Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 05:55:29 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chu Văn An và Y Học Yếu Giải  (Đọc 12777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Chín 11, 2018, 06:09:23 PM »

Đặc điểm nội dung


 Tập “Y học yếu giải” gồm những thiên:

 1. Bàn về những điểm thiết yếu trong y học.

 2. Bàn về cơ chế bệnh.

 3. Điều bí quyết của phép chữa bệnh.

 4. Bàn về thân người.

 5. Âm dương – Biểu lý.

 6. Hỏi và trả lời về thân người.

 7. Tóm tắt những điều cốt yếu về mạch học.

 8. Tóm tắt kinh nghiệm chữa bệnh.

 9. Y án về bệnh ngoại cảm (thương hàn).

 10. Bàn về chứng mạch và phép chữa bệnh người hỏa hư.

 12. Phụ: Mạch lý Tần Hồ (nguyên văn).

 Bảy thiên trên tổng hợp một số điểm thiết yếu về y học cơ sở trích ở kinh điển Đông y, trình bày một cách sơ lược cô đọng và có nhiều chỗ sai sót. Bốn thiên 8, 8, 10, 11 là những y án của tác giả đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trị bệnh chủ yếu với phương thang sáng chế. Ở đây phần lý luận cơ bản không được trình bày theo trình tự thông thường. Những cổ phương Trung y được vận dụng trong các bệnh án cũng chỉ nói qua tên phương mà không ghi thành phần các vị thuốc. Nhìn qua nội dung thì thấy hình như trước tác chưa hoàn bị, hoặc chưa hoàn chỉnh, nhưng phân tích các phương thuốc và các bệnh án, y án, thì tác phẩm này đã tích lũy một số kinh nghiệm chữa bệnh độc đáo đáng được thừa kế.

 Vì vậy, kèm sau chúng tôi biên dịch toàn văn tập sách “Y học yếu giải” để phục vụ việc tham khảo nghiên cứu, trừ phần mạch học của Lý Tần Hồ đã có trong sách Trung y do người chép thêm vào sau. Về trình tự, chúng tôi có chuyển thiên thứ 8 về bệnh án vào sau cuối với phần trên. Trong việc biên dịch, chúng tôi đã đính chính những chữ viết nhầm đối chiếu với kinh điển, còn những lời chú thích của người trước trong sách chữ Hán thì vẫn dịch ra để trong  vòng đơn (…). Chúng tôi có giải thích những chỗ tối nghĩa để riêng trong hai gạch xiên /…/, hoặc kèm phân tích các phương thuốc vào dưới trang hay dưới mỗi bệnh án, nhằm giúp bạn đọc đỡ tra cứu. Còn các phương Trung y được nói tới hay vận dụng trong sách thì chúng tôi phân tích ở bản sách kèm sau.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 03, 2022, 10:22:11 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Chín 18, 2018, 11:38:41 AM »

NHỮNG PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM
CỦA HỌ CHU

 Trong các y án, bệnh án, họ Chu đã sáng chế một số phương ứng trị như sau:

 a) Về điều bổ thủy hỏa, có phương Tư khảm đơn bổ thận thủy và Dưỡng ly đơn bổ tâm hỏa, với phương pháp gia giảm theo chứng, để tiếp bổ các trường hợp tinh huyết sút kém, hay khí lực suy nhược.

 b) Về trị bệnh ngoại cảm (thương hàn – ôn dịch), tác giả sáng lập hai phương trung tâm, để thông trị các thể bệnh:

 - Đãng khấu thang (có nghĩa là đuổi giặc) dùng chữa các chứng nhiệt, thuộc các kinh dương với tác dụng thanh nhiệt giải biểu và dưỡng âm hòa lý.

 - Cố nguyên thang (củng cố nguyên khí) dùng thuốc ôn bổ chữa các bệnh về khí và các chứng cảm hàn, trúng hàn, hư hàn, thuộc các kinh âm.

 c) Trị bệnh ôn nhiệt, thực chứng, tác giả có các phương:

 - Thần tiên cứu khổ đan (bệnh án số 16), dùng chữa bệnh sốt nóng, rung giật, hôn mê.

 - Đạt khiếu thang (bệnh án số 16) chữa trẻ em sốt cao, rung giật, sau bị câm, không nói.

 - Nhiệt ban tán (thiên VIII – Y án về thương hàn) trị ôn nhiệt, phát ban, nổi mẩn đỏ.

 -Thoái độc đan (bệnh án số 15), trị bệnh đơn nhiệt, suốt mình đỏ, nổi mẩn, mê sảng.

 - Dẫn thần thang (bệnh án số 15) trị sốt phát ban, sau biến chứng ngớ ngẩn.

 - Tuấn lưu ẩm (bệnh án số 12) trị nóng âm, sốt cơn kéo dài, khát nước, nói nhảm, ỉa tháo.

 - Bạch long tán (bệnh án số 12) chữa nhiệt tả (ỉa tháo ra nước).

 - Tân tăng thừa khí thang (bệnh án số 14) trị bệnh sốt nóng, bí ỉa, hỏa uất hôn mê, co cứng, nhắm mắt, nhiệt quyết.

 - Thanh hồn thang (bệnh án số 11), trị bệnh ôn nhiệt, đau bụng đi ngoài ra máu.

 - Khai quan tán (bệnh án số 11), trị bệnh ôn nhiệt, họng tắc nuốt không xuống.

 d) Chữa các hư chứng, tác giả có các phương tiếp bổ như:

 - Tam vị tiếp âm (bệnh án số 13), chữa sốt âm li bì, tinh thần mê man, da khô gầy róc, lưỡi môi nứt nẻ.

 - Cứu âm phản bản (bệnh án số 10), chữa sốt cao kinh giật, khó thở.

 - Bổ thổ nạp hỏa thang (bệnh án số 2,) chữa chứng trên nóng, dưới ỉa chảy, đau bụng từng cơn.

 - Độc thánh thang (bệnh án số 4), chữa hư chứng ỉa chảy vào tảng sáng.

 - Giản kim thang (bệnh án số 9), chữa sốt âm phiền khát, khó ngủ, ít ăn.

 - Bổ nguyên ích thổ (bệnh án số 1), chữa trường hợp trên nóng dưới lạnh, đi ngoài phân lỏng.

 - Cứu dương lý khí (bệnh án số 3), chữa trường hợp sau bệnh ngoại cảm, biến chứng phù thũng.

 - lập châu thang (bệnh án số 7), chữa bệnh phù thũng hôn mê, ỉa chảy, bí đái.

 - Hàn bệnh tán (Y án về thương hàn), chữa trường hợp hư hàn hoặc nhân cảm gió lạnh ẩm ướt, mà ban bị hãm đen không mọc được.

 Qua phân tích các phương thuốc, chúng ta sẽ thấy được họ Chu có một đường lối chữa bệnh linh hoạt, với cách gia giảm vào một số phương hạch tâm điều trị bệnh ngoại cảm các thể, dương chứng và âm chứng, cũng như bệnh ở trong về Thủy, Hỏa thiên lệch, với phép điều bổ thích hợp để tăng cường nguyên khí. Đối với các bệnh ôn nhiệt, một số phương trong các y án và bệnh án của họ Chu cũng cho thấy một hướng độc đáo bằng cách thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết tư âm. Về việc điều trị các hư chứng, tác giả phối hợp các phương thang điều bổ và tiếp bổ âm dương khí huyết, mà giải quyết bệnh chứng một cách căn bản.

 Một số phương này tuy ít, nhưng có nhiều tác dụng thực tiễn. Nếu được quy nạp thành hệ thống và vận dụng linh hoạt theo biện chứng, những kinh nghiệm của họ Chu có thể góp phần không nhỏ vào kho tàng quý báu của y học dân tộc. Trong việc thừa kế, chúng ta sẽ thận trọng lưu ý về các vị thuốc có độc như Phụ tử, phải theo quy chế hiện hành và dè dặt đối với bệnh chứng ngày nay phần nhiều thuộc loại âm hư, tạng nhiệt, thường khí hậu khô nóng, bệnh hư hàn ít gặp.

 Mong các bạn tiếp tục nghiên cứu thêm để phát huy tác dụng di sản của dòng họ Chu, phục vụ y tế xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu bước đầu của chúng tôi cả về nội dung tập sách, cùng các phương chữa bệnh nói trên, hẳn còn nhiều thiếu sót, trước tình tiết phức tạp của tư liệu và khả năng hạn chế của chúng tôi. Vậy chúng tôi thiết tha mong đợi, với lòng biết ơn chân thành, những ý kiến nhuận chinh của các bạn xa gần.

Lê Trần Đức
« Sửa lần cuối: Tháng Một 02, 2019, 11:44:39 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Hai 27, 2018, 09:20:46 AM »

1 - BÀN CHUNG VỀ NHỮNG ĐIỀU THIẾT YẾU CỦA Y HỌC

 Chữ "nhân" (nhân đức) là mấu chốt của người thầy thuốc, rồi đến chữ "minh" (sáng suốt) và chữ "trí" (khôn khéo). Tuy đạo y là một đạo nhỏ, nhưng người thầy thuốc cần phải có đủ ba đức tính đó. Vì rằng thầy thuốc có đủ ba đức tính đó, thì mới thấu suốt được chân lý của kinh dịch (1), hiểu rõ tình hình biến đổi về bệnh lý cũng như vật lý. Cho nên trông mà biết gọi là thần, nghe mà biết gọi là thánh, hỏi mà biết bệnh gọi là tài, xem mà biết bệnh gọi là khéo. Phàm thầy thuốc đã giầu lòng chữa bệnh cứu người mà có cả bốn điều ấy, há chẳng phải là đủ ba đức tính nhân, minh, trí, đó ư! Người nào làm được một điều mà cũng đã gọi là thầy thuốc, nếu làm được đủ cả bốn điều, nắm được đầu mối bệnh tật thì càng đáng đủ gọi là thầy thuốc lắm rồi, vì không bỏ sót mặt nào, đó là việc nhân, chỉ có bậc thần thánh mới làm được.

 Nhưng nghề y vốn là "nhân thuật", người thầy thuốc phải nghĩ đến việc cứu sống người, lấy dịch lý làm đầu, lấy mạch làm căn cứ.

 Điều thứ nhất là xem khí sắc của người bệnh: Sắc xanh trắng phần nhiều thuộc hàn, nhưng không phải hết thảy là hàn cả (2), sắc vàng đỏ đen phần nhiều thuộc nhiệt, nhưng không phải đều là nhiệt hết (3). Người béo bệu là dương hư, dương hư thì nhiều đờm. Người gầy róc là âm hư, âm hư thì nhiều hỏa. Nhưng béo mà đen chưa hẳn là khí hư (4), gầy mà xanh chưa chắc là huyết kém (5).

 Với lại xem mạch có thần hay không có thần mà phán đoán được sống hay chết, có khí hay không có khí (5) mà phân biệt được thọ hay yểu. Trong khi quan sát chỉ trông qua mà thấy rõ.

 Điều thứ hai là nghe thanh âm, bệnh thực thì hơi thở to, bệnh hư thì tiếng nói nhỏ. Người khỏe thì tiếng to mà giòn vang, người yếu thì tiếng nhỏ ma dồn gấp. Tiếng trước dài mà sau ngắn là khí hư ở dưới, trước ngắn mà sau dài là khí hư ở trên. Cả đến huyết hư thì tiếng rít, dương hư thì tiếng thấp bé, âm hư thì tiếng khô khan, tâm phế thực thì nói nhiều mà mạnh mẽ, tâm phế hư thì biếng nói mà yếu ớt. Với lại tâm hỏa nung nấu thì nói càn, tôn khí (Đản trung) hư yếu thì ít nói, tiếng kim thì trong, tiếng thổ thì đục, tiếng thủy thì lõa, tiếng mộc thì dài, lấy từng loại mà suy ra thì biết chung được có bệnh hay không có bệnh.

 Điều thứ ba là hỏi người bệnh, trước đã ăn uống những thức gì mà xét tình khí trước với gần đây. Ví rằng: thích ăn nguội uống mát là tạng nhiệt có dư, ưa ăn nóng uống ấm là tạng hàn nhất định, tuy vậy, sở thích của tỳ vị cũng có: vị thì ưa mát mà tỳ thì ưa ấm cũng nên nghĩ tới.

 Về một bệnh đau bụng nên chia ra chứng nội nhân (7) với ngoại nhân (VIII), bệnh lâu hay bệnh nặng khác nhau (9), nên dùng thuốc nóng hay thuốc lạnh tùy từng trường hợp.

 Về một bệnh nhức đầu, nên xem ở kinh Thái dương (10) với Thiếu dương (11) khí hư hay huyết kém khác nhau, mà liệu nên dùng thuốc thanh hay thuốc bổ (12) khéo ở đúng bệnh thì kết quả. Chớ cho rằng Nhân sâm, Nhục quế, là quý, Trần bì, Chỉ xác là thường; hàn ôn lương là cần, thăng giáng tán là quý.

 Đại khái, thực thì tả, hư thì bổ, phong thì tán, hàn thì ôn, tùy từng bệnh từng mùa, đầu cuối hỏi han cặn kẽ: cả đến hàng ngày sinh hoạt, hay sợ hay ghét những gì? Các mặt thực hay hư, nên dùng phép vọng (trông), văn (nghe) tham khảo suy lường thì cũng đã hiểu được quá nửa, mà thấu suốt được bệnh tình.

 Điều thứ tư là: lòng còn chút nghi ngờ chưa rõ hết gốc bệnh nên yên tĩnh tinh thần, điều hòa hơi thở xem các bộ mạch, để nhận định cái còn ngờ cho phù hợp với cái sở kiến.

 Mạch thì nói chung có Phù, Trầm, Trì, Sác (13) khác nhau: Huyền, Hồng, Mao, Thạch khác nhau (14). Đại lược xem ở sách Mạch quyết, Kỳ kinh bát mạch và mạch học của họ Lý (15) là đủ.

 Đã hiểu rõ cả bốn điều trên, thì thuốc nào mà chẳng hay, bệnh nào mà chẳng khỏi. Vậy, tuy không khéo vận dụng bằng người xưa mà cứu được những bệnh khó khăn, nhưng đối với bệnh thông thường cũng có thể coi là thầy thuốc khá được. Há không gọi là điều mấu chốt mà cũng cho là người hiểu biết tinh thông, sáng suốt đó ư!

1. Kinh dịch là triết học cổ đại của Á đông, lấy âm dương làm cơ sở, vạch ra quy luật biến đổi của âm dương vũ trụ, cũng như trong mọi sự vật. Y học Á đông (Đông y) được xây dựng trên cơ sở của nền triết học này, ví người như một phần tử của vũ trụ và cùng chung một quy luật biến đổi về sinh lý cũng như bệnh lý.

2. Bệnh lao phổi người mất máu, sắc mặt xanh, trắng nhưng thuộc hư nhiệt.

3. Người bệnh sốt rét cơn, có báng lách, bệnh thấp thũng, da vàng xám, đều do tỳ thấp, bệnh thuộc hư hàn.

4. Người béo bệu là khí trệ, nhưng béo đen là khí huyết sung thực, người khỏe.

5. Bệnh hen suyễn, ho lao, kết hạch, người gầy xanh, nhưng thuộc bệnh lý khí hư đờm trệ.

6. Mạch ở mức trung bình mà chạy hòa hoãn và có lực thì gọi là mạch có vị khí.

7. Đau bụng về nội nhân do ăn uống gồm ngộ độc, tích trệ, giun sán, hay khí huyết ngưng tụ thành hòn báng.

8. Đau bụng về ngoại cảm thường là đau bụng lạnh dạ kèm nôn mửa, ỉa tháo, hay thổ tả, co quắp, quyết lạnh.

9. Bệnh đau bụng đã lâu là đau dạ dầy, đau bụng giun, đau ruột hay báng hòn (khí huyết tích tụ). Bệnh nặng thường là  đau bệnh do ngộ độc, giun quấy, tắc ruột, đau ruột thừa (manh tràng) đau gan lách.

10. Nhức đầu về kinh Thái dương là đau ê ẩm, nặng ở đỉnh đầu và cứng gáy, đau mỏi dọc sống lưng, do ngoại cảm hàn thấp, hoặc có phát sốt sợ gió lạnh.

11. Nhức đầu về kinh Thiếu dương là nhói ở hai bên góc đầu phía trước, ở hai bên thái dương, có khi đau khi không hoặc kèm ù tai, nóng rét qua lại.

12. Đau đầu phía sau gáy là do hàn thấp, thì phải hành khí phát tán phong thấp, nhức đầu về phía trước trán do cảm nắng thì thanh nhiệt, đau nhói ở thái dương là hỏa bốc (Thiếu dương tướng hỏa) thì dùng thuốc bổ thủy bình can tư âm giáng hỏa. Váng đầu chóng mặt là do huyết hư, thiếu máu, khí hãm ở dưới, thì phải dùng thuốc bổ khí huyết, đưa khí trong lên, dẫn khí đục xuống.

13. Phù là mạch chạy nổi, biểu hiện bệnh ở biểu (ngoài).

Trầm là mạch chạy chìm, biểu hiện bệnh ở lý (trong).

Trì là mạch chạy chậm, biểu hiện bệnh thuộc hàn (lạnh).

Sác là mạch chạy nhanh, biểu hiện bệnh thuộc nhiệt (nóng).

14. Huyền là mạch chạy căng, thuộc can mộc, ứng về mùa xuân.

Hồng là mạch chạy to khỏe, thuộc tâm hỏa, ứng về mùa hạ.

Mao là mạch chạy nhẹ như lông, thuộc phế kim, ứng về mùa thu.

Thạch là mạch chạy nặng trĩu như đá, thuộc thận thủy, ứng về mùa đông.

15. Sách mạch của Lý Thời Trân (danh y Trung Quốc thế kỷ XVI) bổ sung về 8 mạch ngoài kinh là mạch Đốc, mạch Nhâm, mạch Xung, mạch Đới, Dương kiều, Âm kiều, Dương duy, Âm duy (câu này có lẽ do người chép sách đời sau thêm vào, kèm phụ lục mạch học toàn văn ngụ ý giới thiệu một tài liệu tham khảo, vì nội dung thiên "Mạch yếu" quá sơ lược không nói tới các yếu tố cơ bản hay các mạch tượng chủ yếu về việc xem mạch đoán bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 02, 2019, 11:43:59 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Hai 27, 2018, 11:12:05 AM »

2 - BÀN VỀ CƠ CHẾ BỆNH

 Trong khoảng trời đất người ta sinh ra không biết bao nhiêu mà kể. Mỗi người bẩm thụ không đều, ưa thích cũng khác. Khí vận có đổi thay, khí huyết cũng khác biệt. Gọi chung thì có 404 bệnh mà kỳ thực chỉ có 8 mà thôi. Tám là gì? - Là âm, dương, thủy, hỏa, hư, thực, hàn, nhiệt. Thật tuy có tám, mà cơ chế bệnh thì chỉ có một mà thôi. Một là gì? - Một là chỉ có một chữ "dục" (ham muốn).

 Phàm người ta chết là vì cuộc sống, ốm là vì dục vọng. Các bậc thánh hiền đời thượng cổ ít dục vọng, cho nên ít bệnh. Đến như ăn uống có tiết độ, sinh hoạt có chừng mực, không làm lụng nhọc mệt quá sức, tinh thần giữ vững ở trong, cho nên bệnh từ ngoài không phát sinh được. Con người đời sau thường kiêu ngoa giả dối, ăn uống không tiết độ, sinh hoạt không giờ giấc, hoặc làm mệt nhọc hình thể, hao tán tinh khí, hoặc làm tổn thương khí lực, suy nhược tinh thần. Lòng "dục" làm lụy đã nhiều, huống hồ thất tình (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh) công phạt ở trong, lục dâm (gió, lạnh, mưa, khô, nóng) xâm phạm ở ngoài, do đó, bệnh mới có cơ sở hình thành được.

 Cho nên mừng quá thì hỏa dấy lên ở tâm, giận quá thì hỏa phát ra ở can, lo nghĩ quá thì hỏa động ở tỳ, buồn sầu quá thì hỏa uất ở phế, sợ hãi quá thì hỏa  bốc ở thận. Một tâm hỏa động thì hỏa các tạng khác đều theo. Một thận thủy thiếu thì thì tân dịch của năm tạng đều cạn. Chân dương hư thì mọi phần âm lấn át, cho nên dương tà ở ngoài vào được thì tất bệnh về âm, bốn tạng hư suy thì cuối cùng đến thận.

 Các chứng phần nhiều do ăn uống, các bệnh đều khởi từ thương hàn. Các chứng phong choáng váng co giật đều thuộc can mộc, các chứng hàn co quắp đều thuộc thận thủy, các chứng khí đưa lên đều thuộc phế kim, các chứng đau sưng lở ngứa đều thuộc tâm hỏa, các chứng thũng trệ thấp đầy đều thuộc tỳ thổ, các chứng quyết lạnh, bế tắc hay tiết ra đều thuộc hạ tiêu. Các chứng yếu liệt, suyễn thở, nôn mửa đều thuộc thượng tiêu. Các chứng nhiệt hôn mê cuồng loạn đều thuộc về hỏa. Các chứng lạnh nôn tháo, tràn nước đều thuộc về thủy. Dương khí suy ở dưới thì thành chứng hàn quyết, âm khí suy ở dưới thì thành chứng nhiệt quyết. Chứng nhiệt quyết thì móng tay đỏ mà mình ấm; chứng hàn quyết thì móng tay xanh thân mình mát lạnh.

 Người ta vì cảm lạnh, thì (sợ gió lạnh) muốn khép kín cửa lại; vì cảm nắng thì đổ mồ hôi, khát nước, lúc yên tĩnh thì lại nói luôn; vì cảm thấp thì gân mềm mà tê liệt; vì khí hư thì thành bệnh thũng; vì cảm phong thì sinh bệnh lị và thành chứng trĩ.

 Năm chứng bệnh (thuộc ngũ tạng) là: Bệnh ở tâm thì hay ợ, bệnh ở phế thì ho; bệnh ở can thì hay nói nhiều; bệnh ở tỳ thì hay nuốt chua; bệnh ở thận thì hay ngáp, hắt hơi. Bệnh ở dạ dầy thì hay ọe, bệnh ở đại tràng, tiểu tràng thì hay ỉa chảy. Hạ tiêu nước tràn thì thành thủy thũng. Bàng quang bế tắc thì đái không thông, không tự chế ước được thì vãi đái.

 Năm nguồn phát bệnh là: Âm bệnh thường phát ra ở xương, và ở thịt; dương bệnh thường phát ra ở huyết. Dương bệnh thì hay phát về mùa đông; âm bệnh thì hay phát về mùa hạ.

 Năm chứng rối loạn là: Tà vào phần dương (khí) thì phát cuồng, tà vào phần âm (huyết) thì sinh tê thấp. Tà kích bác ở phần dương thì sinh điên; tà kích bác ở phần âm thì câm, không nói. Tà vào phần âm (huyết) thì im lặng; tà vào phần dương (khí) thì cáu giận.

 Năm chứng tổn thương là: Nhìn lâu thì tổn hại huyết, nằm lâu thì tổn hại khí, ngồi lâu thì tổn hại thịt, đứng lâu thì tổn hại xương, đi lâu thì tổn hại gân. Lo buồn sợ hãi thì tổn thương đến tâm; thân thể bị lạnh, uống nước lạnh thì tổn thương đến phế; rơi ngã, tức giận thì tổn thương đến can; ăn uống không điều độ thì tổn thương đến tỳ; phòng dục quá độ thì tổn thương đến thận.

 Mặt nóng là dạ dầy bị bệnh, hoặc kèm co rút mà đau, cách mạc và họng không thông. Bụng dưới sôi là đại tràng bị bệnh, hoặc kèm đau chỗ ngang rốn mà không đứng được lâu. Tiểu tràng bị bệnh thì đau bụng dưới giằng xuống hòn dái, trước tai và trên vai đều nóng. Tam tiêu (1) bị bệnh thì tiểu tiện bức tức - nước tràn thành đầy trướng. Bàng quang bị bệnh thì bụng dưới rắn, muốn đi tiểu không được. Đởm bị bệnh thì miệng đắng muốn nhổ vặt và thích thở dài. Như vậy, năm tạng không điều hòa thì bảy khiếu không thông, sáu phủ không điều hòa thì lưu kết thành ung nhọt. Cho nên khí âm thịnh quá thì sinh chứng quan (bí cả đại tiểu tiện, khiếu dưới không thông) khí dương thịnh quá thì sinh chứng cách (nôn ói, ăn uống không vào được).

1. Cơ năng khí hóa và đường thông thủy dịch khắp thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 02, 2019, 11:43:47 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Hai 28, 2018, 10:02:39 AM »

 Bệnh cảm lạnh thường nhiều đờm mà sợ lạnh; cảm gió thường nhiều mồ hôi mà sợ gió; cảm nắng thường khát nước mà sợ nắng; cảm táo khí thì hay ọe khan và ghét khô ráo; cảm thấp khí thì rũ mỏi mà ghét ẩm ướt; cảm nóng thì phiền loạn mà ghét lửa. Ăn nhiều mà khí yếu là chứng huyết thoát; ăn ít mà khí đầy là bệnh tà ở phế. Chứng thực hay phát nóng, chứng hư hay phát rét.

 Hỏa với khí là dương, thủy với huyết là âm. Cho nên bệnh nặng về ban ngày là do hỏa, bệnh nặng về ban đêm là do thủy. Bệnh ở phủ còn nông, bệnh ở tạng đã sâu, đó là do bệnh thuộc dương hay thuộc âm khác nhau. Bệnh về ban ngày nhẹ, bệnh về ban đêm nặng là do ở phần khí hay ở phần huyết khác nhau.

 Nói về bệnh ở ngũ tạng: Bệnh ở can thì đau sườn, hay giận, chứng hư thì tai điếc mắt mờ. Bệnh ở tâm thì đau cánh tay và hay nói, chứng hư thì hay quên và sợ hãi. Bệnh ở tỳ thì thịt nhẽo, đau chân tay; chứng hư thì ỉa sống phân, sôi bụng. Bệnh ở phế thì khí đưa ngược lên và đau đùi vế, chứng hư thì họng khô, ngắn hơi. Bệnh ở thận thì đau eo lưng, thân mình nặng nề, ho vướng cổ, bụng trướng to, chứng hư thì chân lạnh, ngực đau mà ý không vui.

 Nói về bệnh ở tràng vị: Vị nhiệt thì ăn mau tiêu chóng đói, nóng ở vùng da trên rốn; vị hàn thì đầy trướng nôn mửa. Đại tràng nhiệt thì phân vàng sột sệt như cháo nát; vùng da dưới rốn lạnh và bụng lạnh thì tiểu tràng đau. Vị khí thịnh Dương minh thực thì chân tay múa may không ngừng; tỳ khí hư yếu thì chân tay không cử động.

 Mồ hôi cũng như mưa móc của trời, mồ hôi ra nhiều quá tuy nói là vong dương, mà kỳ thực là vong âm, vì rằng do âm hóa sinh mà có mồ hôi tiết ra. Tân dịch là tinh hoa của thủy cốc, dịch sinh ra tuy là ở tỳ, mà thực chất là bẩm khí ở vị, cho nên dạ dầy khỏe thì dịch mới sản sinh ra. Và nhờ có dịch sinh ra thì tay chân mới có thể vận động được. Nhờ có phát ra mồ hôi được, thì bệnh tà ngoại cảm mới được giải tán. Nếu bệnh thương hàn đã ba ngày mà không ra được mồ hôi thì nguy. Bệnh cảm nhiệt quá kỳ mà không cứu lấy tân dịch thì chết.

 Nói về hàn nhiệt truyền biến giữa các tạng phủ: Thận di hàn sang tỳ thì sinh ra ung thũng thở yếu. Tỳ di hàn sang can thì sinh ung thũng gân rút. Can di hàn sang tâm thì sinh điên cuồng mà cách mạc bế tắc. Tâm di hàn sang phế thì thành chứng phế tiêu, uống vào một phần đái ra hai phần thì chết. Phế di hàn sang thận, thì đại tràng trào nước. Tỳ di nhiệt sang can thì kinh sợ và đổ máu mũi. Can di nhiệt sang tâm thì chết. Tâm di nhiệt sang phế thì cách mạc tiêu khô. Phế di nhiệt sang thận thì sinh chứng nhu sí (1). Thận di nhiệt sang tỳ thì sinh chứng lị mà chết. Tâm bào di nhiệt sang bàng quang thì bí đái, đái ra máu. Bàng quang di nhiệt sang tiểu tràng thì táo bón và lở miệng. Tiểu tràng di nhiệt sang đại tràng thì nối cục và đau xiên xuống dưới (hà sán). Đại tràng di nhiệt sang vị thì chóng tiêu, ăn được mà gầy róc. Các chứng đau ruột có thể chữa được. Còn chứng đau tim thật mà tay chân xanh đến khớp khuỷu thì không thể chữa được.

 Với lại, vinh khí hư thì sinh tê dại, vệ khí hư thì không vận động được. Người thở ra có tiếng là do phế lạc, phế mạch khí nghịch đưa lên. Người mắt không nhắm được (khó ngủ) là do âm hư ở trong. Đầu là nơi tụ hội của các kinh dương, bụng là nơi chứa đựng các tạng âm. Các chứng hỏa biểu hiện ra ở đầu chót ngón tay trước, các chứng phù thũng đều biểu lộ ra dưới mi mắt trước; lấy đó mà phân biệt chứng nhiệt và chứng thũng. Các chứng phong cảm vào từ lỗ mũi trước; các chứng thấp cảm vào từ gan bàn chân trước; lấy đó mà phân biệt chứng liệt (nuy) và chứng tê (tý) khác nhau.

 Lại còn tâm khí không giao xuống dưới thì kinh nguyệt không thông; vị khí không điều hòa thì không nằm ngửa ngay thẳng được (ngủ không yên). Tủy lấy não làm chủ, khí lạnh phạm vào não thì đầu và răng đều đau, không riêng là do vị nhiệt. Tóc là phần dư của huyết, hỏa nhiều thì lông tóc đỏ úa, không những là do huyết hư. Khi có bệnh, miệng ngọt là tỳ nhiệt, miệng đắng là đởm nhiệt. Phàm chính khí tràn đầy ở ngoài thì bệnh phần nhiều thuộc thực (hữu dư). Phàm tà khí xâm vào được, là đều do ở trong hư yếu (bất túc).

 Người ta ngáp là do khí âm và khí dương cùng dẫn theo nhau, ọe là do tà khí và chính khí chống nhau. Người ta ợ là do lạnh từ tâm mà tản sang vị, hắt hơi là do khí đầy ở tâm mà dồn ra mũi.

1. Nhu sí: Bệnh lưng gáy cứng đờ có hôi do ngoại cảm phong thấp.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 28, 2018, 10:56:06 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười Hai 28, 2018, 04:50:39 PM »

 Mắt là nơi tôn mạch (1) tụ hội, trong lòng thương xót động đến mạch thì nước mắt nước mũi chảy ra. Cảm phong thì phần nhiều là chứng thực, hỏa động thủy. Tai là nơi tôn mạch tụ hội, vị (dạ dầy) trống mạch hư thì sinh chứng tai như ve kêu. Thủy kém hỏa động thì tai ù không nghe rõ, gặp tiếng pháo, tiếng sấm thì chợt cảm thấy đã sợ. Cho nên thầy Mạnh Tử cọi trọng con ngươi và kinh Lăng Nghiêm nhà Phật coi trọng nhĩ căn là thế.

 Đến như Tâm Tỳ bị nhiệt thì miệng lưỡi lở loét, Thận hỏa bốc lên thì chân răng chảy máu. Khí Thiếu dương (Đởm) thịnh quá thì má hàm sưng, khí Dương minh (vị) thịnh quá thì lợi môi lở. Ỉa sống phân, vãi đái, hoạt tinh đều thuộc về hàn; các thủy dịch tiết ra vẩn đục đều thuộc về nhiệt. Hay đói mà không ăn được là thượng tiêu nóng, trung tiêu lạnh; hay quên nhãng việc là trên hư dưới thực. Đó là tám điều hư.

 Tâm Phế có tà thì khí tụ ở hai khuỷu tay; Can có tà thì khí tụ ở hai nách; Tỳ có tà thì khí tụ ở hai bẹn (phía trước trong đùi); Thận có tà thì khí tụ ở hai khoeo chân. Các chỗ ấy có tà thì hay sinh ra co và rút. Về năm bộ: 1 là chỗ Phục thỏ (chỗ thịt giô cao lên ở phía trên đùi, cách đầu gối 6 thốn); 2 là chỗ bắp chân (bụng chân); 3 là lưng; 4 là tạng du (các huyệt du thuộc ngũ tạng); 5 là gáy. Năm chỗ này phát ung thư (mụn chìm) là chết. Trẻ con có bệnh mà tóc đứng dựng lên là chết. Người bệnh mà tính tình thay đổi trái thường là chết. Với lại bệnh mà không nói được, thịt hao mòn hết đều khó chữa; âm dương ly thoát là chết. Bệnh điên (đại phong), ho lao (lao), cổ trướng (cổ), phong hủi (lại) là bốn chứng khó chữa; thủy thũng, phù trướng, băng huyết, lâm lậu là bốn bệnh có thể chữa được.

 Về một bệnh trướng, có năm loại khác nhau: Thủy trướng thì hố mắt hơi sưng, bụng to, ấn tay vào thì lõm xuống, nhấc tay ra lại đầy lên ngay. Phu trướng thì mình thũng, sắc da bụng như thường, ấn vào thì lõm xuống, nhấc tay lên không đầy ngay. Cổ trướng thì bụng nổi gân sắc vàng. Tràng đàm thì lạnh tụ ở ngoài ruột, lúc mới phát to bằng trứng gà, sau tựa như có thai, kinh nguyệt thấy đều. Thạch hà thì khí lạnh tụ lại ở trong tử cung, lúc đầu như mới kết thai, sau thành như chửa, mà kinh nguyệt không đều.

 Bệnh sốt rét cũng chia thành nhiều chứng: Chứng sốt rét thuộc Túc thái dương thì trước rét sau nóng, đau lưng, nặng đầu, hết cơn nóng thì ra mồ hôi. Chứng sốt rét thuộc Túc thiếu dương thì rét ít nóng nhiều, người mỏi mệt không muốn tiếp xúc, cơn nóng lên thì mồ hôi ra nhiều. Chứng sốt rét thuộc Dương minh thì ưa ánh sáng mặt trời. Chứng sốt rét thuộc Thái âm thì thở dài mà hay nôn. Chứng sốt rét thuộc Thiếu âm thì thích đóng cửa kín (sợ gió lạnh), về thể bệnh khó chữa. Chứng sốt rét thuộc Quyết âm thì tựa như bí đái mà không phải bí đái, bụng đầy mà hay sợ. Chứng sốt rét thuộc Phế thì kinh sợ và rét dữ. Chứng sốt rét thuộc Tâm tì bứt dứt, ưa lạnh mà không nóng lắm. Chứng sốt rét thuộc Can thì sắc da xanh, thở dài, dáng người như sắp chết. Chứng sốt rét thuộc Tỳ thì đau bụng, sôi bụng. Chứng sốt rét thuộc Thận thì đau lưng, táo bón. Lại còn chứng sốt rét lâu ngày, sốt rét do thực tích khác nhau; chứng sốt rét thuần nóng, và chứng cơn nóng lạnh tựa như sốt rét khác nhau. Đại khái dương dồn vào âm thì rét nhiều, âm dồn vào dương thì nóng nhiều, âm dương tranh thắng lẫn nhau thì khát hay không khát có khác nhau. Chính khí và tà khí giao tranh lẫn nhau, thì cơn sốt rét lâu hay chóng có khác nhau. Tóm lại, lúc mới cảm nhiễm phần nhiều từ tứ chi, rồi dần vào ba kinh âm mà thôi.

1. Tôn mạch: Mạch chính
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 28, 2018, 06:46:13 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười Hai 28, 2018, 06:16:50 PM »

 Về một bệnh ho: Chứng ho do Phế thì suyễn thở, nhổ ra máu, ho do Tâm thì họng sưng đau vướng tắc; ho do Can thì dưới sườn đau tức, hông đầy; ho do Tỳ thì đau âm ỉ giằng lên vai lưng, sợ cử động; ho do Thận thì đau eo lưng, thổ huyết. Chứng bệnh truyền ra phủ là: Tỳ truyền sang Vị thì giun nhói lên, và nôn ra thức ăn; Can truyền sang Đởm thì khi ho toát ra mồ hôi xanh, đọng, Phế truyền qua Đại tràng thì ho vãi phân; Tâm truyền qua Tiểu trường thì ho vãi rắm; Thận truyền sang Bàng quang thì ho vãi đái; lâu ngày truyền ra Tam tiêu thì bụng đầy mà ăn ít. Còn như ho mà chảy nhiều nước mũi, mặt phù, là do khí nghịch lên. Hen suyễn nhiều đờm là do khí hư, chủ yếu là đờm tụ ở Vị mà dồn về Phế. Bệnh ngoại cảm (thương hàn) mà ho là nhẹ, không ho là nặng. Vả lại ho lâu mà khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, ho ra rãi, đều là chứng nặng cả.

 Nói về chứng đau: Khí không thông thì sinh đau, gồm 15 điều: Bỗng dưng đau rồi lại đỡ là do khí lạnh lưu trú ở ngoài mạch, hễ gặp nóng thì khỏi đau ngay; hoặc đau lắm không thôi là do trúng hàn tà quá nặng; hoặc đau mà không ưa day ấn là do khí lạnh lưu trú ở trong kinh mạch; hàn nhiệt chống nhau thì mạch to, khí loạn; hoặc đau mà ưa day ấn là hàn khí lưu trú ở chỗ màng (mạc nguyên), đường huyết lạc co lại, hễ ấn vào thì khỏi đau; hoặc đau ấn vào mà cũng không thấy đỡ là do khí lạnh lưu trú ở kinh mạch sát dọc sống lưng quá sâu, nên ấn nắn vào không tới; hoặc thở thấy động ở tay là do khí lạnh lưu trú ở mạch Xung, khí ở mạch không thông nên thấy động; hoặc đau vùng Tim xiên ra lưng là do khí lạnh lưu trú ở các huyệt sau lưng, mạch với huyết hư mà đau; hoặc đau gian sườn giằng xuống bụng dưới là do khí lạnh lưu trú ở kinh Quyết âm, can cường cân mạch co rút mà đau; hoặc đau bụng giằng xuống đùi háng là do khí lạnh đưa lên bụng dưới, hoặc đau mà thành tích tụ vì khí lạnh lưu trú ở Tiểu tràng mà khí huyết không lưu thông được; hoặc bỗng dưng đau mà không tỉnh là do khí lạnh lưu trú ở ngũ tạng mà âm kiệt quyết nghịch; hoặc đau mà nôn mửa là do khí lạnh lưu trú ở tràng vị; hoặc sau khi ỉa chảy mà đau bụng là do khí lạnh lưu trú ở Tiểu trường; hoặc đau mà bí đại tiện là do khí nóng lưu trú ở Tiểu trường, tân dịch khô, thuần nóng mà sinh ra.

 Nói về khí sắc: sắc vàng mạch nhanh (khẩn) là nhiệt, sắc trắng mạch hoãn là hàn, sắc xanh đen mạch kết (chậm mà dừng đều) là đau nhiều. Phàm các bệnh phát sinh đều do khí cả: giận thì khí đưa lên, mừng thì khí hoãn, thương nhớ thì khí tiêu hao, sợ hãi thì khí chạy xuống, lạnh thì khí thu lại, nóng thì khí tiết ra, kinh hãi thì khí rối loạn, nhọc mệt thì khí hao tán, lo nghĩ thì khí ngưng kết, ấy là chín loại khí diễn biến khác nhau. Hợp lại mà xem thì khí là nguồn của trăm bệnh, phong là hàng đầu trăm bệnh, đờm là một loại giặc tác hại trong thân người ta.

 Chứng nuy (bại liệt) chủ yếu do ở kinh Dương minh. Chứng tý (tê thấp) là do ba khí phong hàn thấp xâm vào. Trong các bệnh - bệnh thấp thường tới 8 - 9/10, mà người phương Nam hay mắc nhiều hơn. Bệnh hàn thường tới 6 - 7/10, mà người phương Bắc hay mắc nhiều hơn. Phương Nam hỏa (nóng), phương Bắc thủy (lạnh), phương Đông phong (gió), phương Tây táo (khô hanh), là do khí trời tạo nên như vậy. Phần trong là âm, phần ngoài là dương, bên tả thuộc huyết, bên hữu thuộc khí, về thân người đã được phân định như vậy. Rét qua nóng lại, âm mòn dương lớn, là do một khí chu lưu, trời đất như vậy, thời tiết do đó mà thành trái thường thì sinh ra gió mưa sấm chớp. Cái này thịnh cái kia suy, chính thắng tà khí lùi, cũng do một khí hóa nên, thân người như vậy, tinh  huyết nhờ đó thường đủ, trái lại thì sinh ra ung nhọt sưng đau. Bởi thế cho nên trời đất trái thường, không gió thì mưa: người sống trái thường, không bệnh thì chết.

 Đại khái người ta dương thường có thừa mà âm thường không đủ (1). Bẩm khí của mặt trời thường đầy nóng nhiều cho nên âm bị bệnh thường nhiều mà dương bị bệnh thường ít, bệnh dương cấp mà bệnh âm chầy. Dương hư có thể phục hồi nhanh chóng, âm hư thì phải bồi dưỡng thường ngày(2). Tuổi trẻ nhiều bệnh là điều sống lâu, vì cớ nhờ cơ vi ẩn náu ở trong. Tuổi lớn phát phì, là triệu khí hư, mầm mống gây nên suy tổn từ đó (3). Người ta bẩm sinh là do thủy (nước) mà lúc chết cũng do thủy, cho nên người ốm lâu phần nhiều chết về bệnh thũng, mà hay giả khát. Người ta sống được là nhờ thổ (đất) mà khi chết cũng về đất, cho nên người sắp chết phần nhiều khí tuyệt ở vị (thổ), mà thường giả đói đòi ăn. Như thế mới biết thủy là gốc của tiên thiên (bẩm sinh), thổ là tổ của hậu thiên (di dưỡng). Bệnh lý trước sau đều lấy tỳ thận làm quan hệ, hư thực làm cốt yếu, người thầy thuốc phải nên xét kỹ.

1. Theo Chu Đan Khê: Dương thường có thừa mà âm thường không đủ, trong người thủy dịch thiếu nên hay phát bệnh nhiệt.

2. Theo phân tích biện chứng của Nội kinh (Thiên Chí yếu chân đại luận) thì loại bệnh thuộc hỏa và nhiệt chiếm hơn 2/3. Nước ta lại ở gần xích đạo nóng nhiều, nên tỷ lệ bệnh ôn nhiệt cũng nhiều hơn, và thể trạng người Việt Nam ta thường gầy khô tạng nhiệt máu nóng. Những người âm hư thủy thiếu thường hay mắc bệnh nhiệt, bệnh nhiệt thường diễn ra cấp tính và khó chữa hơn. Người hư hàn có ít và thường mắc bệnh mạn tính nhiều hơn. Bệnh hàn mạn tính ít nguy hiểm và bệnh hàn cấp tính cũng dễ chữa hơn. Cho nên đối với những người âm hư tạng nhiệt thì phải bồi dưỡng lâu ngày bằng các chất tư nhuận mới hồi phục được, khác với người dương hư được thuốc ôn bổ thì mau chóng hồi phục.

3. Lúc nhỏ nhiều bệnh mà vượt qua là nhờ bẩm khí của tiên thiên đầy đủ, từ cơ sở đó, sức khỏe được giữ vững và sống lâu. Người trung niên đã phát phì là do khí trệ, dương hư thiếu sức chống đỡ với hàn thấp nên dễ bị bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 31, 2018, 10:17:25 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Hai 31, 2018, 10:16:51 AM »

3 - ĐIỀU BÍ QUYẾT CỦA PHÉP CHỮA BỆNH

 Nội kinh nói: "Chữa bệnh tất phải tìm gốc". Gốc là gì? Gốc là ở âm dương, hư thực. Lại nói "Trước hết phải theo vận khí, và chớ hại tới khí thiên hòa" (1). Như vậy thì biết việc chữa bệnh phải lấy ngũ tạng làm căn bản, và lấy lục dâm làm chuẩn đích.

 Cho nên, phong tà ở trong, thì chữa bằng thuốc cay mát, thêm thuốc đắng ngọt làm tá, dùng vị ngọt làm cho hòa hoãn, vị cay để phát tán ra. Nhiệt tà ở trong thì chữa bằng thuốc mặn lạnh, thêm thuốc ngọt đắng làm tá, dùng vị chua để thu liễm, vị đắng để phát tiết ra. Thấp tà ở trong thì chữa bằng thuốc đắng ấm, thêm thuốc chua nhạt làm tá, dùng vị đắng để làm cho khô ráo, vị nhạt để thấm tiết ra. Hỏa tà ở trong thì chữa bằng thuốc mặn lạnh, thêm thuốc đắng cay làm tá, dùng vị chua để thu liễm, vị đắng để làm phát tiết ra. Táo tà ở trong thì chữa bằng thuốc đắng ấm, thêm thuốc ngọt the làm tá, dùng vị đắng để hạ lợi, vị chua mặn để tư nhuận. Hàn tà ở trong thì chữa bằng thuốc ngọt nóng, thêm thuốc cay nóng làm tá, dùng vị cay để nhuận, vị đắng để làm rắn lại.

 Vả lại chữa bệnh  hàn thì dùng thuốc nhiệt, chữa bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn, bệnh ôn thì dùng thuốc mát, chứng mát thì dùng thuốc ấm. Khí tán thì phải thu liễm, khí uất thì phải sơ tán, khô ráo thì phải tư nhuận, co rút thì làm cho hòa hoãn, rắn kết thì làm cho mềm nhuyễn, bấy nát thì làm cho cứng chắc. Hư thì phải bổ, thực thì phải tả. Bệnh nhẹ thì dùng phép nghịch trị (2), bệnh nặng dùng phép tòng trị (3). Ngoại tà thì phải trừ đi, mệt nhọc thì phải bồi dưỡng. Kết tụ thì phải tiêu tan, tích lại thì phải công hạ, ngưng trệ thì phải vận hành, kinh hãi thì phải trấn tĩnh. Hoặc dùng cách đẩy lên, đưa xuống, xoa bóp, nặn vuốt, tẩy rửa, tống ra... Cả đến cách nghịch trị hay là "chính trị" phép tòng trị hay "phản trị", bệnh thực nhiệt giả hàn dùng thuốc hàn (4) bệnh chân hàn giả nhiệt dùng thuốc nhiệt (5), bệnh bí đầy mà dùng thuốc bết tắc (6) bệnh đi ngoài mà dùng thuốc thông lợi (7)... chủ yếu phải chữa theo căn bệnh và phải tìm ra nguyên nhân trước tiên. Cho nên cách chữa có thể trước giống nhau mà sau khác nhau, trước dùng thuốc mát sau dùng thuốc ấm.

1. "Tất tiên tuế khí" là theo vận khí của mỗi năm, như năm ấy nhiều mưa thì nhiều bệnh thấp, phải dùng thuốc táo thấp kèm thuốc khu phong như Thương truật, Bạch truật... "Vật phạt thiên hòa" là không dùng thuốc trái với thời tiết, như mùa xuân hạ thì phải dưỡng âm, thu đông thì dưỡng dương, tức xuân hạ thì không dùng Ma hoàng, Quế chi, thu đông thì không dùng Thạch cao, Hoàng liên... Tuy nhiên không nên câu nệ và cần phải theo chứng bệnh cụ thể (Lãn Ông - Vận khí bí điển).

2. Nghịch trị là dùng thuốc trái với tính chất bệnh lý mà chữa ,như bệnh hàn dùng thuốc nóng, bệnh nhiệt dùng thuốc lạnh, chứng thực dùng thuốc công, chứng hư dùng thuốc bổ. Cho nên nghịch trị cũng gọi là "Chính trị" (chữa theo lối chính).

3. Tòng trị là dùng thuốc theo chứng hiện ra, như dùng thuốc lạnh chữa chứng ngoài rét trong thật nóng, hay dùng thuốc hạ lợi chữa bệnh đi ngoài... Cho nên tòng trị cũng gọi là "Phản trị" (chữa ngược lại lối thường).

4. Nhiệt nhân hàn dụng (đời sau đổi là Hàn nhân hàn dụng) là dùng thuốc hàn lương chữa bệnh trong chân nhiệt ngoài giả hàn, có thêm vị thuốc nóng để dẫn cho khỏi phản ứng.

5. Hàn nhân nhiệt dụng (đời sau đổi Nhiệt nhân nhiệt dụng) là dùng thuốc nóng chữa bệnh chữa bệnh trong chân hàn ngoài giả nhiệt, có thêm vị thuốc lạnh để dẫn cho khỏi phản ứng.

6. Tắc nhân tắc dụng là dùng thuốc ôn bổ để chữa bệnh bị đầy do tỳ hư, mà không dùng thuốc đạo trệ theo lối thường (tức phản trị).

7. Thông nhân thông dụng là dùng thuốc hạ lợi để chữa bệnh đi ỉa luôn do tích trệ, mà không dùng thuốc thu sáp theo lối thường (tức phản trị).
« Sửa lần cuối: Tháng Một 02, 2019, 11:43:31 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Hai 31, 2018, 04:16:11 PM »

 Bệnh ở trong thì chữa ở trong, bệnh ở ngoài thì chữa ở ngoài. Tà khí nhẹ thì dùng thuốc điều hòa; tà khí mạnh thì dùng thuốc phát hãn hay công hạ. Lại có những phép chữa ở trên, ở giữa, ở dưới, hoặc chữa theo hoàn cảnh người nghèo, người giầu khác nhau; có cách chữa lâu dài, chữa gấp rút, chữa bệnh nhẹ, chữa bệnh nặng khác nhau. Tùy chứng hư ở trên hay ở dưới mà bổ, tà nghịch ở trên hay ở dưới mà chữa. Có khi bệnh ở gốc thì phải tìm gốc mà chữa; có khi bệnh ở ngọn thì phải tìm ngọn mà chữa. Có khi bệnh ở ngọn mà phải chữa từ gốc, có khi bệnh ở gốc mà phải chữa từ ngọn. Có cách chữa bổ âm tiếp dương, hay bổ dương tiếp âm khác nhau. Có cách chữa chỗ này mà phải chiếu cố đến chỗ kia, có cách chữa lúc đầu mà phải chiếu cố về sau nữa.

 Với lại, thuốc có độc hay không độc, bệnh cần chữa ở nông hay ở sâu. Cho nên dùng loại thuốc rất độc chữa bệnh đến khi 10 phần đã khỏi được 6 phần thì thôi, dùng thuốc ít độc chữa bệnh đến khi 10 phần đã khỏi 8 phần thì thôi, dùng thuốc không độc chữa bệnh đến khi 10 phần khỏi được 9 phần thì thôi; không làm cho thực quá, không làm cho hư quá. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương, cả đến tạng phủ vinh vệ khí huyết đều như vậy. Can mộc uất thì phải điều đạt, Tâm hỏa uất thì phải thanh giải, Tỳ thổ uất thì phải tháo ra, Phế kim uất thì phải tiết ra (1). Thái quá thì phải nén xuống, bất cập thì phải nâng lên. Đúng với bệnh thì dùng thuốc có độc cũng không hại gì, nhưng nếu dùng quá mức thì sinh thiên lệch.

 Tà ở trên cao thì tùy thế mà cho mửa vọt ra (2), tà ở dưới thì phải hạ lợi cho kiệt đi (3). Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt mà không thấy nóng là tại không có hỏa, thì nên bổ hỏa từ gốc để tiêu âm hàn che lấp. Bệnh nhiệt dùng thuốc lạnh mà không thấy mát là tại không có thủy, thì nên bổ thủy làm chủ để chế hư hỏa bốc lên. Như vậy thì thuốc ấm hay thuốc mát phải theo với loại của nó mà dùng, cho được đúng mức thì thôi. Đó là cách lấy hàn chữa hàn, lấy nhiệt trị nhiệt. Lại có cách chữa gián tiếp, cách một tạng hay cách ba tạng (ví dụ bổ thổ để sinh kim, bổ hỏa để sinh thổ, đều là cách chữa bệnh ở Phế). Có cách chữa theo mùa theo bệnh cho thích hợp, có khi chữa theo mạch mà không theo chứng, vì bệnh không gấp, có khi chữa theo chứng mà không theo mạch, vì mạch hòa hoãn. Đại khái bệnh gấp thì chữa theo chứng ngọn (tiêu), bệnh hoãn thì chữa theo gốc (bản), tùy bệnh chứng mà ứng biến cho linh hoạt; phương xưa mà bệnh nay, thuốc Bắc mà người Nam, cần phải tùy nghi chế biến mà ứng dụng.

 Bổ âm thì kiêng các thứ có thể thương tổn đến phần âm, mà không ảnh hưởng đến Tỳ. Bổ khí thì phòng các thứ làm hao tổn phần khí mà không tổn thương đến Thận.

 Cả đến việc dùng thuốc có quân thần tá sứ khác nhau, chớ để cho vị quân yếu, vị thần mạnh; vị thuốc cũng có ngọt đắng khác nhau nên phân biệt, khí trong đi lên, khí đục đi xuống. Cho nên vị chua vào Can trước, nhưng dùng chua quá thì Tỳ khí sẽ hết mà da thịt nhăn nheo; vị đắng vào Tâm trước, nhưng dùng đắng quá thì Phế không tư nhuận, mà lông tóc dựng đứng; vị ngọt vào Tỳ trước, nhưng dùng ngọt quá thì Thận khí mất thăng bằng mà xương cốt đau nhức; vị cay vào Phế trước, nhưng dùng vị cay quá thì tinh thần rối loạn mà gân mạch co rút; vị mặn vào Thận trước, nhưng dùng mặn quá thì tâm khí bị ức chế mà nhan sắc biến đổi. Như vậy thì biết vị cay vào phần khí, vị mặn vào phần huyết, vị đắng vào xương, vị ngọt vào thịt, vị chua vào gân. Chữa bệnh, dùng vị thuốc cũng như thức ăn, đừng nên quá mức.

 Lại còn, khí lực có nhiều (khỏe), có ít (yếu), bệnh tình có thịnh (thực), có suy (hư). Do đó cách chữa có hoãn, có cấp, phương thuốc có to, có nhỏ khác nhau. Tà khí ở cao hay ở thấp, bệnh căn có ở gần hay ở xa, chứng trạng ở trong hay ở ngoài khác nhau, nên phương thuốc trị liệu có nặng nhẹ khác nhau. Đại để, phương quân 1 vị, thần 2 vị là phép chế phương lẻ; quân 2 vị, thần 3 vị cũng là phương lẻ; quân 2 vị, thần 4 vị là phép chế phương chẵn; quân 2 vị, thần 6 vị cũng là phương chẵn. Bệnh ở gần thì dùng phương lẻ, bệnh ở xa thì dùng phương chẵn. Thuốc phát hãn thì không dùng phương lẻ, thuốc hạ lợi thì không dùng phương chẵn. Bổ ở trên trị bệnh ở trên thì chế phương hoãn (khí vị nhẹ), bổ ở dưới trị bệnh ở dưới thì chế phương cấp (khí vị đậm).

 Cho nên chữa bệnh ở gần (Tâm, Phế) thì dùng phương nhỏ, chữa bệnh ở xa (Can, Thận) thì dùng phương to, thuốc nóng lạnh ấm mát thì tùy theo bệnh. Như vậy dùng thuốc cũng như dùng binh có chính (đánh thẳng), có kỳ (đánh úp), cũng như thuốc có phương lẻ (đơn phương), có phương chẵn (hợp phương). Người khéo dùng thuốc thì mọi vị không có vị độc. Người dùng binh giỏi thì mười trận đều thắng, người chữa bệnh giỏi thì trăm bệnh đều lành, cơ yếu chữa bệnh không ngoài lẽ đó.

1. Nghi sót câu: Thận thủy uất thì phải khơi tháo xuống.

2. Như đờm tắc, xương vướng ở cổ, hay ngộ độc, bội thực ở dạ dầy thì gây nôn cho mửa ra.

3. Tích trệ táo kết ở tràng vị thì cho xổ ra.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 31, 2018, 05:15:05 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Một 01, 2019, 10:10:50 AM »

4 - BÀN VỀ THÂN NGƯỜI

 Trong thân thể người ta gồm có Tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu), có chín khiếu (2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, 1 lưỡi, 1 họng, 1 miệng), có 6 phủ (Bàng quang, Đại tràng, Tiểu tràng, Đởm, vị, Tam tiêu), có năm tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), có tám vạn chín nghìn lỗ chân lông, có ba trăm sáu mươi đốt xương, có 12 đường kinh và 12 đường lạc (thuộc ngũ tạng lục phủ), ngoài ra còn có 3 đường lạc (đường lạc Âm kiều, Dương kiểu và đường lạc lớn của Tỳ). Mạch có 6 bộ (3 bộ Thốn, Quan, Xích ở tay trái và 3 bộ Thốn, Quan, Xích ở tay phải) (1) ba bộ có chín hậu (mỗi bộ có 3 mức theo tay ấn nông, vừa, và sâu). Lại có tám mạch thuộc kỳ kinh (mạch Xung, mạch Nhâm, mạch Đốc, mạch Đới, Dương kiều, Âm kiều, Dương duy, Âm duy). Huyệt du của ngũ tạng đều hệ thuộc ở lưng (xem hình vẽ ở sách Nạn kinh, quyển thượng) (2).


 Tinh hoa của ngũ tạng đều dồn ra mắt (mi mắt trên mi mắt dưới thuộc Tỳ, khóe mắt trong khóe mắt ngoài thuộc Tâm, tròng trắng thuộc Phế, tròng đen thuộc Can, con ngươi thuộc Thận). Thân thể có vinh chủ huyết ở trong, vệ chủ khí ở ngoài. Hơi thở ra hít vào có độ số tuần hoàn (279 hơi thở, mạch đi 36 trượng 2 thước là một vòng 50 độ, toàn thân tính gồm 13.500 hơi thở, mạch đi 810 trượng tức 8.100 thước, bắt đầu từ giờ Dần (3)). Khí huyết chu lưu trong thân người, không phút nào ngừng (khí âm đi từ dưới lên đến đầu mà trở xuống, khí dương đi từ trên xuống dưới đến chân thì thôi). Nói theo chiều dọc thì có thượng bộ, trung bộ, hạ bộ khác nhau, nói theo chiều ngang thì có phần biểu, phần lý, và giữa biểu giữa lý khác nhau. Trên tương ứng với trời, dưới tương ứng với đất, phần trên thuộc dương, phần dưới thuộc âm.

 Tâm chủ về thần minh, trong chủ huyết mà khai khiếu ở lưỡi, ngoài chủ mọi việc. Phế chủ trị tiết, trong chủ khí mà khai khiếu ở mũi, ngoài chủ về da lông. Can chủ về lo toan, trong chủ gân mà khai khiếu ở mắt. Đởm chủ về quyết đoán, trong chủ năm loại dịch thể mà ngoài biểu hiện ra ở móng tay móng chân. Đản trung (4) là thần sứ của Tâm, chủ về vui mừng. Tỳ, Vị là kho tàng, nhờ được hỏa (tướng hỏa của Mệnh môn) mà tiêu hóa ngũ vị (thức ăn). Đại tràng giữ chức năng truyền đạo (tống ra). Tiểu tràng giữ việc chứa đựng. Hai Thận chủ về sức bền bỉ mạnh mẽ. Tam tiêu chủ việc khơi tháo dẫn nước. Bàng quang là chỗ chứa đựng thủy dịch. Tỳ chủ về cơ thịt, mà Thận chủ về xương. Cả đến ngoài tương ứng với ngũ hành, ngũ phương, ngũ âm, ngũ thường, ngũ sắc, ngũ khí, ngũ vị, ngũ thanh, thất tinh, bát quái (5) đều là theo từng loại sở thuộc với nhau hay cùng chung tình cảm với nhau.

 Tóm lại trời đất là cha mẹ, ôm ấp khí âm dương, chỉ có một khí vận hóa, một khối bao la trong vũ trụ. Người ta là một phần tử nhỏ của vũ trụ, cho nên đầu tròn dáng trời, chân bằng dáng đất. Trời có mặt trời mặt trăng, người có hai con mắt. Đất có chín châu, người có chín khiếu. Đất có bốn bể, người có bốn chỗ chứa (tứ hải (6)). Trời có gió mây sấm chớp, người có mừng giận thanh âm. Tay có 10 ngón thì giờ có 10 can (7). Người ta có bốn chân tay thì năm có bốn mùa. Toàn thân có 360 đốt xương, năm có 360 ngày (theo âm lịch). Cả đến ngày đêm, ngôi sao, gió mưa, sương móc, là vẻ trời sáng láng ở trên; cồn đống, núi non, lạch sông, cây cỏ, là vẻ đất rõ ràng ở dưới; người thì tai mắt miệng mũi, vai khoeo lông tóc, tương ứng với khoảng giữa. Cho nên biết rằng người ta sở dĩ được sinh thành là nhờ bẩm khí của trời đất, cùng chung một nguồn gốc, cùng theo một nguyên lý, không có một cái gì là không phù hợp với trời đất. Chỉ có khác ở chỗ người bẩm thụ được khí thanh (trong) là bậc Thánh nhân; người bẩm thụ phải khí trọc (đục) là kẻ ngu dốt; người bẩm thụ khí không thanh không trọc là bậc hiền nhân. Bởi vậy, người ta thân hình tuy không khác nhau, mà tính trời phú cho lại khác nhau, vì khác nhau nên lòng người cũng khác nhau. Bẩm thụ tính tình khác nhau, thì bệnh nội thương giống nhau sao được? Việc chữa bệnh nên tìm rộng ra ngoài để phục hồi sự sống. Phục hồi hồi sự sống tức là giữ vẹn thân người; giữ vẹn thân người tức là trọn vẹn lẽ tạo hóa. Như vậy, người thầy thuốc tầm thường có thể suy biết được xiết đâu.


1. Xem biểu chú thích về bộ vị mạch ở tay.

2. Nạn kinh là kinh điển thứ hai của Đông y do Biển Thước soạn ở thế kỷ V trước công nguyên.

3. Giờ Dần khoảng từ 3 đến 5 giờ sáng.

4. Đản trung là chỗ Tâm bào, với huyệt Đản trung giữa ngực, ngang vú.

5. Xem biểu chú thích về sự vật tương ứng với ngũ hành.

6.  Tứ hải gồm: não là Tủy hải, Đản trung chủ về khí là Khí hải, mạch Xung chủ huyết là Huyết hải, dạ dầy chứa thức ăn là Thủy cốc hải.

7. Mười can là: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 20, 2019, 08:02:34 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Một 01, 2019, 11:10:53 AM »

5 - ÂM DƯƠNG BIỂU LÝ

- Hai kinh Thủ thiếu âm: Tâm và Thủ thái dương Tiểu trường là biểu lý với nhau (Tâm là Đinh hỏa, Tiểu trường là Bính hỏa).

- Hai kinh Thủ quyết âm: Tâm bào và Thủ thiếu dương Tam tiêu là biểu lý với nhau.

- Hai kinh Thủ thái âm: Phế và Thủ dương minh Đại trường là biểu lý với nhau (Phế là Tân kim, Đại trường là Canh kim).

- Hai kinh Túc thái âm: Tỳ và Túc dương minh vị là biểu lý với nhau (Tỳ là Kỷ thổ, Vị là Mậu thổ).

- Hai kinh Túc quyết âm: Can và Túc thiếu dương đởm là biểu lý với nhau (Can là Ất mộc, Đởm là Giáp mộc).

- Hai kinh Túc thiếu âm: Thận và Túc thái dương Bàng quang là biểu lý với nhau (Thận là Quý thủy, Bàng quang là Nhâm thủy).

* Môi trên môi dưới gọi là Phi môn (Tỳ, Vị làm chủ).

* Dưới lưỡi gọi là Liêm tuyền (Thận làm chủ).

* Hàm răng trên, hàm răng dưới gọi là Hộ môn (Vị và Thận làm chủ)

* Trong họng có lưỡi nhỏ gọi là Huyền ung (chủ về phát, sinh).

* Dưới lưỡi nhỏ gọi là Hội yểm (chủ về thanh âm).

- Phế: như cái lọng (6 lá, 24 lỗ, chủ về khí, chứa phách).

- Tâm: như hoa sen (trên có 7 khiếu, 3 mao, chủ huyết chứa thần).

- Ngoài Tâm gọi là Tâm bào (ngoài có màng bọc).

- Chỗ Đản trung gọi là Khí hải.

- Can: hình như bẹ cây (có 7 lá chứa hồn).

- Đởm: Đởm gọi là Thanh tràng (có miệng trên, không có miệng dưới).

 - Tỳ: Tỳ như móng chân ngựa (chủ mài sát thức ăn, chứa ý).

- Vị: hình như cái túi (chủ chứa thức ăn uống, còn gọi là Hoàng tràng).

- Thận: tượng trưng cho hình Thái cực (bên phải thuộc dương, bên trái thuộc âm, giữa là Mệnh môn, chứa tinh và chí).

- Miệng trên Vị gọi là Bí môn (chủ chứa nạp).

- Miệng dưới Vị gọi là U môn (đưa thức ăn xuống Tiểu tràng).

- Tiểu tràng: ruột non cũng gọi là Xích tràng (chủ chuyển đưa).

- Miệng dưới Tiểu tràng gọi là Lan môn (chủ gạn lọc chất trong, đục).

- Đại tràng: ruột già cũng gọi là Quảng tràng (chủ truyền đưa cặn bã ra ngoài, có 16 khúc, nên còn gọi là Khúc tràng).

- Bàng quang: Bong bóng cũng gọi là Huyền hồ (có màng dính với Tiểu tràng, có miệng dưới, không có miệng trên, chứa nước tiểu).

- Trực tràng gọi là Giang môn (dài 7 tấc). Cửa Giang môn (hậu môn) cũng gọi là Phách môn (người chết Phách thoát ra ở chỗ ấy).

- Tâm, vị trí ở phương Nam, ưa thích lúa nếp. Nước dịch của Tâm hóa ra mồ hôi, tinh  hoa biểu hiện ra ở tóc. Tâm thực thì nằm mơ thấy sợ hãi, hư thì nằm mơ thấy khói lửa.

- Can, vị trí ở phương Đông, ưa thích vừng, lúa mạch. Nước dịch của Can hóa ra nước mắt, tinh hoa biểu hiện ở móng chân móng tay. Can thực thì nằm mơ thấy núi rừng, hư thì nằm mơ thấy loại cỏ nhỏ.

- Tỳ, vị trí ở giữa, ưa thích lúa kê. Nước dịch của Tỳ hóa ra nước dãi, tinh hoa biểu hiện ở môi. Tỳ thực thì nằm mơ thấy ca nhạc, hư thì nằm mơ thấy tranh ăn.

- Phế, vị trí ở phương Tây, ưa thích gạo nếp. Nước dịch của Phế hóa ra nước mũi, tinh hoa hiện ra ở lông. Phế thực thì nằm mơ thấy vũ khí, hư thì nằm mơ thấy ruộng nước.

- Thận, vị trí ở phương Bắc, ưa thích các loại đậu. Nước dịch của Thận hóa ra nước bọt, tinh  hoa biểu hiện ra ở xương. Thận thực thì nằm mơ thấy vật nặng, hư thì nằm mơ thấy lội nước.

- Mệnh môn, sách Triệu Thi Y quán (1) nói: Mệnh môn ở trong thân người, bám vào xương sống, từ trên tính xuống vào khoảng xương sống thứ 14, từ dưới dưới tính lên vào khoảng đốt thứ 7. Nội kinh nói: ở mé đốt xương sống thứ 7, giữa có một điểm như quả tim nhỏ (Tiểu tâm) tức là Mệnh môn ở đó. Từ chỗ này ngang ra mỗi bên 1 tấc 5 phân, ấy là hai quả thận. Quả thận bên tả thuộc âm thủy, quả thận bên hữu thuộc dương thủy. Âm thuỷ sinh Can mộc, dương thủy sinh Thiếu hỏa, Thiếu hỏa sinh Tỳ thổ, Thiếu hỏa tức là Tướng hỏa. Thiếu hỏa tuy có Quân hỏa (ở Tâm) sinh ra nhưng kỳ thực bắt nguồn từ Mệnh môn đó. Như vậy thì Mệnh môn cũng như khí Thái cực, tĩnh thì sinh ra âm, động thì sinh ra dương. Ngũ tạng do đó mà sinh thành, vậy thì Mệnh môn là căn bản sự sống của con người.

- Tâm là dương chủ huyết. Tâm, vị trí ở cao sâu nghiêm thẳm, có khí tượng ông vua, chủ mọi việc: trông, nghe, nói, làm, thể hiện ra ở ngoài.

- Phế là âm chủ khí. Phế, vị trí ở trên, bao trùm các tạng, có chức năng giúp đỡ vận hóa. Phế khí chủ vận hành, công dụng thiên về bên phải.

- Cách hoang, Nội kinh nói: "Trên chỗ Cách hoang, trong đó có nguồn sinh dưỡng như cha mẹ", vì Phế chủ về khí của toàn thân, Tâm chủ về huyết của toàn thân, chu lưu khắp vinh vệ, tưới khắp các mạch máu. Người ta sống lâu hay bệnh hoạn, già cỗi, đều có quan hệ ở đó, nên cho nó là nguồn sinh dưỡng của hậu thiên. Vì thế, cho nên khí huyết điều hòa thì kinh mạch được lưu thông, âm dương được giữ gìn, gân cốt được cứng chắc, các khớp được nhẹ nhàng. Khí điều hòa thì cơ nhục được hoạt lợi, da dẻ được nhu nhuận, thớ thịt được kín đáo.

 Sách Linh khu (2) nói: nguồn gốc bẩm sinh ra gọi là Tinh, hai Tinh (3) hợp lại với nhau gọi là Thần, theo thần đi lại gọi là Hồn, cùng tinh ra vào gọi là Phách. Cho nên Tâm sử dụng được mọi sự vật, Tâm ghi nhớ được gọi là ý, để ý vào sự gì đó gọi là chí, nhân chí biến thêm gọi là nghĩ, nhân nghĩ mà tính xa ra nữa gọi là lo toan, nhân lo toan mà đối xử mọi việc gọi là trí khôn (thiên Bản thần). Lại nói: các tạng có nghĩa là nơi chứa, chứa tinh khí mà không tả ra cho nên đầy mà không thực. Các phủ có nghĩa là chỗ truyền hóa vật chất mà không chứa lại, cho nên thực mà không đầy được. Lại nói: muôn việc đều chủ ở tâm, 11 tạng đều do Đởm quyết đoán.

 Lại nói: người ta có tủy hải, huyết hải, khí hải và thủy cốc chi hải. Bốn nơi này tương ứng với bốn bể ở đất. Vì dạ dày là nơi chữa thức ăn uống, mạch xung là nơi tụ hội huyết của 12 kinh. Đản trung là nơi trung tâm của tôn khí, não là nơi chứa tủy. Lại chú thích rằng: mạch thấy ở nơi khí khẩu (thốn khẩu ở cổ tay), sắc hiện ở nơi minh đường (chỗ giữa hai lông mi trên trán). Minh đường cao rộng chủ sống lâu. Sách Tố vấn nói: khí trời thông vào Phế, khí đất (thủy cốc) thông vào họng, phong khí (gió) thông vào Can, lôi khí (sấm chớp) thông vào Tâm, cốc khí (khí hang núi) thông vào Tỳ, khí nước mưa thông vào Thận. Sáu kinh là sông, tràng vị là bể (thiên Âm dương ứng tượng đại luận).

 Sách Tố vấn nói: Khi người nằm ngủ thì huyết về Can. Cho nên mắt nhờ có huyết mà trông thấy, chân nhờ có huyết mà đi được, tay nhờ có huyết mà cầm được (Ngũ tạng sinh thành luận).

 Sách Linh khu nói: Ngũ tạng tiếp thu khí trời thì trong, lục phủ tiếp thu khí ngũ cốc thì đục. Khí trong thì lên Phế, khí đục thì xuống Vị. Thanh khí của Vị thì lên miệng, trọc khí của Phế thì dồn xuống đường kinh (Âm dương thanh trọc luận).

 Nội kinh nói: Phế khí thông lên mũi, mũi điều hòa thì biết các mùi thơm, mùi hôi. Can khí thông ra mắt, mắt điều hòa thì biết rõ các màu đen, màu trắng. Tỳ khí thông ra miệng, miệng điều hòa thì biết vị của các thức ăn. Tâm khí thông ra lưỡi, lưỡi điều hào thì phân biệt được ngũ vị. Thận khí thông ra tai, tai điều hòa thì phân biệt được ngũ âm. Khí của Tam tiêu thông ra họng, họng điều hòa thì tiếng nói rõ (2 câu dưới là của Trương Khiết Cổ thêm vào, các y gia đều lấy tiền âm và hậu âm phối hợp với 7 khiếu. Dưới có 5 tạng, trên ứng với 9 khiếu. Trên là trên của thân người, thì lời Trương Khiết Cổ nói là hợp lý). Năm tạng không điều hòa thì chín khiếu không thông. Sáu phủ không điều hòa thì ngưng kết thành ung nhọt.

1. Trước tác của Triệu Hiến Khả, đời Minh, chuyên bàn về Mệnh môn hỏa.

Chúng tôi nghĩ rằng luận điểm này đã được người chép lại sách thêm vào cùng với 2 thiên IX, X.

2. Nội kinh gồm hai tập: Tố vấn và Linh khu.

3. Tinh của tiên thiên khi bẩm sinh và tinh của hậu thiên khí huyết.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 03, 2022, 01:20:04 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Một 02, 2019, 10:59:14 AM »

VI - HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ THÂN NGƯỜI

- Hỏi: Tạng có 5 mà phủ lại có 6 là tại sao?

- Đáp: Phủ có 6 là thêm Tam tiêu. Nó khác về chỗ chủ trị mọi khí, có tên mà không có hình. Đường kinh của Tam tiêu thuộc Thủ thiếu dương, là một phủ ở ngoài cho nên có 6 phủ.

- Hỏi: Nội kinh nói phủ có 5 mà tạng có 6 là tại sao?

- Đáp: Phủ không nói đến Tam tiêu, mà tạng thì nói đến cả hai Thận (Thận thủy và Thận hỏa).

- Hỏi: Sách nói: Tâm chủ về mùi, Thận chủ về dịch, Phế chủ về tiếng, mà tai là khiếu ở ngoài của Thận lại nghe tiếng, mũi là khiếu của Phế mà lại biết mùi là tại sao?

- Đáp: Phế thuộc phương tây hành kim, nhưng sinh ở Tị, Tị thuộc hỏa, hỏa là Tâm, Tâm chủ về mùi cho nên mũi biết mùi. Thận thuộc phương bắc hành thủy, nhưng sinh ở Thân, Thân thuộc kim, kim là Phế, Phế chủ về tiếng nên tai nghe tiếng.

- Hỏi: Bẩy xung môn ở đâu?

- Đáp: Môi là phi môn, răng là hộ môn, chỗ Hội yếm là hầu môn, vị là bí môn, miệng dưới dạ dày là u môn, chỗ đại tràng và tiểu trang giáp nhau là lan môn, chỗ ruột cùng là phách môn. Như vậy là 7 xung môn.

- Hỏi: Sách nói tám nơi hội là những nơi nào?

- Đáp: Nơi phủ hội là ở dạ dày (trên rốn 4 thốn). Nơi tạng hội là ở sườn cụt (huyệt Chương môn dưới sườn). Nơi cân hội là Dương lăng tuyền (chỗ lõm mé ngoài dưới gối 1 thốn). Nơi tủy hội là huyệt Tuyệt cốt (chỗ trên mắt cá ngoài 3 thốn). Nơi huyết hội là ở huyệt Cách du (ở dưới đốt xương sống thứ 7 ngang ra mỗi bên 1,5 thốn). Nơi xương hội là huyệt Đại trữ (ở đốt xương sống thứ nhất sau cổ ngang ra 1,5 thốn). Nơi mạch hội là ở huyệt Thái uyên (chỗ lõm sau nhăn ngang dưới bàn tay, gần chỗ Thốn khẩu). Nơi khí hội là Tam tiêu ở chính giữa phía trong hai vú (tức chỗ Đản trung). Bệnh nóng ở trong lấy khí huyệt ở chỗ khí hội (huyệt Cách du chỗ dưới đốt sống thứ 7, ngang ra 2 bên 1,5 thốn) (*).

- Hỏi: Mặt người ta quen chịu được khí lạnh là tại sao?

- Đáp: Đầu là nơi các kinh dương tụ hội, các kinh âm đi từ dưới chân lên đều đến cổ mà thôi, chỉ có các kinh dương đi lên đầu, vì vậy mặt quen chịu được lạnh (chỉ có kinh mạch Quyết âm đi đến đỉnh đầu, đây là nói đại lược đó thôi).

- Hỏi: Người ta có 3 hư 3 thực là như thế nào?

- Đáp: Mạch có hư có thực, là mạch Nhu (hư) và mạch Lao (thực).

 Bệnh có hư thực: Bệnh hoãn (mạn tính) là hư, bệnh cấp tính thường là thực.

 Xem bệnh chẩn đoán có hư thực: Ngứa là hư, đau là thực.

- Hỏi: Bệnh có người muốn được ấm, có người muốn được mát, có người không muốn tiếp xúc, có người lại thích tiếp xúc là tại sao?

- Đáp: Người bệnh muốn được mát và muốn tiếp xúc với người ta là bệnh ở phủ, muốn được ấm và không muốn tiếp xúc với ai là bệnh ở tạng.

- Hỏi: Tạng phủ có bệnh đều lấy huyệt Nguyên để chữa là tại sao?

- Đáp: Huyệt Nguyên là tôn huyệt của Tam tiêu, vì khí dừng lại ở đó nên gọi là huyệt Nguyên, cho nên khi tạng phủ nào có bệnh thì lấy huyệt Nguyên của tạng phủ ấy mà chữa. Lại nói: 6 phủ có Tam tiêu cũng như 6 kinh có đường kinh. Nếu không nói đến Tam tiêu thì là 5 phủ, không nói đến huyệt Nguyên thì là 5 kinh (6 phủ: Bàng quang, Đại tràng, Tiểu tràng, Đởm, Vị, Tam tiêu - 6 kinh: Tỉnh, Huỳnh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp).

- Hỏi: Tạng với phủ đều có các huyệt Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp, để chủ trị các bệnh nghĩa là thế nào?

- Đáp: Nội kinh nói: Nơi kinh khí bắt đầu đi ra là Tỉnh, nơi kinh khí chảy nhẹ là Huỳnh, nơi kinh khí dồn vào nhiều hơn là Du, nơi kinh khí đi qua là Kinh, nơi kinh khí hội họp cuối cùng là Hợp. Huyệt Tỉnh chủ trị bệnh dưới Tâm đầy, huyệt Huỳnh chủ trị thân nhiệt, huyệt Du chủ trị thân thể nặng nề, đau khớp; huyệt Kinh chủ trị ho, huyệt Hợp chủ trị khí nghịch, ỉa chảy. Đó là 5 huyệt chủ trị các bệnh.

* Câu này có lẽ thế này mới đúng: Bệnh nóng ở trong lấy huyết huyệt ở chỗ huyết hội (huyệt Cách du chỗ dưới đốt sống thứ 7, ngang ra 2 bên 1,5 thốn).
« Sửa lần cuối: Tháng Một 03, 2019, 10:00:24 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Một 03, 2019, 10:01:57 AM »

7 - TÓM TẮT NHỮNG ĐIỀU CỐT YẾU VỀ MẠCH HỌC

 Người bình thường mỗi lần thở ra mạch động 2 lần, mỗi lần thở vào mạch động 2 lần, vừa thở ra hít vào có khi mạch động 5 lần, vì hơi thở dài hơn. Như vậy là người không có bệnh (một lần thở ra mạch đi 3 tấc, một ngày một đêm gồm 13.500 hơi thở, ứng với mức mạch đi khắp toàn thân): một lần thở ra mạch động 1 lần, một lần hít vào mạch động 1 lần là thiếu khí (Mạch quyết cho mạch bại, Nạn kinh cho là mạch ly kinh, biểu hiện chứng khí suy). Một lần thở ra mạch động 3 lần, một lần hít vào mạch động 3 lần mà mau (Mạch quyết cho là mạch sác), gọi là bệnh ôn, mạch trơn là bệnh phong, mạch rít là bệnh lý (tê thấp). Một lần thở ra mà mạch động trên 4 lần là chết (Mạch quyết cho là mạch thoát, Nạn kinh cho là đoạt tinh). Mạch ngừng không chạy thì chết, mạch bỗng thưa, bỗng mau thì chết..

 Người bình thường bẩm khí ở Vị, người không có Vị khí (1) là mạch tượng trái thường, trái thường thì chết. Mùa xuân mạch có Vị khí thì hơi Huyền là bình thường, Huyền nhiều mà Vị khí ít thì tạng Can có bệnh, chỉ Huyền mà không có Vị khí là chết. Có Vị khí mà kiêm mạch Mao là mùa xuân thấy mạch mùa thu, dự đoán đến mùa thu sẽ phát bệnh, nếu mạch Mao nhiều quá thì sẽ phát bệnh ngay.

 Mùa hạ mạch có Vị khí là mạch hơi Câu (Hồng) là bình thường, Câu nhiều mà Vị khí ít là tạng Tâm có bệnh, chỉ Câu mà không có Vị khí thì chết. Có Vị khí mà kiêm mạch Thạch (trầm) là mùa hạ thấy mạch mùa đông, dự đoán sang mùa đông sẽ phát bệnh, nếu mạch Thạch nhiều quá thì phát bệnh ngay.

 Tiết Trưởng hạ (tháng 6 âm lịch), mạch có Vị khí mà hơi mềm yếu là mạch bình thường, mềm yếu nhiều mà Vị khí ít là tạng Tỳ có bệnh. Nhưng thấy mạch Đại (mạch đang nẩy lại ngừng đều) là không có Vị khí thì chết. Mạch có Vị khí mà kiêm thấy mạch trầm Thạch, dự đoán là sang mùa đông sẽ sinh bệnh, nếu mạch mềm yếu quá thì sẽ phát bệnh ngay.

 Mùa thu mạch có Vị khí mà hơi mao (nhẹ) là mạch bình thường, Mao nhiều mà Vị khí ít là tạng Phế có bệnh, chỉ Mao mà không có Vị khí thì chết. Mạch có Vị khí mà kiêm có mạch Huyền thì dự đoán là sang mùa xuân sẽ phát bệnh, nếu mạch Huyền nhiều quá thì sẽ phát bệnh ngay.

 Mùa đông mạch có Vị khí mà hơi Thạch (trầm) là bình thường. Thạch nhiều mà Vị khí ít là tạng Thận có bệnh, chỉ Thạch mà không có Vị khí là chết. Mạch có Vị khí mà kiêm mạch Câu thì dự đoán là sáng mùa hạ sẽ sinh bệnh, nếu mạch Câu nhiều quá thì sẽ phát bệnh ngay.


BÀN VỀ MẠCH SỐNG CHẾT (LUẬN TƯƠNG PHẢN)

 Bệnh Can mà thấy mạch Phế: Bệnh nhân nhắm mắt không muốn tiếp xúc với người thì nên thấy mạch Can: mạch cứng cấp mà dài. Trái lại, nếu thấy mạch Phế: nổi ngắn mà sít thì chết (nếu lại được mạch Tâm - tạng con giúp, thì bệnh không chữa cũng tự khỏi, nếu ghé được mạch Thận - có tạng mẹ ức chế, thì giằng dai lâu khỏi. Các tạng khác cũng theo đó mà đoán).

 Bệnh Tâm được mạch Thận: Bệnh nhân mở mắt mà khát, dưới Tâm hơi rắn thì mạch khẩn thực mà sác (chạy gấp mà chắc) là hợp. Nếu trái lại mạch trầm yếu và nhỏ là chết.

 Bệnh Phế mà thấy mạch to: Bệnh nhân nếu thổ huyết, ra máu cam, thì mạch phải trầm tế (nhỏ). Trái lại nếu mạch to mà rắn là chết (hỏa thắng tất kim suy, cho nên biết là chết).

 Bệnh Thận mà thấy mạch nhỏ: Bệnh nhân nói mê nói sảng, mình nóng thì mạch phải hồng đại (to), trái lại chân tay quyết lạnh mà mạch trầm tế (nhỏ bé) là chết, vì bệnh dương mà thấy mạch âm.

 Bệnh Tỳ hư mà thấy mạch thực: Bệnh nhân bụng to mà ỉa chảy thì mạch phải vi tế mà sắc (bé nhỏ và sít), trái lại mạch khẩn đại mà hoạt (mạch to trơn chạy gấp) thì chết.

* Tôi xét: Đại khái mạch hợp với bệnh là sống, mạch trái với bệnh là chết, ngũ hành tương sinh là tốt, tương khắc là xấu, mạch giằng co nhau là bệnh kéo dài (xem biểu chú thích về ngũ hành tương sinh tương khắc).

* Sách nói: Bộ âm mà thấy mạch dương (2) là vì dương lại tràn lấn âm, tuy mạch trầm sắc mà ngắn cũng là trong dương có phục âm. Bộ dương mà lại thấy mạch âm (3) là vì âm lại tràn lấn dương, tuy mạch phù hoạt mà dài cũng là trong âm có phục dương. Trùng dương thì cuồng, trùng âm thì điên.

 Dương thoát thì thấy ma quỷ, âm thoát thì mắt mờ. Lại nói: người ta hình thể yếu mà không thấy mạch bệnh thì sống; hình thể khỏe mà thấy có mạch bệnh thì chết, vì thân người phải lấy mạch làm chủ.


1. Mạch có Vị khí là mạch ấn vào mức trung bình mà chạy hòa hoãn mềm mại, có lực có thần (xem biểu chú thích các bộ mạch ở hai tay).

2. Bộ Xích mà thấy mạch Hồng, Hoạt, Thực, Huyền, Phù, Khẩn, Khâu.

3. Bộ Thốn mà thấy mạch Trầm, Vi, Trì, Phục, Sắc, Nhu, Nhược.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 20, 2019, 06:43:29 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Một 04, 2019, 10:03:15 AM »

8 - BIỆN LUẬN VỀ Y ÁN CHỮA BỆNH THƯƠNG HÀN (0)
(ngoại cảm)

 Bệnh ôn dịch với bệnh thương hàn thực giống nhau, nhưng cũng hơi khác. Nguyên là khí vận không điều hòa, do cái thắng truyền sang cái bất thắng. Tà khí từ ngoài bì mao sau vào thớ thịt, truyền biến khắp sáu kinh. Chia ra mà nói thì có âm, dương, biểu, lý, khác nhau, hợp lại mà trị thì chỉ có mấy phép thổ, hãn, hạ, ôn, giải, mà thôi.

 Đại khái người lao động vất vả, dầm sương dãi nắng, phần nhiều hay mắc bệnh, mà người âm dương thiên thắng ở trong cũng hay mắc bệnh. Nguyên nhân mắc bệnh có bốn loại, mà cái thiếu sót gây nên bệnh thì có nhiều loại khác nhau. Tại sao vậy?

 Người phong lưu thì sai sót vì ham muốn, người nghèo khổ thì thiếu sót về điều dưỡng, người khỏe mạnh mà mắc bệnh thì do sự thiên thắng (quá mức), người gầy yếu mắc bệnh vì thiên hư (suy nhược). Còn những kẻ bất trung bất hiếu, ăn ở thất đức mà sinh tai hại là lẽ tất nhiên, những bậc hiền nhân quân tử do thời khí lưu hành mà bỗng mắc bệnh gián hoặc cũng có. Bọn dung y không hiểu, thực cũng đáng thương !

 Cho nên người thầy thuốc phải lấy điều nhân làm đầu, lấy mạch làm căn cứ, mới hiểu rõ chân lý của âm dương hư thực, tình hình nóng lạnh thật giả. Như vậy thì dầu chết về số mệnh là vì tại trời, mà bệnh chết vì thời khí lưu truyền không phải tại ta. Nếu làm người thầy thuốc có trách nhiệm giữ tính mạng người mà học không tinh tường, biết không đến nơi đến chốn, nhà bệnh lâm sự chỉ nhờ ở dung y, cả thầy thuốc và nhà bệnh đều mơ màng, tức không bằng lời Ban công (1) đã nói "thà không dùng thuốc còn hơn).

 Tôi có chút học vấn không ngại quê hèn, đau lòng về đồng bào không có tội gì, theo cái sở kiến hẹp hòi của mình, phàm được những cái tâm truyền của đời trước, kết hợp với những cái lãnh hội được gần đây mà đã từng kinh nghiệm trong việc chữa bệnh cho nhà mình, cho làng xóm, cho nhân dân, được hơn 700 người khỏi. Tôi không dám giấu nghề để làm của riêng mình, xin đưa ra công bố với các bạn đồng nghiệp, ghi rõ lại sau đây, dám mong các bậc cao minh bổ chính cho.

* Hãy lấy dương chứng mà nói: tà lúc đầu xâm vào kinh Thái dương, lỗ chân lông bị lấp lại mà khí ở trong không tiết ra được thì thành phát sốt. Chứng này phát nóng sợ lạnh, nhức đầu đau mình, cứng xương sống mạch phù, có mồ hôi là chứng cảm gió. Lúc này tà còn ở biểu, nếu vội cho thuốc hạ lợi, phần lý bị hại trước mà tà khí vẫn không bị đụng chạm tới. Nếu vội cho thuốc bổ, thì tựa như đóng cửa giữ giặc lại, mà chính khí lại bị hại, phải nên cẩn thận.

 Tà qua kinh Thái dương mà vào kinh Thiếu dương, bệnh có chứng nóng rét qua lại, tai điếc lưỡi rêu, hoặc đại tiện hơi bí, hoặc tiểu tiện hơi đỏ, hoặc nôn ọe không ăn, hoặc khát nước đái đỏ, hoặc đại tiện phân vàng đỏ hơi đen, hoặc trên mình nổi mẩn phát ban, hoặc trong tâm nóng quá, hoặc nói nhiều như say rượu, hoặc tỉnh ngủ như ban ngày. Bệnh hiện ra hàng trăm chứng, xem lưỡi thì có 36 loại khác nhau. Đại để kinh này không có khiếu ra vào, chỉ nên hòa giải mà kiêm thanh nhiệt lương huyết, nên chú ý kiên tâm điều trị. Nếu khát lắm thì cho uống Dương sâm (để sống) cho đỡ khát. Nếu phát hãn cho ra mồ hôi nhiều thì hao tán chân âm, nếu hạ mạnh quá thì tràng vị suy bại, lại càng nên thận trọng.

 Tà qua kinh Thiếu dương rồi vào kinh Dương minh, lúc này không sợ rét mà lại sợ nóng, mê cuồng nói nhảm, cởi áo trèo cao, tinh thần hoảng hốt, thân thể rung giật, gân co lưỡi rụt, hoặc lưỡi hơi xanh xám, hoặc khô nhám như gai, hoặc răng môi khô nẻ, nhắm mắt trợn tròng, hoặc mặt đỏ chân lạnh, hoặc nhiệt quyết vong dương. Tóm lại, kinh này có nhiều bệnh chứng, biểu lý đều thành nhiệt cả. lúc này thì bổ thủy cũng không kịp, mà phát hãn thì tà đã vào sâu, hòa giải thì nối giáo cho giặc, ôn bổ thì như đẩy người xuống giếng. Vội vàng cấp cứu thì không gì bằng bảo tồn tân dịch. Muốn còn người thì phải trước tiên giữ vẹn tân dịch mới được.

(0) Trong bản sách chữ Hán ở Thư viện khoa học, thiên bàn về thương hàn cùng các thiên bàn về thủy hỏa (tiếp sau) đều chép vào sau thiên Kinh trị yếu lược về bệnh án. Nhưng trong bản dịch này, chúng tôi chuyển bệnh án vào sau, để các bài biện luận có tính cơ bản được liên tiếp nhau thành hệ thống (ND).

(1). Tức Ban Cố đời Hán nói: "Vô dược đắc Trung y" (không dùng thuốc cũng đáng được người thày thuốc trung bình) tự khỏi còn hơn.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 06, 2019, 10:43:11 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Một 04, 2019, 11:37:53 AM »

 Những dương chứng trên đây, nếu nên cho nôn mà dùng thuốc bổ là nhầm, nếu nên cho ra mồ hôi mà ôn tán lại càng nhầm (1), nếu nên hạ lợi mà không cho xổ ra thì lại càng nhầm to hơn nữa. Than ôi! Dung y không biết tà ở nông hay ở sâu; tà ở nông thì phát tán ra là chủ yếu, nhưng không biết đã âm hư mà lại thăng dương phát tán thì âm càng hư thêm, âm dịch tiêu hao thì mồ hôi lại càng không ra được. Là vì mồ hôi ra được là nhờ ở phần âm (tân dịch), cũng như nắng lâu gặp được mưa rào, cây cỏ đều nhờ mưa móc mà tươi lại. Cho nên rồng ra ở bể lớn mà vụt vậy mưa to. Tà ở trong thì lấy công hay bổ làm chủ yếu, nhưng không biết bệnh đã thực mà lại còn ôn bổ thì không khác gì giúp sức cho kẻ ác làm càn. Vả lại nếu không bổ thì công mà dùng thuốc xổ quá mạnh, khác gì không biết rằng của cải trong nhà, kẻ gian đã lấy mất, mà lại bỏ đi để kẻ gian thoát ra cổng sau, rồi lại đi đánh lẫn người nhà mình, mà kẻ gian không hề sao cả. Lại như trộm đã vào sâu, mà không biết mở cửa sau để đuổi ra, như thế đều là không biết chữa bệnh lục dâm (ngoại cảm), huống hồ còn nói đến chữa chứng dịch to lớn được ư?

 Lại xin nói về chứng bệnh của kinh âm (2). Đại khái chứng âm mà tựa chứng dương thì mạch trầm mà hơi hoãn, kèm thêm đại tiện tự lợi là chứng không có hỏa thì dùng cổ phương Bát vị hoàn, có sợ gì Quế, Phụ tử là cay nóng. Chứng hư tựa như chứng thực mà hình thể suy yếu, tinh thần hôn mê, mạch phù hồng thì tất là trước dùng lầm thuốc hàn lương để đến nỗi nguyên dương hư thoát. Biết rõ là hàn tà trực trúng thì tất phải dùng các thang Lý trung, Tứ nghịch, bản tạng hư hàn thì sao lại không dùng Lục vị hồi dương để thêm sức nóng. Cho đến các thang Lý âm, Ngũ tích, Lục vị, Toàn chân, thì đối với các chứng thủy thiếu âm hư là thuốc thích hợp; Đại bổ, Thập toàn, Hồi dương, Nhất khí thì đối với chứng khi hư huyết tổn là thích ứng để chọn dùng.

 Các âm chứng nói trên, nếu chậm trễ bỏ lỡ thời cơ, hoặc dùng thuốc hàn lương thì thật là giết người không gươm giáo, lại càng nên cẩn thận.

 Vậy có các phương thuốc trình bày sau đây:

 Tôi lập Đãng khấu thang thông trị các chứng nhiệt:

Sinh địa: 3 đồng cân

Mộc thông: 1 đồng cân

Chi tử: 1 đồng cân

Huyền sâm: 2 đồng cân

Sài hồ: 1 đồng cân

Cam thảo: 1 đồng cân

Hoàng cầm 1,5 đồng cân, Gừng sống, Hành trắng làm thang.

 Gia giảm:

- Nếu nhức đầu nhiều thì gia Thạch cao (nấc cụt cũng vậy).

- Nói nhiều mắt đỏ, mạch hồng thì gia Hoàng liên.

- Đau khắp mình mẩy, thì gia Độc hoạt.

- Tiểu tiện bí, đại tiện khó đi, thì gia Đại hoàng sao.

- Thân thể phát ban tựa sởi, thì gia Liên kiều.

- Khát nhiều thì gia Cát căn.

- Ăn ít đói, nôn mửa, gia Huyền minh phấn.

- Lưỡi có rêu trắng, gia Lá tre làm thang.

- Môi khô, lưỡi ráo, gia Mạch môn.

- Nhiệt quyết, nói sảng, gia Hoàng liên.

- Đau bụng kết ở TTTg ngực, gia Đại hoàng, Chỉ thực.

* Cố nguyên thang thông trị các bệnh về khí:

Sâm: 4 đồng cân

Chích thảo: 1 đồng cân

Can khương: 1 đồng cân

Quế: 4 phân

Đương quy: 2 đồng cân

Trần bì: 1 đồng cân

Phụ tử chế: 1 đồng cân

Táo nướng làm thang.

 Gia giảm:

- Nếu ăn ít, ỉa chảy, thì bỏ Đương quy, gia Trạch tả 1 đồng cân.

- Nôn mửa ra thức ăn, gia Gừng sống, Hoắc hương.

- Nhức đầu gia Ngưu tất.

- Đau mình gia Đỗ trọng

- Khát thì gia Ngũ vị tử.

- Lưỡi đen mà trơn thì bội Quế.

- Nấc cụt thì mài thêm Đinh hương, Đậu khấu.

- Môi khô lưỡi ráo, bỏ Trần bì, gia Ngũ vị tử, Thục địa nướng.

- Đau bụng ưa nóng, thích ấn nắn, gia Mộc hương, Trầm hương, Kỳ nam.

- Không có mồ hôi, gia Thục địa.

- Nhiều mồ hôi, gia Quế chi.

 Đại để, không kể là chứng hàn hay chứng nhiệt. Nội kinh nói: "Thương hàn 3 ngày không ra được mồ hôi thì chết" nếu bệnh nhân nhiệt thì dùng huyết dược, lương dược để phát tán ra. Bệnh hàn thì dùng ôn dược để phát tán ra, nên dùng dần dần thì tốt. Lại có một cách chữa bệnh sốt, dùng lá Tía tô nấu cháo nóng trộn vào cho ăn một bát, rồi đắp chăn dầy, để mồ hôi ra suốt người là khỏi.

(1) Bệnh ôn nhiệt không có mồ hôi mà sợ nóng thì phải dùng thuốc mát để cho ra mồ hôi nhẹ (lương tán) và thanh nhiệt.

(2) Ở đây tác giả không nói đến 3 kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm như Thương hàn luận.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 06, 2019, 10:34:34 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1] 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn