được tiền?

“Chôn chọn giờ, cưới chọn giờ
Yêu nhau chọn lúc bất ngờ gặp nhau
Làm nhà chọn hướng trước sau
Hôn nhau chọn chỗ gặp nhau tình cờ”

Yêu nhau, hôn nhau là linh thiêng nhất, là cội nguồn của cưới thì chẳng ai xem yêu nhau vào giờ Tý, giờ Thân hay giờ Hợi là giờ đẹp, hoặc hôn nhau theo hướng đông, hướng tây hay hướng bắc mới hợp với tuổi.

Luật phong thuỷ theo thiền cũng chỉ có ở trong tâm. Làm nhà theo hướng nào mà giữ được nhân hoà, thì đấy là hợp với phong thuỷ nhất.

“Ở đâu ăn ngon ngủ ngon
Ở đấy phong thuỷ không còn đâu hơn
Phong thuỷ không ở đâu xa
Phong thuỷ chính bởi nhân hoà sinh ra”

Lấy nhân hoà, lấy tâm làm cội nguồn của số mệnh, ta mới thiền định, tâm không vọng động, khỏi lầm lỡ cuộc đời.

Mệnh theo số, số theo trời
Còn lòng em lại theo người em yêu

THIỀN DÂN GIAN
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:22:33 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Tám 11, 2020, 10:12:19 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

ĐẾN ĐỊA NGỤC



Có người hỏi thiền sư Triều Châu:

- Sư phụ bình thường tu phước tu huệ, nhân cách đạo đức rất toàn bích, giả sử sau trăm năm chẳng hay sư phụ đến chỗ nào?

Triệu Châu đáp:

- Đến địa ngục.

- Sư phụ tu trì đức hạnh cớ sao đến địa ngục?

- Nếu ta không đến địa ngục, ông phạm tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vong ngữ… ai đến để độ ông.

Trong địa ngục dao hàn cắt ruột
Lửa âm ty thiêu đốt buồng gan
Vạc dầu nung nấu khóc than
Khát khao giọt nước, cành phan cam lồ

“Nam Mô Đức Phật Di Đà
Cho ta thấy được cái ta đang là
Phật tâm lễ Phật Di Đà
Hai phật lễ phật còn ta là chùa”.

ĐẠO Ở CHỖ NÀO

Tăng hỏi thiền sư Duy Khoan:

- Đạo ở chỗ nào?

- Chỉ ngay trước mắt.

- Sao con không thấy.

- Con có ngã nên không thấy, thiền sư thấy chăng?

- Có ta, có ông rồi cũng không thấy luôn.

- Không con, không thầy có thấy chăng?

- Không ta không ông cần thấy làm gì?

Lại có người hỏi sư:

- Ai là Phật Tổ?

- Ta không dám nói với ông, sợ ông không tin

- Thiền sư chỉ dạy, ai dám không tin!

- Chính là ông đó!

- Làm sao bảo nhậm?

Sư đáp:

Một phen mắt nhặm.
Như hoa trong không,
Chỉ lìa vọng duyên,
Tức như như Phật

Ngày vắng vang reo chuông bát nhã
Đêm thanh dóng dõi kệ di đà
Há đạo đâu xa mà tìm kiếm
Bồ đề kết quả ở lòng ta.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:23:18 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Tám 25, 2020, 03:33:38 PM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

Nắm tay mãi phải buông ra
Giữ thì sẽ mất chỉ cho là còn

Sống được giàu chết được nghèo
Thác xuống âm phủ mang theo nụ cười
Có của mới được làm người
Bỏ của mới được thoát đời lên tiên.

KHÓA HƯ KHÔNG

Thiền sư Kim Bích Phong từ khi chứng ngộ xong, buông bỏ được hết những duyên tham ái khác, chỉ riêng cái bát bằng ngọc dùng ăn cơm là yêu thích không rời tay. Mỗi lần trước khi nhập định, nhất định đem bát ngọc cất kỹ rồi sau mới yên tâm nhập vào cảnh giới thiền định.

Có một lần vì tuổi thọ của sư đã hết, Diêm Vương liền sai quỷ sứ đến bắt sư để trả nghiệp báo. Nhưng Kim Bích Phong biết trước giờ chết, cho nên muốn đùa cợt Diêm Vương, rồi nhập vào cảnh giới thiền định rất sâu và suy nghĩ rằng xem Diêm Vương có cách nào bắt được mình không.

Mấy tên quỷ sứ cứ đợi hoài đợi mãi, đợi hết ngày này đến ngày kia cũng không bắt được Kim Bích Phong. Thấy không có cách nào trình báo Diêm Vương, mấy tên quỷ sứ liền hỏi kế thổ địa, xin ông ta bày mưu kế giúp cho, để thiền sư Kim Bích Phong xuất định.

Thổ địa ngẫm nghĩ, nói:

- Thiền sư Kim Bích Phong rất thích cái bát ngọc của mình, nếu các ông tìm cách lấy được cái bát ngọc của ông ta, ông ta khởi niệm thì sẽ xuất định.

Bọn quỷ sứ nghe xong, liền chạy tìm cái bát ngọc của sư, liều mạng khua động. Sư nghe bát ngọc bị lắc leng keng, tâm nôn nóng, vội xuất định đến xem thế nào. Quỷ sứ thấy sư xuất định, liền vỗ tay cười nói:

- Tốt lắm! Bây giờ mời thầy theo chúng tôi đến gặp Diêm Vương nhé!

Thiền sư Kim Bích Phong nghe xong, biết rõ vì tham ái nhất thời mà cơ hồ hủy bỏ huệ mạng nghìn xưa của mình. Sư liền đập nát bát ngọc, rồi nhập định lại và để lại một bài kệ:

Nếu ai muốn bắt Kim Bích Phong,
Trừ phi luyện sắt khóa hư không.
Hư không nếu hay khóa chắc được,
Đến  đây bắt ta Kim Bích Phong.

Nhược nhân dục nã Kim Bích Phong,
Trừ phi thiết luyện tỏa hư không.
Hư khhông nhược năng tỏa đắc trụ,
Tái lai nã ngã Kim Bích Phong.

Ngay đó, sư nhập vào cảnh giới Niết – bàn vô trụ.

Núi vàng, biển bạc, lưu li
Thác xuống âm phủ không gì mang đi
Thương thay bao kẻ sân si
Tham tiền đầy đọa âm ty ngục tù.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:25:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Tám 27, 2020, 08:36:07 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh



Ni cô gánh nước lên chùa
Ngắm trăng trong nước say sưa bóng hình
Bỗng dưng gánh gẫy tan tành
Bóng trăng trong nước tan thành hư vô
Nhìn trời trăng đẹp như mơ.

NI CÔ CHIYONO

Ni cô Chiyono là một giai nhân tuyệt sắc. Sắc đẹp diễm lệ của cô quyến rũ đến nỗi khi cô muốn đi tu, đến nơi nào cô cũng bị từ chối vì các đại sư e ngại sắc đẹp của cô sẽ làm các vị sư khác say mê. Một đêm Chiyono đi gánh nước, ngắm bóng mình và ánh trăng phản chiếu cái đẹp tuyệt đối trong thùng nước.

Thình lình, gánh gãy, thùng rơi,
Nước đổ ào, trăng biến mất,
Chiyono thoát nhiên đại ngộ.

Chúng ta cũng như ni cô, chúng ta chỉ ngắm ánh trăng qua ảo giác. Chân lý không bao giờ xảy ra khi chúng ta chỉ biết sự vật phản chiếu qua gương. Chân lý chỉ đến khi tấm gương vỡ nát, thùng nước đổ đi, nước không còn, sự phản chiếu biến mất.

Không gì vượt được thiên nhiên
Cách nhau lớp kính hôn tiên chẳng màng
Ly thân mà vẫn đồng sàng
Âm dương cách biệt một màng cao su.

NGÀY NAY NHIỀU NGƯỜI CHỈ THÍCH NGẮM HOA TRONG ẢNH TRONG ẢO GIÁC CHỨ KHÔNG THÍCH NGẮM HOA THẬT
CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:25:42 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Chín 24, 2020, 10:56:35 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh



Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm.

GIỐNG PHÂN BÒ

Đời Tống, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn toạ thiền, luận đạo với thiền sư Phật Ấn. Tô Đông Pha cảm thấy thân tâm thông suốt, do đó hỏi thiền sư:

Thiền sư! Ngài nhìn tôi ngồi giống cái gì?
Rất trang nghiêm, giống một ông Phật.
Tô Đông Pha nghe xong vô cùng phấn khởi.

Kế đó thiền sư Phật Ấn hỏi Tô Đông Pha:

Học sĩ! Ông nhìn tư thế của tôi ngồi  giống cái gì?

Tô Đông Pha từ trước đến giờ không bỏ qua cơ hội nào đùa giỡn với thiền sư, lập tức đáp:

Giống một đống phân bò!

Thiền sư Phật Ấn bị Tô Đông Pha ví mình là phân bò cho nên không trả lời trả vốn gì cả. Còn Tô Đông Pha cho mình thắng thiền sư Phật Ấn rồi!

Tin này vang đến tai cô em gái của ông là Tô tiểu muội, cô em hỏi:

Anh ơi! Nghe nói anh thắng thiền sư Phật Ấn, vậy anh thắng thiền sư thế nào?

Tô Đông Pha mặt mày hớn hở, thần thái phơi phới, kể lại.

Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng. Cô nghe Tô Đông Pha kể lại xong, nghiêm nét mặt nói:

Anh ơi! Anh thua rồi! tâm của thiền sư như tâm Phật, cho nên nhìn anh giống như Phật. Còn tâm anh như phân bò, cho nên nhìn thiền sư giống như phân bò!

Tô Đông Pha nghẹn lời, mới biết công phu tu thiền của mình không bằng thiền sư Phật Ấn.

Trắng đen khác một cách nhìn
Đời hư hay thực tâm mình sinh ra

CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2021, 02:57:53 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Chín 24, 2020, 03:11:25 PM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh



Tôi tĩnh tại không phải vì tĩnh tại
Mà nhiễu loạn cuộc đời không xâm hại vào tôi
Tôi không nói không phải vì hiền
Mà anh không đủ đẳng cấp để làm phiền đến tôi

TÁM GIÓ THỔI KHÔNG ĐỘNG

Đời Tống, cư sĩ Tô Đông Pha nhận chức ở Qua Châu, Giang Bắc. Giang Bắc và chùa Kim Sơn – Giang Nam cách nhau một con sông. Ông ta và thiền sư Phật Ấn  - trụ trì chùa Kim Sơn – thường bàn luận thiền đạo. Một hôm, ông cảm thấy sự tu hành của mình đã được ngộ, bèn viết một bài thơ, sai một đứa trẻ sang sông trao cho thiền sư Phật Ấn để ấn chứng. Bài thơ như sau:

Đảnh lễ thiên trung thiên (Phật),
Hào quang chiếu đại thiên.
Tám gió thổi không động,
Hoa sen tím ngồi yên.

Khể thủ thiên trung thiên,
Hào quang chiếu đại thiên.
Bát phong suy bất động,
Đoan tọa tử kim liên.

Thiền sư nhận thư đọc xong, cầm bút phê hai chữ rồi đưa cho đứa bé đem về. Tô Đông Pha cho rằng thiền sư chắc chắn sẽ khen ngợi về cảnh giới tu hành tham thiền của mình. Ông vội vàng mở thư ra xem, thì thấy hai chữ “đánh rắm” ghi trong phong thư. Không cầm được ngọn lửa vô danh nổi dậy, ông bèn chèo thuyền qua sông tìm thiền sư hỏi cho ra lẽ.

Khi thuyền đến chùa Kim Sơn, thiền sư Phật Ấn đứng đợi Tô Đông Pha ở bờ sông. Vừa thấy thiền sư, Tô Đông Pha tức giận hỏi:

Thiền sư! Chúng ta là bạn thân với nhau, bài thơ của tôi, sự tu hành của tôi ngài không khen thì thôi, sao lại chửi tôi?

Thiền sư coi như không có chuyện gì, hỏi:

Tôi chửi ông cái gì?

Tô Đông Pha cầm hai chữ “đánh rắm” trên thư cho thiền sư xem. Thiền sư xem. Thiền sư cười to ha hả:

Ủa! Chẳng phải ông nói tám gió thổi không động sao? Sao một cái đánh rắm mà ông đã bay qua sông rồi?

Duyên ai phận nấy thuận đường mà đi
Họa nào phúc nấy có gì mà mong.

Sống không bầy đàn
Chết không cần nối dõi
Ung dung tự tại cõi phiêu bồng

CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2021, 03:01:26 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Chín 30, 2020, 08:37:26 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

Đố ai cân được linh hồn
Để ta bàn chuyện dại khôn ở đời

KHÔNG CÓ CÂU TRẢ LỜI

Buổi đẹp trời, một người đến bái yết đức Phật và hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn, theo Ngài thì Thượng đế có hay không?

Đức Phật bảo:

- Không có thượng đế! Cho đến bây giờ Thượng đế chưa hề xuất hiện. Tất cả chỉ đơn giản là chuyện bịa đặt của một số con người để khai thác những kẻ ngốc!

Dĩ nhiên, người này vô cùng choáng váng.

Buổi chiều, một người khác đến gặp đức Phật và thưa:

- Ngài nghĩ gì về sự tồn tại của Thượng đế?

Đức Phật nhìn vào khuôn mặt của người ấy, nói:

- Thượng đế là vĩnh hằng và luôn luôn tồn tại ở đâu đó, quanh đây hay một nơi nào khác…

Người này dường như bị sốc, y hoang mang tột độ. Y tự trấn tĩnh một lát rồi xin phép rút lui, ra về trong ưu tư, khắc khoải.

Và đến chiều tối, một người khác đến đảnh lễ đức Phật và xin phép được ngồi dưới chân đức Phật. Ngài hỏi:

- Ông còn thắc mắc nào cần giải quyết chăng?

Người này cung kính thưa:

- Con tuyệt đối dốt nát và hoàn toàn không biết gì về Thượng đế cả. Con chỉ biết rằng, đức Phật hiện đang trú ngụ tại đây, và con đã tới để được ngài làm cho con sáng tỏ.

Đức Phật khẽ nhìn người ấy và thế rồi ngài nhắm mắt lại. Không trả lời gì cả. Không nói năng gì cả. Kỳ lạ thay, chư vị đệ tử của đức Phật thấy rằng người kia cũng khẽ nhắm mắt lại.

Rất lâu. Nhiều khoảnh khắc đã trôi qua.

Cuối cùng người ấy mở mắt ra, cúi đầu hôn lên bàn chân đức Phật và nói:

- Đức Thế Tôn đã trả lời cho con tất cả mọi câu hỏi. Con vô cùng cảm kích. Xin cảm ơn Ngài!.

Nhà mình đèn có mà không thắp
Lại nhờ ánh sáng của nhà bên

Trần Nhân Tôn

CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2021, 03:03:26 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Mười Một 04, 2020, 10:32:20 AM »

HÍT VÀO THỞ RA


Long Thọ (Nagarjuna, một trong 84 Đại thành tựu giả Ấn độ, khoảng thế kỷ thứ 9) là một khất sĩ trần truồng, nhưng ngài được yêu mến bởi tất cả những người tìm kiếm chân lý tối hậu. Một vị nữ vương cũng đem lòng yêu Long Thọ sâu sắc. Một ngày nọ nàng thỉnh cầu ngài vào cung làm tân khách. Long Thọ cũng đến. Nữ vương thỉnh cầu ngài một việc.
Long Thọ nói: "Nữ vương muốn gì?"

Nàng nói: "Ta muốn cái bát khất thực của ông."

Long Thọ đã đưa nó cho vị nữ vương - đó là thứ duy nhất ngài sở hữu - cái bình bát khất thực của ngài. Và nàng đã mang một cái bình bát bằng vàng, nạm kim cương và đưa cho Long Thọ. Nàng nói: "Bây giờ ngài giữ cái này. Ta sẽ thờ cái bát khất thực mà ông đã mang theo trong nhiều năm - nó có năng lượng gia trì của ông. Giờ nó là đền thờ của ta. Và một người như ông không nên mang một cái bát khất thực bằng gỗ tầm thường - hãy giữ chiếc bình bát bằng vàng này. Ta đã đặc biệt làm nó tặng ông.".

Chiếc bình bát thực sự rất quý giá. Nếu Long Thọ là một hành giả tâm linh bình thường, ngài sẽ nói: "Tôi không thể dùng nó. Tôi đã xả bỏ những thứ thế tục rồi." Nhưng đối với ngài thì mọi thứ đều có khác gì nhau, nên ngài đã nhận cái bát.

Khi ngài rời cung điện, một tên trộm đã nhìn thấy ngài. Kẻ trộm không thể tin vào mắt mình: "Một người trần như nhộng lại có thứ bảo vật này! Ông ấy còn có thể bảo vệ nó được bao lâu?" Vậy là tên trộm đã đi theo ngài.

Long Thọ ở bên ngoài thị trấn, trong một ngôi đền cổ đổ nát - không cửa ra vào, không cửa sổ. Nó chỉ là một đống đổ nát. Kẻ trộm rất vui mừng: "Chẳng bao lâu nữa ông ấy sẽ đi ngủ và sẽ không có khó khăn gì – ta sẽ lấy cái bát."
Khi tên trộm đang nấp sau bức tường ngay bên ngoài cửa - Long Thọ chợt ném cái bát quý ra ngoài cửa. Tên trộm không thể tin được những gì đã xảy ra. Long Thọ ném nó đi bởi vì ngài đã theo dõi tên trộm đang theo dõi phía sau mình, và ngài hoàn toàn biết rõ rằng hắn không đến vì ngài mà hắn đến để lấy cái bát, "Vậy tại sao lại để anh ta đợi một cách không cần thiết? Đưa nó để anh ta có thể đi, và ta cũng có thể nghỉ ngơi. "

"Một thứ quý giá như vậy! Và Long Thọ đã ném nó đi quá dễ dàng."Tên trộm không thể đi mà không cảm ơn ngài. Hắn hoàn toàn biết rằng nó đã được ném cho hắn. Hắn nhìn vào và nói, "Thưa ngài, xin chấp nhận lời cảm ơn của tôi. Nhưng ngài là một người hiếm có - Tôi không thể tin vào mắt mình. Và một ước nguyện lớn lao đã nảy sinh trong tôi. Tôi đang lãng phí cuộc đời mình để làm một kẻ trộm – nhưng trên đời lại có những người như ngài. Tôi có thể vào và chạm vào chân ngài được không?"

Long Thọ cười và ngài nói, "Được, đó là lý do tại sao ta ném cái bát ra bên ngoài - để anh có thể vào trong."

Hóa ra tên trộm đã bị “gài bẫy”. Hắn bước vào, chạm vào chân ngài... và phút giây đó gã trộm rất thật lòng vì hắn đã biết người này chẳng phải là người bình thường. Hắn khép nép, chân thành, biết ơn, thấy kì diệu và choáng váng. Khi chạm vào đôi chân Long Thọ, lần đầu tiên trong đời hắn cảm nhận được sự hiện diện của điều gì đó linh thánh.

Gã hỏi Long Thọ: "Phải mất bao nhiêu kiếp sống để tôi trở nên giống như ngài?".

Long Thọ nói: "Bao nhiêu kiếp à? - Nó có thể xảy ra hôm nay, nó có thể xảy ra ngay bây giờ!".

Tên trộm nói: "Chắc ngài đang đùa. Làm sao nó có thể xảy ra bây giờ? Tôi là một tên trộm, một tên trộm nổi tiếng. Cả thị trấn đều biết tôi, mặc dù họ chưa bắt được tôi. Ngay cả đức vua cũng sợ tôi, bởi vì ba lần tôi đã vào ăn cắp trong kho bạc. Họ biết điều đó, nhưng họ không có bằng chứng. Tôi là một tên trộm bậc thầy – Ngài có thể không biết về tôi vì ngài là người lạ lẫm trong những chuyện này thôi. Làm sao [một kẻ khốn như] tôi có thể chuyển hóa ngay bây giờ?".

Và Long Thọ nói, "Nếu trong một ngôi nhà cũ chìm trong bóng đêm trong nhiều thế kỷ và anh mang theo một ngọn nến, phải chăng bóng tối sẽ nói: “Ta đã ở đây hàng thế kỷ  - Ta không thể ra đi chỉ vì anh đã mang theo một cây nến. Vì ta đã tồn tại rất lâu".Bóng tối có năng lực kháng cự hay sao? Liệu có khác gì dù bóng tối tồn tại một ngày hay một triệu năm?.

Tên trộm có thể nhìn ra chân nghĩa: Bóng tối không thể chống lại ánh sáng; khi ánh sáng đến, bóng tối bị xua tan. Long Thọ nói: "Dầu anh có thể đã ở trong bóng tối hàng triệu kiếp - điều đó không quan trọng - nhưng ta có thể cho anh một bí mật: anh có thể thắp sáng một ngọn nến trong con người của anh.".

Rồi tên trộm nói: "Còn nghề ăn trộm của tôi? Tôi có phải từ bỏ nó?".

Long Thọ nói: "Đó là do anh quyết định. Ta không quan tâm đến anh và nghề của anh, ta chỉ có thể cung cấp cho anh bí quyết làm thế nào để thắp sáng trong con người anh, và sau đó tùy thuộc vào anh."

Tên trộm nói: "Nhưng bất cứ khi nào tôi đến bất kỳ vị thánh thiêng nào, họ luôn nói: ''Trước tiên hãy ngừng ăn trộm – thì sau đó ta mới khai ngộ cho anh".

Người ta nói rằng Long Thọ đã cười lớn và nói: "Chuyện của anh là đi ăn trộm chứ không phải đến thăm các vị thánh thiêng kia. Họ không biết gì đâu. Anh chỉ cần theo dõi hơi thở của mình – một phương pháp cổ xưa của Đức Phật – anh chỉ cần quan sát hơi thở vào, quan sát hơi thở ra, bất cứ khi nào anh nhớ, hãy quan sát hơi thở của mình. Ngay cả khi anh đi ăn trộm, khi anh vào nhà ai đó trong đêm, hãy tiếp tục theo dõi hơi thở của anh. Khi anh đã phá cửa những kho bạc và thấy kim cương châu báu ở đó, hãy cứ tiếp tục theo dõi hơi thở của anh và làm bất cứ điều gì anh muốn làm - nhưng đừng quên theo dõi hơi thở.".

Tên trộm nói: "Chuyện này có vẻ đơn giản. Không cần một quy tắc đạo đức? Không cần quy ước? Không yêu cầu gì khác".

Long Thọ nói: "Hoàn toàn không - chỉ cần dõi theo hơi thở của anh".

Và sau mười lăm ngày, tên trộm đã trở lại, nhưng hắn là một người hoàn toàn khác. Hắn quỳ xuống dưới chân Long Thọ và nói: "Ngài đã gài bẫy tôi, và ngài đã gài bẫy tôi khéo đến mức tôi thậm chí không thể nghi ngờ. Tôi đã cố gắng trong mười lăm ngày này – nhưng không thể. Chừng nào tôi còn theo dõi hơi thở của mình, tôi không thể ăn trộm. Nếu tôi ăn trộm, tôi không thể theo dõi hơi thở của mình. Theo dõi hơi thở, tôi trở nên tĩnh lặng, tỏ tường, tỉnh giác đến mức ngay cả những viên kim cương cũng giống như những viên sỏi. Ngài đã tạo ra cho tôi một tình thế khó khăn, tiến thoái lưỡng nan. Bây giờ tôi phải làm gì đây?".

Long Thọ nói, "Cứ đi lạc lối - cứ làm bất cứ điều gì anh muốn làm. Nếu anh vẫn muốn sự tĩnh lặng đó, sự an bình, hỷ lạc, vốn khởi sinh trong anh khi anh theo dõi hơi thở của mình, thì hãy chọn nó. Nếu anh nghĩ rằng tất cả kim cương và vàng bạc có giá trị hơn thì chọn nó. Cái đó là do anh chọn! Ta là ai mà bàn tính cho cuộc đời anh? ".

Gã trộm thốt: "Con không thể chọn sự bất tỉnh giác một lần nữa. Con chưa bao giờ biết đến những khoảnh khắc (tỉnh thức) như bây giờ. Xin nhận con làm đệ tử của thầy, và xin khai ngộ cho con.".

Long Thọ nói, "Thầy đã thực ra khai ngộ cho con rồi."

Con đường tâm linh không([chỉ) dựa trên quy tắc đạo đức mà dựa trên thiền định. Con đường tâm linh không bắt nguồn từ những nguyên tắc mà từ tỉnh thức.

English:

A beautiful story is told about a great mystic, Nagarjuna:
He was a naked fakir, but he was loved by all real seekers. A queen was also deeply in love with Nagarjuna. She asked him one day to come to the palace, to be a guest in the palace. Nagarjuna went. The queen asked him a favour.
Nagarjuna said, "What do you want?"
The queen said, "I want your begging bowl."
Nagarjuna gave it -- that was the only thing he had -- his begging bowl. And the queen brought a golden begging bowl, studded with diamonds and gave it to Nagarjuna. She said, "Now you keep this. I will worship the begging bowl that you have carried for years -- it has some of your vibe. It will become my temple. And a man like you should not carry an ordinary wooden begging bowl -- keep this golden one. I have had it made specially for you."

It was really precious. If Nagarjuna had been an ordinary mystic he would have said, "I cannot touch it. I have renounced the world." But for him it was all the same, so he took the bowl.

When he left the palace, a thief saw him. He could not believe his eyes: "A naked man with such a precious thing! How long can he protect it?" So the thief followed....

Nagarjuna was staying outside the town in a ruined ancient temple -- no doors, no windows. It was just a ruin. The thief was very happy: "Soon Nagarjuna will have to go to sleep and there will be no difficulty -- I will get the bowl."
The thief was hiding behind a wall just outside the door -- Nagarjuna threw the bowl outside the door. The thief could not believe what had happened. Nagarjuna threw it because he had watched the thief coming behind him, and he knew perfectly well that he was not coming for him -- he was coming for the bowl, "So why unnecessarily let him wait? Be finished with it so he can go, and I can also rest."

"Such a precious thing! And Nagarjuna has thrown it so easily." The thief could not go without thanking him. He knew perfectly well that it had been thrown for him. He peeked in and he said, "Sir, accept my thanks. But you are a rare being -- I cannot believe my eyes. And a great desire has arisen in me. I am wasting my life by being a thief -- and there are people like you too? Can I come in and touch your feet?"
Nagarjuna laughed and he said, "Yes, that's why I threw the bowl outside -- so that you could come inside."

The thief was trapped. The thief came in, touched the feet... and at that moment the thief was very open because he had seen that this man was no ordinary man. He was very vulnerable, open, receptive, grateful, mystified, stunned. When he touched the feet, for the first time in his life he felt the presence of the divine.

He asked Nagarjuna, "How many lives will it take for me to become like you?"
Nagarjuna said, "How many lives? -- it can happen today, it can happen now!"
The thief said, "You must be kidding. How can it happen now? I am a thief, a well-known thief The whole town knows me, although they have not yet been able to catch hold of me. Even the king is afraid of me, because thrice I have entered and stolen from the treasury. They know it, but they have no proof. I am a master thief -- you may not know about me because you are a stranger in these parts. How can I be transformed right now?"

And Nagarjuna said, "If in an old house for centuries there has been darkness and you bring a candle, can the darkness say, 'For centuries and centuries I have been here -- I cannot go out just because you have brought a candle in. I have lived so long'? Can the darkness give resistance? Will it make any difference whether the darkness is one day old or millions of years old.

The thief could see the point: darkness cannot resist light; when light comes, darkness disappears. Nagarjuna said, You may have been in darkness for millions of lives -- that doesn't matter -- but I can give you a secret, you can light a candle in your being."

And the thief said, "What about my profession? Have I to leave it?"
Nagarjuna said, "That is for you to decide. I am not concerned with you and your profession I can only give you the secret of how to kindle a light within your being, and then it is up to you."

The thief said, "But whenever I have gone to any saints, they always say, 'First stop stealing -- then only can you be initiated.'"

It is said that Nagarjuna laughed and said, "You must have gone to thieves, not to saints. They know nothing. You just watch your breath -- the ancient method of Buddha -- just watch your breath coming in, going out. Whenever you remember, watch your breath. Even when you go to steal, when you enter into somebody's house in the night, go on watching your breath. When you have opened the treasure and the diamonds are there, go on watching your breath, and do whatsoever you want to do -- but don't forget watching the breath."

The thief said, "This seems to be simple. No morality? No character needed? No other requirement?"

Nagarjuna said, "Absolutely none -- just watch your breath."

And after fifteen days the thief was back, but he was a totally different man. He fell at the feet of Nagarjuna and he said, "You trapped me, and you trapped me so beautifully that I was not even able to suspect. I tried for these fifteen days -- it is impossible. If I watch my breath, I cannot steal. If I steal, I cannot watch my breath. Watching the breath, I become so silent, so alert, so aware, so conscious, that even diamonds look like pebbles. You have created a difficulty for me, a dilemma. Now what am I supposed to do?"

Nagarjuna said, "Get lost! -- whatsoever you want to do. If you want that silence, that peace, that bliss, that arises in you when you watch your breath, then choose that. If you think all those diamonds and gold and silver is more valuable, then choose that. That is for you to choose! Who am I to interfere in your life?"

The man said, "I cannot choose to be unconscious again. I have never known such moments. Accept me as one of your disciples, initiate me."
Nagarjuna said, "I have initiated you already."

Spiritual path is based not in morality but in meditation. Spiritual path is rooted not in character but in consciousness.
Source: Penchen spiritual journey.
@ Anh Nguyen.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2021, 03:12:39 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Mười Một 10, 2020, 01:28:52 PM »

FB: Bảo Sinh

LỤC TẶC


Lục tặc – 6 tên cướp – do sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Sáu căn hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với sáu trần sinh lục tặc.

Một thiền sư đang đêm hô cướp. Các sư sãi trong chùa chạy ra sân. Thiền sư tóm lấy một hòa thượng hô ta: “Chính tên cướp đây rồi”.

Hòa thượng quát lại:

- Thiền sư đã nhầm.

Thật ra thiền sư không nhầm, vì sáu tên cướp nằm trong lục căn của mọi người sinh ra tam độc: tham – sân – si.
Lục tặc là sáu tên cướp trong ta nhưng nếu ta tu hành sẽ biến lục tặc thành lục thông là đắc đạo. người tu hành phải hiếu sát như Tôn Ngộ Không. Hiếu sát không phải là giết người mà là tiêu diệt lục căn, mà biến lục căn thành lục thông.

Sát sinh thăng thiên đường
Phóng sinh sa địa ngục

Hại ta lại chính là ta
Phá chùa phá đạo chính là sư ni.

LỤC TẶC
Tây Du Ký

Thầy trò đi được một lúc, mé đường bỗng nghe sạt một tiếng, sáu thằng kẻ cướp nhảy xổ đến, đứa nào đứa ấy cầm gươm, giáo, lớn tiếng quát to:

- Hòa thượng này đi đâu? Để ngay ngựa và hành lý lại mới tha chết cho mà đi!

Tam Tạng hồn xiêu phách lạc, ngã lăn xuống đất, không nói ra lời. Hành Giả lấy tay đỡ dậy nói:

- Sư phụ yên tâm, không hề gì cả, chúng nó đều là những đứa đến dâng quần áo tiền bạc cho thầy trò mình đấy mà!
Tam Tạng nói:

- Ngộ Không điếc đấy ư? Nó bắt thầy trò mình phải để lại cả ngựa và hành lý mà con còn đòi nó hiến dâng quần áo với tiền bạc kia à?

Hành Giả nói:

- Thầy cứ ngồi dậy coi quần áo, hành lý và ngựa. Lão Tôn sẽ chống chọi với nó một trận xem ra thế nào?
Tam tạng nói:

- Một bàn tay khỏe không địch nổi hai nắm tay, hai nắm tay không bằng bốn tay. Chúng nó những sáu đứa béo, một mình con bé tẹo thế kia, chống chọi với chúng nó thế nào được?

Hành Giả vốn là người can đảm, không nói gì hết, thẳng bước tiến lên, kính cẩn chào sáu đứa kẻ cướp và hỏi:
- Vì duyên cớ gì, các vị lại ngăn trở lối đi của bần tăng?

Tên cướp nói:

- Chúng ta là đại vương cản đường, là sơn chủ có lòng tốt, tiếng tăm lừng lẫy mà ngươi không biết à? Khôn hồn thì để đồ vật lại, ta sẽ cho đi, nếu nói nửa tiếng “Không” ta sẽ phanh thây ngươi làm trăm mảnh.

Hành Giả nói:

- Ta cũng là đại vương tổ truyền, sơn chủ lâu năm mà chưa từng nghe đại danh các vị bao giờ.

Tên kia nói:

- Ngươi chưa biết đấy, để ta nói cho mà nghe: Chúng ta một người gọi là “Mắt nhìn mừng”, một người gọi là “Tai nghe giận”, một người gọi là “Mũi ngửi thích”, một người gọi là “Lưỡi nếm nghĩ”, một người gọi là “Ý thấy muốn”, một người gọi là “Thân vốn lo”.

Ngộ Không cười nói:

- Hóa ra là sáu tên giặc cỏ! Mi lại không biết rằng ta là người xuất gia làm chủ nhân ông nhà các ngươi, thế mà còn ngăn đường. Hãy đem những đồ châu báu đã ăn cướp được ra đây chia đều làm bảy phần, ta sẽ tha cho các ngươi!
Bọn cướp nghe nói, thằng Mừng thì mừng, thằng Giận thì giận, thằng Thích thì thích, thằng Nghĩ thì nghĩ, thằng Muốn thì muốn, thằng Lo thì lo, cả bọn chạy lên hò hét nhặng bộ nói:

- Lão hòa thượng này vô lễ, đã chẳng có một tý lễ vật gì, lại còn chực chia của chúng ta.
Chúng giơ giáo múa gươm chạy ồ cả lại đánh phứa vào đầu Hành Giả đôm đốp chan chát bảy tám mươi phát liền. Hành Giả đứng ở giữa làm như không thấy gì hết. Bọn cướp nói:

- Lão hòa thượng này đầu rắn thật.

Hành Giả cười nói:

- Vừa đây đã được xem qua chúng bay đánh cũng mỏi tay rồi, bây giờ Lão Tôn này mới lấy cái kim ra chơi nào.
Bon kẻ cướp nói:

- Lão hòa thượng này là thầy lang châm chích biến ra, chúng ta lại không có bệnh, nói chi chuyện châm cứu.
Hành Giả thò tay vào tai lấy ra cái kim thêu hoa, đón gió khoắng một nhát đã là cây gậy sắt thắt cổ bồng cầm ở trong tay, nói:

- Đừng có chạy, hãy để cho ta đánh thử một roi.

Sáu đứa kẻ cướp sợ hãi chạy lung tung, Hành Giả rảo bước đuổi theo tóm cả sáu đứa đánh đến chết hết, lột quần áo, lấy hết tiền bạc, cười khanh khách chạy về nói:

- Mời sư phụ đi thôi, bọn kẻ cướp đã bị Lão Tôn giết chết hết rồi!

Tam Tạng nói:

- Mi thật rất hay gây tai vạ, chúng tuy là lũ cường bạo ăn cướp đường, giá có đưa đến cửa quan chăng nữa vẫn chưa đáng tội chết. Mi dù có tài giỏi, chỉ nên đánh lui nó là xong, sao lại đánh chết tất cả? Thế là vô cớ giết hại tính mạng người ta, làm hòa thượng thế nào được? Người xuất gia quét đất còn lo con kiến chết, lau đèn còn thương hại con thiêu thân kia. Sao lại không phân hay dở, bỗng chốc đánh chết người? Trong lòng ngươi không còn chút từ bi hiếu thiện nào cả! May mà ở chỗ sơn dã này không ai tra khảo, nếu ở chốn thành thị nhỡ có ai động chạm đến, mi cũng vác gậy đánh chết người, ta tuy là người lương thiện làm thế nào mà thoát thân được?

Ngộ Không nói:

- Thưa sư phụ, đệ tử không đánh chết nó thì nó sẽ đánh chết sư phụ mất.

Tam Tạng nói:

- Ta là người xuất gia, thà chết chứ quyết không hành hung. Ta có chết chăng nữa cũng chỉ một thân ta, mi đã đánh chết sáu người, còn nói năng gì? Việc nếu đến cửa quan, dù bố mi có là quan cũng không bênh vực được.
Hành Giả nói:

- Chẳng giấu gì sư phụ, Lão Tôn năm trăm năm trước đây, hồi còn chiếm cứ núi Hoa Quả, làm vua làm quái, đã giết chết không biết bao nhiêu là người. Giả sử cứ theo người nói như thế thì không bao giờ đồ đệ làm đến Tề Thiên Đại Thánh cả.

Tam Tạng nói:

- Chỉ vì không có người cầm đầu, mi mới làm dữ ở chốn nhân gian, dối trên lừa dưới, mới phải tai nạn những năm trăm năm. Nay đã theo đạo Sa Môn mà vẫn giữ thói hành hung, một mực cứ giết người thì không sang được Tây Thiên không làm được hòa thượng đâu! Ác quá! Ác quá!

Tôn Ngộ Không nguyên từ trước nhất sinh không chịu được những lời nói tức thấy Tam Tạng mắng nhiếc luôn miệng trong lòng tức tối, nén không chịu được, nói:

- Đã vậy, người đã mắng tôi không sang được Tây Thiên, không làm được hòa thượng, hà tất còn phải càu nhàu mắng chửi ghét bỏ tôi như thế, tôi xéo cho rồi chuyện đây!

Tam Tạng chưa kịp trả lời. Ngộ Không phát cáu, nhảy vút lên một cái, nói một tiếng:

- Lão Tôn đi đây!

Tam Tạng vội ngăn lại, đã không thấy đâu nữa, chỉ nghe thấy vút một tiếng đi về bên đông, khiến sư trưởng trơ trơ trọi trọi một mình, gật gù than thở, tự thương tự thân.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 10, 2020, 06:31:25 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2020, 03:51:24 PM »

FB: Đạo sinh

TỪ THIỆN & TỪ BI

"Để giúp được người khác quý vị phải hoàn thiện bản thân mình trước; và để hoàn thiện bản thân mình, trước tiên quý vị phải cắt đứt ba loại trói buộc:

- Đừng vâng lời những nhân vật quan trọng;
- Đừng bị cuốn vào những cố gắng vô ích khi giúp người khác;
- Đừng nghe theo lời mọi người.

Cố làm vừa lòng những nhân vật quan trọng chỉ dẫn đến sự hỗn loạn về cảm xúc. Cố giúp người khác những sự việc thuộc về đời này chỉ tiếp thêm lửa cho vòng tái sinh.

Bất kỳ sự thỏa mãn nào quý vị có thể mang lại bằng những cách trên nhiều lắm chỉ kéo dài một thời gian mà chẳng giúp được ai vào lúc chết. Thật ra, đây chỉ là những khái niệm sai lầm về lòng từ bi. Từ bi đích thực là xây dựng được những chúng sinh hiện hữu trong niềm an lạc miên viễn của thành quả giác ngộ viên mãn."

~ Dilgo Khyentse Rinpoche

To help others you must first perfect yourself, and to perfect yourself you first have to cut these three ties: obeying important people, getting entangled in futile attempts to help others, and listening to what people say. Trying to gratify important people only leads to emotional upheavals. Trying to help people with the things of this life only fuels the fires of samsara. At best, whatever satisfaction you may bring about in these ways will only be temporary; it won’t help anyone at the moment of death. These, in fact, are mistaken notions of compassion. True compassion is to establish beings in the deathless bliss of perfect Buddhahood..
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:27:58 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1] 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn