Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 10:26:22 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kiến chứng dụng dược  (Đọc 1871 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Mười Hai 03, 2021, 09:49:55 AM »

Phế kinh


Ở đức, làm nghĩa, ứng với quẻ Càn, cho nên vẽ 3 vạch ngang liền, thuộc phía Tây bắc, cung Thân Dậu.

Phế kinh có bệnh thì thấy các chứng: Suyễn thở gấp, khí đưa ngược lên, thường hay ho, ho có đờm, ho ra máu, hơi thở ngắn, chân mềm yếu, thương phong chảy mũi, nặng tiếng.

Phế chủ về tiếng nói, khai khiếu ở mũi, ngoài thuộc về lông da. Phong tà phạm vào ngoài biểu, phế khí phải chịu đựng trước cho nên thấy các chứng hay hắt hơi, chảy mũi nước thối, chảy nước mũi mãi không cầm, mũi mọc thịt thừa (tức nhục), bí tiểu tiện (vì khí không thông), hoặc đái nhắt, hoặc đái són (vì khí nhiệt), miệng khô, khát nước (vì khí hư thủy kiệt), da nhăn, tóc rụng, da thịt đau ngứa hoặc tê dại (khí hư sinh tê) nước đái lạnh buốt, sởn lông (nhiệt làm hại khí, khí bị hư nhận nước tiết bốc ra ngoài mà khí bị lạnh, mùa hè nóng bức hay có chứng này).

Cách dùng thuốc: Bổ khí dùng Sâm Kỳ; ích khí dùng Tử uyển, thu hồi khí hao tán của Phế kim, thâu nạp khí đem chứa vào nguồn; bổ mà liễm dùng Ngũ vị; tính mát mà lại bổ; nhuận táo và thanh hỏa thì dùng Mạch môn; bổ trung khí mà có thể tả được hư hỏa thì dùng Sa sâm; tả thực hỏa thì dùng Hủ cầm; tiết khí thì dùng Trần bì; giữ Phế khí, yên nhiệt suyễn thì dùng Thiên môn; tả hỏa tà sinh ra ho suyễn và hỏa bốc lên Phế phát sinh ho thì dùng Tang bì; khơi thông đường nước khiến cho khí giáng xuống thì dùng Trạch tả, Xích linh, Xa tiền; làm tan khí lạnh thì dùng Khoản đông; làm giáng khí thì dùng Tô tử, Hạnh nhân; phá khí trệ thì dùng Chỉ xác; trị đờm thì dùng Bối mẫu, La bặc tử; đưa các vị thuốc vào Phế thì dùng Cát cánh.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 20, 2021, 05:47:29 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 07, 2021, 08:22:17 AM »

Tâm kinh


Tính của nó là Lễ, ứng với quẻ Ly, cho nên vẽ trống ở giữa, thuộc phía chính Nam, cung Ngọ.

Nội kinh nói: Tà không thể phạm vào Tâm được, vì đã có Tâm bào cáng đáng, nếu phạm vào Tâm thì chết ngay.

Tâm kinh có bệnh thì thấy các chứng: Mình nóng, mồ hôi ra hoặc chợt nóng chợt khỏi (không nóng lâu là do Tâm hư), hay cười, nói sảng, phát cuồng, hay quên, hoảng hốt sợ hãi, lưỡi cứng, lưỡi có rêu, sắc mặt khô sạm, phát bệnh điên giản (động kinh), mồ hôi ra nhiều quá, phát kinh (co giật).

Các bệnh này phát ra sau khi ở khoảng ngực mồ hôi ra nhiều, với sau khi sợ hãi quá. Những người trước sang sau hèn, trước giàu sau nghèo hay mắc phải.

Cách dùng thuốc: Bổ Tâm khí dùng Táo nhân, bổ Tâm huyết dùng Đương qui, vừa thanh vừa bổ thì dùng Liên tử; yên dưỡng tâm thần, khỏi sợ, đỡ quên thì dùng Viễn chí; an thần dùng Phục thần; khai khiếu tỉnh Tâm dùng Xương bồ; tả hỏa dùng Hoàng liên, mát huyết dùng Tê giác, Sinh địa; ôn huyết dùng Nhục quế; trấn tâm khỏi kinh sợ dùng Thần sa; thanh tâm dùng Ngưu hoàng.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 07, 2021, 08:25:19 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Hai 07, 2021, 08:42:10 AM »

Can kinh


Tính của nó là nhân, ứng với quẻ Chấn, cho nên vẽ như cái chậu để ngửa, thuộc phía chính Đông, cung Mão.

Can kinh có bệnh thì thấy các chứng: mắt đỏ, sườn đau chằng xuống bụng dưới, hay giận dữ, khí đưa ngược lên, giật gân co quắp, gân liệt, chân tay run rẩy, móng chân móng tay khô mà xanh, uất nhiệt (trong nóng ngoài lạnh), mắt hay trông ngược, đầu choáng váng hoa mắt, hay ngáp vặt, cổ cứng, nôn mửa ra nước chua, đau sán khí, bìu dái co lại, đái sẻn, đái rắt.

Cách dùng thuốc: Bổ Can huyết dùng Đương qui, Sinh địa, bổ mẹ thì dùng Thục địa; bổ âm liễm khí dùng Sơn thù; bổ khí dùng sinh Toan táo nhân; làm mạnh gân dùng Ngưu tất, Đỗ trọng, Mộc qua; liễm huyết tả khí dùng Bạch thược; hành khí dùng Xuyên khung; tán khí dùng Trần bì, Chỉ xác; thanh lôi hỏa dùng Đan bì; tả hỏa dùng Tê giác; phát khí dùng Thanh bì; hạ khí dùng Ngô thù; bình khí tả hỏa dùng Sài hồ; bình mộc uất dùng Quế chi (vì mộc gặp Quế làm cho khô), ấm Can dùng Mộc hương, Nhục quế; mát Can dùng Cúc hoa; hoãn Can dùng Cam thảo.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 07, 2021, 09:05:00 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Hai 08, 2021, 09:29:44 AM »

Tỳ kinh


Tính của nó là Tín, ứng với quẻ Khôn, cho nên vẽ sáu vạch ngang ngắn, thuộc phía Tây nam, cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Tỳ kinh có bệnh thì thấy các chứng trướng đầy, thủy thũng, hoàng đản, tiêu trung (ăn uống được mà không sinh ra thịt), hay đói, hay khát, môi khô, miệng lở, đầy bụng, ỉa chảy, ăn không được, hoặc ăn vào không tiêu, sôi bụng, có báng tích, ăn xong chân tay mỏi mệt rã rời, hoặc ăn ít hay đói, chân tay mất sức, nhiệt uất ngủ mê man, hay lo buồn mất ngủ. Tỳ có đờm thịnh thì đờm đặc vàng, tinh thần vảng vất như người say rượu, khí yếu hay nằm, thịt đau mặt vàng, chân thũng, mình nóng, miệng ngọt; cùng các chứng dương khí hãm xuống; trẻ em mạn kinh.

Cách dùng thuốc:

Bổ khí dùng Sâm Kỳ; bổ nguyên dương của hậu thiên để giúp sức mạnh cho quẻ Càn (thuộc Phế) thì dùng Bạch truật; ôn trung, hòa trung dùng Chích thảo; thấm thấp ở Thổ phạt tà ở Mộc thì dùng Phục linh; bổ ích trung khí thì dùng Sơn dược, Liên nhục, Ý dĩ, Ích trí; điều hòa Tỳ thì dùng Long nhãn, Đại táo; ôn trung thì dùng Ổi khương, Bào khương, Quan quế, Đinh hương, Sa nhân; trừ khử hàn ở trung tiêu thì dùng Can khương, Phụ tử, Hồ tiêu; làm cho tỉnh Tỳ thì dùng Tảo nhân; thanh đờm thì dùng Bán hạ; chỉ tả thì dùng Đậu khấu, Biển đậu; thông hành khí trệ thì dùng Trần bì, Chỉ xác; làm tiêu đầy bụng thì dùng Trầm hương, Mộc hương; san bằng gò đống (chứng Tỳ tích) thì dùng Thương truật, Hậu phác; làm tiêu cốc khí thì dùng Mạch nha, Thần khúc, làm tiêu chất thịt và hoa quả tích lại thì dùng Sơn tra; (tả Tỳ khí thì dùng thuốc hàn vì mọi khí hàn thì đều hay hại Tỳ).

Chứng Tỳ âm: (Âm được gặp âm thì mạnh thêm).

Chứng huyết hư, thì đêm nặng ngày nhẹ, đói mà không muốn ăn, buồn rầu ảo não, nước dãi trào ra, đại tiện khô khó đi, hoặc vì buồn rầu lo nghĩ, mất ngủ mà sinh ra chứng hư đầy hơi (hư trướng), đã dùng nhiều thuốc cay thơm hành khí mà không có hiệu quả, thì nên bổ Tỳ âm, nên kíp dùng Qui Thục để bổ huyết, Bạch thược để liễm âm, Táo nhân để làm tỉnh Tỳ khí như các bài Thất vị hoàn, Tả qui hoàn, Quy tỳ thang, đều nên lựa chọn mà dùng. Trong thuốc bổ khí nên dùng kèm thuốc nhuận.

Chứng Tỳ dương: (Dương được gặp dương thì mạnh thêm).

Chứng khí hư thì đêm nhẹ ngày nặng, ăn uống không tiêu, đờm nhiều mỏi mệt, da nóng, lòng bàn tay bàn chân và mỏ ác đều nóng, nên bổ Tỳ khí tức là bổ trung khí; cốt để cho hồi dương nên dùng Bạch truật, Can khương, Phụ tử, Đinh hương, Sa nhân như các bài Tứ quân thang, Phục thỏ hoàn, Đại kiện Tỳ hoàn, Dị công tán, Sâm linh bạch truật tán đều nên lựa chọn mà dùng, cùng với bài Bát vị hoàn để giúp cho Mệnh môn bổ thêm dương khí cho Tỳ thổ (Mệnh môn với Thận cùng ở một chỗ, đó là tạng thứ sáu. Lại có sách lấy Tâm bào lạc làm tạng thứ sáu mà không nói đến Mệnh môn).

Ngày nay chữa bệnh, chỉ biết những vị ưa thấp ghét táo, là thuốc để làm cho mạnh Tỳ, mà không hiểu rằng có Vị dương (chân dương của Vị) lại có Tỳ âm (chân âm của Tỳ). Hành Thổ phải có đủ đức Khôn nhu (mềm nhuận), nếu khô ráo thì không thể sinh ra mọi vật được. Bải Bổ trung riêng trọng dụng vị Đương qui là có ý nghĩa rất tinh diệu vậy.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 08, 2021, 10:02:31 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Hai 20, 2021, 09:30:56 AM »

Thận kinh


Mệnh môn với Thận cùng một ở một cung, đó là tạng thứ 6. Tính của nó là trí, ứng với quẻ Khảm, cho nên vẽ kín ở giữa, thuộc phía chính Bắc cung Tí.

Thận kinh có bệnh, thì thấy các chứng: miệng khô ráo hoặc tiêu khát, họng đau (thủy suy), hư nhiệt, đau xương, nóng trong xương, chân liệt, mình nặng, tai ù, tai điếc, ngang lưng đau, lưng lạnh, ngoài sợ gió lạnh, trong sợ thức ăn sống lạnh, tiết tả, đi tả lâu ngày, đi tả sáng sớm, đi lỵ, thủy thũng, mặt đen, mặt xanh bủng, mắt mờ không trông được xa (đó là chứng vô Hỏa), lòng đen mắt xanh, đồng tử tán, tiểu tiện đi luôn mà ít, đại tiện lợi hoặc hư bí hoặc khỏi rồi mà về đêm hay đi tiểu tiện, đại tiện táo bón (đó là chân thủy suy). Đàn ông Di tinh, Bạch trọc, phụ nữ Đới hạ Bạch dâm. Bụng to, ngọc hành sưng đau, bìu dái co rút, ướt ngứa, liệt dương. Trong bụng thấp thỏm như đói, đói mà không ăn được hoặc ăn xong đói ngay; khí từ dưới rốn đưa ngược lên, ho suyễn mặt đỏ hồng, má sưng, đầu và mặt sưng to thành chứng thũng độc. Trên nóng dưới lạnh.

Xác định rằng, khát mà hay uống nước là thủy suy, không muốn uống là hỏa suy. Răng rụng sớm, răng đau, sợ hãi sinh bệnh, khỏi bệnh rồi mất tiếng. Trẻ em xương sống lưng biến dạng, nghẹo cổ, năm chứng mềm, năm chứng chậm, và tất cả các bệnh nặng, các bệnh kỳ dị, các chứng hư tổn đều gốc ở thận, mà Mệnh môn là căn bản của sự lập mệnh.

Cách dùng thuốc: Bổ chân âm thủy dùng Thục địa, Sơn thù, bổ chân dương chân hỏa dùng Nhục quế, Phụ tử. Muốn bổ mạnh tinh huyết, làm mạnh âm dương, bổ gân xương, sinh con cái, đẹp nhan sắc thì có những loại hữu hình như Nhung hươu, Nhung nai, cao gạc Hươu, gạc Nai, rau thai nhi. Cố tinh thì dùng Lộc giác sương. Thêm tinh tráng dương bổ hỏa thì dùng Câu kỷ, Nhục thung dung, Tỏa dương. Bổ Thận dương chỉ hoạt tinh, làm bền thận khí, làm khỏi tiết tả và các chứng mộng tinh, hoạt tinh, ỉa lỏng, ỉa chảy thì dùng Phá cố chỉ. Chữa chứng vong âm tiểu tiện đi luôn không có chừng mực thì dùng Ích trí. Mạnh gân bổ xương chữa đau lưng đau gối thì dùng Ngưu tất, Đỗ trọng. Tiếp xương nối gân thì dùng Tục đoạn. Bổ thận âm chữa thóp hở thì dùng Qui giáp. Làm ấm thận thì dùng Trầm hương, Sa nhân, Bá tử nhân, Khiếm thực. Cố sáp tinh thì dùng Long cốt, Mẫu lệ. Chữa chứng nóng trong xương, có mồ hôi thì dùng Địa cốt bì. Thanh loại hư hỏa vô căn thì dùng Huyền sâm. Phạt hỏa thì dùng Tri mẫu, Hoàng bá. Thấm thủy thì dùng Trư linh, Trạch tả. Thấm mà nhuận thì dùng Ý dĩ, Phục linh, Xa tiền.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 20, 2021, 09:43:57 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười Hai 20, 2021, 06:01:59 PM »

Đại trường


Đại trường thông với Can. Đại trường có bệnh thì nên bình Can. Can có bệnh thì nên sơ thông Đại trường.

Đại trường có bệnh thì thấy các chứng: Sôi bụng, ỉa ra máu, đầy trướng, đại tiện táo bón thực tà nhiệt bế, hư là huyết khô đại tràng không huyết thì không nhuận, trĩ dò, trường ung, xích lỵ, bạch lỵ, đánh rắm rất thối (bên trong có phân táo).

Cách dùng thuốc: Bổ khí dùng Bạch truật, Phục linh, Đậu khấu. Bổ huyết dùng Đương quy, Thục địa, Thung dung, nhuận táo dùng Ma nhân, Ngưu tất. Hành trệ dùng Mộc hương, Thông bạch. Phá tích dùng Chỉ xác, Binh lang, Thảo quả, Khiên ngưu. Tả hỏa dùng Hòe hoa, Tử cầm, Thạch cao, Hoạt thạch. Đại tiện kết thực dùng Đại hoàng, Phác tiêu, Ba đậu. Cố sáp dùng Kha tử, Long cốt, Mẫu lệ.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2021, 04:48:22 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười Hai 20, 2021, 06:12:07 PM »

Tiểu trường


Tiểu tràng chủ về đại, tiểu tiện, cùng thông với Tỳ. Tiểu tràng có bệnh thì bổ thổ, Tỳ thổ có bệnh thì cần làm thông Tiểu tràng.

Nếu Tiểu tràng có bệnh thấy chứng đau ở bụng dưới hoặc trướng căng, sôi bụng, đái rắt, ỉa chảy (do không gạn lọc được).

Cách dùng thuốc: Muốn bổ thì dùng Bát vị hoàn. Bổ ích cho hỏa ở hạ tiêu thì dùng Kim quỹ hoàn, để thấm rút nước. Bổ cho con của hỏa, mẹ của kim, tả bằng Ngũ linh tán.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 20, 2021, 06:16:40 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Hai 21, 2021, 04:58:31 AM »

Tiêu kinh


Tiêu kinh (Đởm kinh) chủ về trung chính, cùng thông với Tâm. Tiêu kinh có bệnh thì rét run, điên cuồng nên bổ Tâm. Tâm có bệnh hồi hộp (chính xung) nên làm ấm Tiêu kinh.

Tiêu kinh có bệnh thì thấy các chứng: Khí tràn lên, miệng đắng, hay thở dài, chảy nước mắt, mất ngủ, hay sợ hãi.

Cách dùng thuốc: Bổ thì dùng Táo nhân. Làm cho mát thì dùng Hoàng liên, Long đởm, Trúc nhự. Thấm thủy dùng Mộc thông. Tả khí dùng Thanh bì, Sài hồ. Ôn khí dùng Sinh khương.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2021, 05:02:27 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Hai 21, 2021, 05:23:56 AM »

Vị kinh


Vị kinh chủ về kho tàng, Vị kinh có bệnh thì thấy các chứng: Biết đói mà không ăn được (vì tiêu hóa không mạnh). Hay ăn mà gầy (vì có hỏa tà phục ở Vị). Nằm không yên, thở to thành tiếng (vì Vị khí không điều hòa). Bụng hay đầy, không ăn được, hay sinh trướng bụng. Mình gầy, bụng to, mắt vàng, lợi sưng mà đau (do Vị nhiệt). Chảy dãi, đau vú (bầu vú thuộc Dương minh Vị). Cồn cào, nôn mửa, phát cuồng, trèo cao ca hát, hay rên, hay ngáp, hay đánh rắm, liệt dương, hàn thịnh thì sinh ọe khan, nhiệt thịnh thì sinh sợ sệt (do Thổ khắc Thủy).

Cách dùng thuốc: Ôn bổ thì dùng Bạch truật, Liên nhục. Lương bổ thì dùng Hoàng cầm. Tiêu cơm thì dùng Mạch nha, Thần khúc. Làm cho ấm Vị thì dùng Đinh hương, Quan quế, Nhục đậu khấu, Ích trí, Ổi khương, Bào khương, Chích thảo. Phạt hỏa thì dùng Thạch cao. Chữa đờm thì dùng Trần bì, Bán hạ. Tả hỏa độc thì dùng Liên kiều. Lương giải thì dùng Bạch thược, Thạch hộc. Dẫn hỏa đi xuống thì dùng Sơn chi. Thăng dương thì dùng Thăng ma. Thăng thanh khí thì dùng Cát căn. Tả thực thì dùng Ba đậu, Đại hoàng, Phác tiêu. Hành khí thì dùng Mộc hương. Phá trệ khí thì dùng Chỉ xác, Hậu phác. Chỉ nghịch thì dùng Hoắc hương, Thanh bì.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2021, 05:26:38 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Hai 22, 2021, 09:25:48 AM »

Bàng quang


Chủ về châu đô (nơi thủy dịch tụ hội), cùng thông với Phế. Phế có bệnh thì nên lợi Bàng quang. Bàng quang có bệnh thì nên thanh Phế.

Bàng quang có bệnh thì thấy các chứng: Tiểu tiện bí (lung bế), hoặc tiểu tiện đi luôn. Chứng này không thể lấy hàn nhiệt mà phân hư thực, tiểu tiện đi luôn mà ít cũng có khi vì hạ tiêu nhiệt. Tiểu tiện bí cũng có khi vì Thận khí hàn. Tiểu tiện đi luôn mà nhiều cũng có khi vì thận khí không làm việc bế tàng mà sinh ra. Tiểu tiện bí cũng có khi do Phế khí không thể giáng xuống được mà sinh ra.

Cách dùng thuốc: Bổ hỏa thì dùng Bát vị. Bổ thủy thì dùng Lục vị. Chữa bệnh đái luôn (đái són, đái dầm) thì dùng Ích trí. Cố sáp tiểu tiện thì dùng Long cốt, Mẫu lệ. Tả thủy thì dùng Trư linh, Trạch tả, Mộc thông, Đăng tâm, Xa tiền, Cù mạch, Diêm tiêu. Thanh hỏa thì dung Tử cầm, Hoạt thạch, Hoàng bá, Sơn chi. Diêm tiêu là thuốc thánh chữa chứng thủy thũng, tiểu tiện thuộc thực bí rất hay.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 22, 2021, 09:30:19 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Hai 24, 2021, 06:05:00 PM »

Tam tiêu


Chủ về việc sứ thần, cùng thông với Thận. Thận có bệnh nên điều hòa Tam tiêu. Tam tiêu có bệnh nên bổ Thận là chủ yếu. Thận cùng thông với Mệnh môn. Tân dịch kém, vị hỏa suy nên đại bổ Thận bên phải (tướng hỏa).

Các chứng bệnh của Tam tiêu hiện ra, duy chỉ lấy tướng hỏa ở trong Thận làm căn bản. Hỏa mà yên vị thì sự truyền tống của Tam tiêu được thoải mái. Hỏa mất vị trí biến thành tráng hỏa thì Tam tiêu có bệnh nhiệt. Mệnh môn suy, tướng hỏa bại thì Tam tiêu có bệnh hàn. Còn như các chứng bệnh hiện ra lại theo nguyên nhân của các tạng mà chữa.

Phàm các chứng nghẽn tắc cơm nước không vào được, và bệnh khí (đầy tức) ở khoảng ngực thì trách cứ vào Tâm Phế. Nếu đầy trướng cồn cào, nôn mửa với ăn không tiêu thì trách cứ ở Tỳ Vị. Còn bệnh tiểu tiện bí sáp với bệnh đái sẻn, cùng các bệnh xuất huyết thì trách cứ ở Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường. Dùng thuốc nên theo chỗ có bệnh mà chữa.

Đó tuy là nhân bệnh mà đặt tên, nhưng cách chữa lại lệ thuộc vào các tạng. Như thượng tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Tâm Phế. Trung tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Tỳ vị. Hạ tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường mà chữa. Nhưng thực ra vẫn ở Mệnh môn mà thôi.

Nếu chân dương hỏa yên vị của nó, thì muôn sự điều hòa, lo gì chức năng thần sứ không làm tròn trách nhiệm của mình.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 24, 2021, 06:08:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn